heo_con3913

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae
PHẦN MỞ ĐẦU
Trong bộ máy nhà nước, Chính phủ là cơ quan được lập ra để tổ chức thực hiện quyền lực nhà nước trên thực tế, tiến hành hoạt động quản lý, điều hành và đứng đầu hệ thống cơ quan hành chính nhà nước. Tuy nhiên, vị trí, tính chất, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn cũng như mô hình tổ chức và hình thức hoạt động của Chính phủ của các nhà nước khác nhau và ngay trong một nhà nước nhưng ở các giai đoạn lịch sử khác nhau cũng có những khác biệt nhất định. Do vậy mỗi lần thay đổi hay sửa đổi Hiến pháp – Việt Nam, thì việc xác định lại vị trí, vai trò của Chính phủ - cơ quan hành pháp lại nổi lên một cách gay gắt. Vì vậy em xin chọn câu hỏi : “Vị trí, tính chất, chức năng của Chính phủ qua bốn bản Hiến pháp Việt Nam ” để làm rõ hơn về Chính phủ nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

------

PHẦN NỘI DUNG
I. Khái niệm Chính phủ
Qua bốn bản hiến pháp nhà nước ta kể cả lần sửa đổi của năm 2001, có tới năm định nghĩa khác nhau về Chính phủ, mỗi lần thay đổi hiến pháp lại có sự thay đổi về mặt ngôn từ .
Nhưng suy cho cùng thì định nghĩa của Hiến pháp năm 1946 – Hiến pháp đầu tiên của Nhà nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa được thông qua dưới sự chỉ đạo một cách sát sao của Chủ tịch Hồ Chí Minh là có phần đúng và nhất là có phần cô đọng hơn cả :
“ Cơ quan hành chính cao nhất của toàn quốc là Chính phủ Việt Nam Dân chủ cộng hòa ” ( Điều 43 – Hiến pháp năm 1946 ). Hay có thể đọc ngược lại mà ý nghĩa của quy phạm vẫn không có gì thay đổi : Chính phủ là cơ quan hành chính Nhà nước cao nhất của nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa .
Qua mỗi bản Hiến pháp Chính phủ lại được gọi với những tên gọi khác nhau : Hiến pháp năm 1946 gọi là Chính phủ, Hiến pháp năm 1959 gọi là Hội đồng Chính phủ, đến năm 1980 lại được gọi là Hội đồng Bộ trưởng và cuối cùng từ bản Hiến pháp năm 1992 cho tới nay đã đổi lại gọi chính thức là Chính phủ .
II. Vị trí, tính chất, chức năng của Chính phủ qua bốn bản Hiến pháp
1. Vị trí, tính chất của Chính phủ
Theo điều 1 – Luật tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001 thì “Chính phủ là cơ quan chấp hành của Quốc hội, cơ quan hành chính nhà nước cao nhất của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Chính phủ thống nhất quản lý việc thực hiện các nhiệm vụ chính trị, kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh và đối ngoại của Nhà nước; bảo đảm hiệu lực của bộ máy nhà nước từ trung ương đến cơ sở; bảo đảm việc tôn trọng và chấp hành Hiến pháp và pháp luật; phát huy quyền làm chủ của nhân dân trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, bảo đảm ổn định và nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân.
Chính phủ chịu trách nhiệm trước Quốc hội và báo cáo công tác với Quốc hội, Uỷ ban thường vụ Quốc hội, Chủ tịch nước” . Và theo điều 109 Hiến pháp 1992 “ Chính phủ là cơ quan chấp hành của Quốc hội, cơ quan hành chính Nhà nước cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ”. Qua hai điều trên ta thấy Chính phủ vừa là cơ quan chấp hành của Quốc hội, vừa là cơ quan hành chính nhà nước cao nhất .
Chính phủ là cơ quan chấp hành của Quốc hội thể hiện ở :

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 

phuc96

New Member
Re: Tiểu luận Vị trí, tính chất, chức năng của Chính phủ qua bốn bản Hiến pháp Việt Nam

a/c ơi cho e xin bài đầy đủ đủ được k ạ ? :) :grin:
 

daigai

Well-Known Member
link mới cập nhật, mời các bạn xem lại bài đầu để tải
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
O Ứng dụng phương pháp phân tích đa chỉ tiêu và GIS trong đánh giá tính hợp lý về vị trí không gian củ Khoa học Tự nhiên 0
N Vấn đề bảo vệ tính riêng tư trong các dịch vụ dựa trên vị trí Hệ Thống thông tin quản trị 0
H Tiểu luận: vị trí, tính chất, chức năng của Quốc hội Việt Nam Luận văn Luật 2
H [Free] Tiểu luận Vị trí, tính chất, vai trò của chủ tịch nước trong bộ máy nhà nước theo pháp luật h Tài liệu chưa phân loại 0
F Vị trí, tính chất, vai trò của Quốc hội qua các thời kì phát triển Tài liệu chưa phân loại 2
H Vị trí, tính chất, chức năng của Hội đồng nhân dân theo pháp luật hiện hành Tài liệu chưa phân loại 2
D Ảnh hưởng của vị trí địa lí của Singapore đối với phát triển kinh tế xã hội Văn hóa, Xã hội 0
D Xây dựng bản mô tả công việc và khung năng lực vị trí việc làm tại phòng tài nguyên và môi trường huyện Tân Yên tỉnh Bắc Giang Luận văn Kinh tế 1
D Nghiên cứu ảnh hưởng của vị trí gây tê và tư thế sản phụ trong gây tê tủy sống bằng bupivacain 0,5% Y dược 0
C Nghiên cứu và xây dựng chỉ tiêu đánh giá thực hiện công việc cho một số vị trí điển hình của cán bộ Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top