Download Luận văn Văn hoá làng vùng đồng bằng và ven biển Nghệ An

Download miễn phí Luận văn Văn hoá làng vùng đồng bằng và ven biển Nghệ An





Văn hoá làng vùng đồng bằng và ven biển Nghệ An đã có từ ngàn năm. Đó là văn hoá của chính những con người lao động sáng tạo ra, từ phong tục tập quán, tín ngưỡng đến văn hoá các gia đình, dòng họ với những con người hiếu học, những cá nhân khởi đột thành danh đã làm rạng rỡ cho làng, cho dân tộc. Sức sống lâu bền của làng ở vùng đồng bằng và ven biển Nghệ An chính là do những con người của làng đã sáng tạo ra văn hoá từ trong lao động sản xuất, trong sinh hoạt mà trong kho tàng văn hoá văn nghệ dân gian đã chứng minh rất rõ điều đó. Từ ý niệm về trời đất, thần linh rồi những tập tục trong sinh hoạt .
 
được thông qua trí tưởng tượng tạo nên cho người dân làng xã ở đây một đời sống, tâm hồn phong phú. Qua việc ứng xử giữa con người với con người, con người với vạn vật thể hiện trong lễ hội lại càng thấy rõ hơn về giá trị văn hoá làng của một vùng quê xứ Nghệ. Làng ở đây là một thể chế quản lý vừa ràng buộc, vừa dân chủ bằng một hệ thống hương ước, khoán ước. Nhờ vậy mà phong tục của làng không bị mất đi mà chỉ biến đổi theo lịch sử phát triển của xã hội. Chưa có thể nói chính xác làng và văn hoá làng ở đồng bằng và ven biển Nghệ An có từ thời gian nào. Chỉ biết rằng nó được hình thành từ rất lâu, không bị phong hoá bởi thời gian. Nó trường tồn trong văn hoá dân tộc Việt Nam , làm cho văn hoá Việt Nam càng thêm phong phú và đa dạng.
 



Để tải bản DOC Đầy Đủ xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.

Tóm tắt nội dung:

g tâỷ uế, lễ yết cáo, lễ chính tế dâng hương tại đền và lăng mộ, lễ tại di tích. Trong lễ hội có các trò chơi: đốt pháo bông, biểu diễn văn
nghệ, hát chầu văn, lễ rước các loại kiệu: kiệu rước phong sắc của vua ban, kiệu rước bằng công nhận di tích lịch sử văn hoá của Bộ Văn hoá Thông tin cấp, chọi gà, cờ người, cờ thẻ, đấu vật, kéo co, bóng đá, bóng chuyền, đi tham quan lăng mộ Nguyễn Sư Hồi, bãi biển cửa lò, núi Cờ, núi Kiếm, núi Voi.
Lễ hội đền Vạn Lộc ở phường Nghi Tân (thi xã Cửa Lò). Lễ hội diễn ra trong hai ngày 14-15 tháng giêng âm lịch hàng năm để tưởng nhớ Nguyễn Sư Hồi- người có công trấn giữ vùng biển và lập ra làng Vạn Lộc ngày nay.Lễ hội có các lễ: Lễ khai Quang tẩy uế, lễ yết cáo, lễ rước phong sắc bài vị của Thái Uý Nguyễn Sư Hồi, lễ rước kiệu ảnh Bác Hồ, rước bằng công nhận di tích lịch sử văn hoá, lễ tạ. Sau lễ là các trò chơi hoạt động văn hoá như cắm trại, chơi cờ thẻ, cờ người, đu tiên, chọi gà, bóng chuyền, biểu diễn văn nghệ, đua thuyền trên sông, biển.
Lễ hội dòng họ Hồ ở xã Quỳnh Đôi (Quỳnh Lưu). Lễ hội diễn ra tại nhà thờ họ Hồ vào các ngày 11-12 tháng giêng âm lịch hàng năm để tưởng niệm các bậc tiên liệt của dòng họ là những vị đại khoa, những người khai cơ làng Quỳnh "tơ lụa thủ khoa ba đời" Hồ Hân, tiến sĩ Hồ Ước, tiến sĩ Đông Các đại học sĩ - thượng thư Duệ quân công Hồ Sỹ Dương, tiến sĩ thượng thư Quận Công Hồ Phi Tích, tiến sĩ Hồ Sỹ Tân, tham đốc ngự sử - ban quận công Hồ Sĩ Đống, nhà yêu nước Hồ Học Lãm, chiến sỹ cộng sản tiền bối Hồ Tùng Mậu...
Đến ngày lễ hội tổ họ, con cháu dòng họ từ mọi miền tổ quốc về làm lễ yết bái tổ tiên. Lễ yết bái được tiến hành theo nghi lễ tế thần truyền thống của dân tộc.Trong lễ hội diễn ra nhiều sinh hoạt văn hoá tốt đẹp như: ôn lại công tích của các vị tổ tiên, cùng nhau noi gương sáng của tổ tiên, và báo công với tổ tiên. Học hỏi trau dồi kinh nghiệm trong công tác, trong học tập, lao động, sản xuất. Động viên nhau phát huy truyền thống tốt đẹp của cha ông. Sinh hoạt của lễ hội đã trở thành những ngày hội văn hóa của dòng họ, làm phong phú thêm văn hóa làng Quỳnh.
Lễ hội dòng họ Nguyễn Cảnh ở Tràng Sơn (Đô Lương). Lễ hội diễn ra tại nhà thờ đại tôn dòng họ vào ngày 15 tháng3 âm lịch của năm Giáp (10 năm một lần) để tưởng nhớ các bậc tiên tổ như thái phó Trấn Quốc Công Nguyễn Cảnh Hoan và các vị quận công khác cuả dòng họ là những danh tướng đã có công với dân với nước trong sự nghiệp "bảo quốc hộ dân" ở các thế kỷ XV, XVIII.
Lễ hội có các lễ: yết cáo, đại tế , lễ tạ. Sau lễ có các trò chơi: đánh cờ, chọi gà, đánh đu, đấu võ, múa lân...
Lễ hội Làng Sen.
Lễ hội chào mừng ngày sinh Bác Hồ kính yêu (19/5). Lễ hội diễn ra từ 2 đến 5 ngày tuỳ từng năