galaxy_angel

New Member
Download miễn phí Tiểu luận

MỤC LỤC

I. ĐẶT VẤN ĐỀ. 1
II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ. 1
1.Vị trí của tòa án nhân dân trong bộ máy nhà nước. 1
2. Những nguyên tắc chủ yếu về tổ chức và hoạt động của Tòa án nhân dân. 1
III. KẾT BÀI. 8
I. ĐẶT VẤN ĐỀ.

Ở nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, bộ máy nhà nước được tổ chức theo nguyên tắc tập trung quyền lực có sự phân công và có sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện ba quyền: lập pháp, hành pháp, tư pháp. Thực hiện quyền tư pháp mà chủ yếu là quyền xét xử là một trong những chức năng rất quan trọng của Nhà nước Việt Nam và được giao cho Tòa án nhân dân. Để bảo đảm cho tòa án xét xử khách quan, đúng người, đúng tội, đúng pháp luật, đảm bảo cho các bị cáo và đương sự bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ thì nhà nước cần đưa ra các nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Tòa án nhân dân sao cho phù hợp với thiết chế xã hội chủ nghĩa.
II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ.
1.Vị trí của tòa án nhân dân trong bộ máy nhà nước.
Tòa án nhân dân tối cao, các tòa án nhân dân địa phương, các Tòa án dân sự và các Tòa án khác do luật định là những cơ quan xét xử của nước Công hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Tòa án xét sử những vụ án hình sự, dân sự, hôn nhân và gia đình, lao động, kinh tế, hành chính và giải quyết những việc khác theo quy định của pháp luật.
Trong phạm vi chức năng của mình, Toà án có nhiệm vụ bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa; bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa và quyền làm chủ của nhân dân; bảo vệ tài sản của Nhà nước, của tập thể; bảo vệ tính mạng, tài sản, tự do, danh dự và nhân phẩm của công dân. Bằng hoạt động của mình, Tòa án góp phần giáo dục công dân trung thành với tổ quốc, chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật, tôn trọng những quy tắc của cuộc sống xã hội, ý thức đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm, các vi phạm pháp luật khác.
2. Những nguyên tắc chủ yếu về tổ chức và hoạt động của Tòa án nhân dân.
Các nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Tòa án nhân dân có thể được xem xét dưới những góc độ khác nhau và có thể được phân chia thành nhiều loại khác nhau theo những tiêu chuẩn, dấu hiệu khác nhau. Vậy những nguyên tắc chủ yếu cho việc tổ chức và hoạt động của Tòa án nhân dân bao gồm những nguyên tắc nào?
a) Nguyên tắc bổ nhiệm thẩm phán và bầu hội thẩm nhân dân
Ở Việt Nam, trước đây chúng ta thực hiện chế độ bổ nhiệm thẩm phán. Nhưng từ năm 1960 đến trước khi có Hiến pháp năm 1992 chế độ bầu cử thẩm phán đã được thực hiện ở các cấp Tòa án nhân dân.
Nguyên tắc này đã được quy định ngay từ Hiến pháp 1946: “Các viên thẩm phán đều do Chính phủ bổ nhiệm” (Điều 64).
Theo chế độ bầu cử thẩm phán có những ưu điểm là đảm bảo cho nhân dân lao động trực tiếp thực hiện quyền dân chủ trong việc lựa chọn những người có trình độ chuyên môn, pháp lý, đạo đức thay mặt mình xét xử được công minh, bảo vệ được lợi ích Nhà nước, lợi ích tập thể, lợi ích chính đáng của công dân. Tuy nhiên, hơn 30 năm thực hiện nguyên tắc bầu thẩm phán đã bộc lộ những nhược điểm là do lệ thuộc về tổ chức nên hoạt động xét xử của các tòa án cũng chịu sự áp đặt từ phía địa phương làm cho tính độc lập khi xét xử của toà án bị hạn chế. Do đó để các tòa án thực hiện được nguyên tắc độc lập khi xét xử, sự cần thiết phải được độc lập trong tổ chức. Vì vậy, Hiến pháp 1992 tại Điều 128 quy định: Chế độ bộ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức và nhiệm kì của thẩm phán do luật định. Theo quy định của “Luật tổ chức tòa án nhân dân” năm 2002 thì: Chủ tịch nước bãi nhiệm, miễn nhiệm cách chức đối với thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao (kể cả tòa án quân sự Trung ương) còn chánh án, phó chánh án, thẩm phán của Tòa án nhân dân địa phương và Tòa án quân sự từ cấp quân khu trở xuống do chánh án Tòa án nhân dân tối cao bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức.
Nhiệm kỳ của Chánh án, Phó chánh án và thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao, chánh án, phó chánh án và thẩm phán tòa án nhân dân địa phương, tòa án quân sự là 5 năm.
Đối với hội thẩm nhân dân được thực hiện theo chế độ bầu hay cử. Hội thẩm toà án nhân dân địa phương do hội đồng nhân dân cùng cấp bầu theo sự giới thiệu của uỷ ban Măt trận Tổ quốc cùng cấp và do hội đồng nhân dân cùng cấp miễn nhiệm, bãi nhiệm theo đề nghị của cơ quan chánh án tòa án nhân dân.
Hội thẩm quân nhân tòa án quân sự quân khu và tương đương do Chủ nhiệm Tổng cục chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam cử theo sự giới thiệu của cơ quan chính trị quân khu, quân đoàn, quân chủng, Tổng cục hay cấp tương đương và do Chủ nhiệm Tổng cục chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam miễn nhiệm, bãi nhiệm theo đề nghị của chánh án tòa án quân sự quân khu và tương đương sau khi thống nhất với cơ quan chính trị quân khu, quân đoàn, quân chủng, tổng cục hay cấp tương đương.
Hội thẩm quân nhân tòa án quân sự khu vực do chủ nhiệm chính trị quân khu, quân đoàn, quân chủng, tổng cục hay cấp tương đương cử theo sự giới thiệu của cơ quan chính trị sư đoàn hay cấp tương đương và do chủ nhiệm chính trị quân khu, quân đoàn, quân chủng, tổng cục hay cấp tương đương miễn nhiệm, bãi nhiệm theo đề nghị của chánh án tòa án quân sự khu vực sau khi thống nhất với cơ quan chính trị sư đoàn hay cấp tương đương.
Nhiệm kỳ của hội thẩm nhân dân tòa án nhân dân địa phương, hội thẩm quân nhân là 5 năm.
b) Nguyên tắc khi xét xử có hội thẩm nhân dân ( hội thẩm quân nhân ) tham gia, hội thẩm ngang quyền với thẩm phán.
Từ năm 1946 đến nay trong các bản Hiến pháp của nước ta và trong các Luật tổ chức Tòa án năm 1960, 1981, 1992 đều quy định về sự tham gia của hội thẩm trong quá trình xét xử của Tòa án và khi xét xử hội thẩm ngang quyền với thẩm phán. Đối với những hội thẩm nhân dân theo luật tổ chức Tòa án nhân dân năm1992 vẫn theo chế độ tuyển cử như trước. Các hội thẩm nhân dân, Tòa án nhân dân tối cao, các hội thẩm quân nhân Tòa án quân sự được cử, còn các hội thẩm nhân dân Tòa án nhân dân địa phương do hội đồng nhân dân cùng cấp bầu ra, miễn nhiệm, bãi nhiệm.
Luật quy định hội thẩm chỉ được tham gia hội đồng xét xử sơ thẩm chứ không được tham gia hội đồng xét xử phúc thẩm, giám đốc thẩm.
Khi tham gia xét xử, hội thẩm bình đẳng với thẩm phán trong việc giải quyết các vấn đề phát sinh khi xét xử. Có quyền ngang với thẩm phán. Khi xét xử các thành viên trong hội đồng xét xử đều có quyền đưa ra thảo luận tất cả những vấn đề quan trọng cần giải quyết tại phiên tòa, có quyền tham gia xét hỏi và nghị án, mọi quyết định đều được biểu quyết theo đa số.
Để đảm bảo tính công bằng, bình đẳng của pháp luật việc xét xử không chỉ có những người chuyên môn mà còn có cả thay mặt từ phía nhân dân, Hiến pháp quy định: “ Việc xét xử của Tòa án nhân dân có hội thẩm nhân dân, của Tòa án quan sự có hội thẩm quân nhân tham gia theo quy định của pháp luật. Khi xét xử hội thẩm ngang quyền với thẩm phán ” ( Theo điều 129 ).
Hội thẩm nhân dân là những người lao động, công tác ở cơ sở, thay mặt nhân dân lao động tham gia hoạt động xét xử của Tòa án, đảm bảo cho việc xét xử đúng đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước, phù hợp với nguyện vọng và quan điểm của nhân dân, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ.
Hiện nay điều 37 Luật tổ chức Tòa án nhân dân năm 1992 và pháp lệnh về thẩm phán và hội thẩm đã quy định rõ tiêu chuẩn của hội thẩm, nhưng trong thực tế sự tham gia xét sử của hội thẩm còn mang tính hình thức, làm hạn chế hiệu quả công tác xét xử của Tòa án. Cho nên, môt vấn đề đặt ra hiện nay là phải nâng cao trình độ nghiệp vụ của hội thẩm để đảm bảo cho hội thẩm bằng chính năng lực của mình có thẻ ngang quyền với thẩm phán khi xét xử.

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 

Reborn2011

New Member
Re: Tiểu luận Vị trí của tòa án nhân dân trong bộ máy nhà nước và những nguyên tắc chủ yếu về tổ chức và hoạt động của tòa án nhân dân

Thanks ad

[ Post bai thong qua Mobile ]
 

tctuvan

New Member
Re: [Free] Vị trí của tòa án nhân dân trong bộ máy nhà nước và những nguyên tắc chủ yếu về tổ chức và hoạt động của tòa án nhân dân

link mới cập nhật, mời bạn xem lại bài đầu để tải nhé
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Ảnh hưởng của vị trí địa lí của Singapore đối với phát triển kinh tế xã hội Văn hóa, Xã hội 0
D Nghiên cứu ảnh hưởng của vị trí gây tê và tư thế sản phụ trong gây tê tủy sống bằng bupivacain 0,5% Y dược 0
C Nghiên cứu và xây dựng chỉ tiêu đánh giá thực hiện công việc cho một số vị trí điển hình của cán bộ Luận văn Kinh tế 0
B Vị trí, vai trò của nguyên vật liệu trong các doanh nghiệp sản xuất Luận văn Kinh tế 0
G Vị trí, vai trò của công tác quản lý giá thành và ý nghĩa của việc hạ thấp giá thành sản phẩm Luận văn Kinh tế 0
N Vị trí của ngành công nghiệp trong giai đoạn 2001 - 2005 Luận văn Kinh tế 0
D Nhìn nhận thêm về vị trí của Vũ Đình Long (1896 - 1960) trong lịch sử văn học Văn hóa, Xã hội 0
H Tìm vị trí gắn kết trên phân tử DNA và protein của các phân tử nhỏ bằng phương pháp AB-INITIO Luận văn Sư phạm 0
L Vị trí của tục ngữ trong mối quan hệ với một số thể loại FOLKLORE và văn học thành văn Văn hóa, Xã hội 0
H Thử nghiệm dự báo vị trí và thời gian đổ bộ của bão vào bờ biển Việt Nam trước 3 đến 5 ngày bằng mô Môn đại cương 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top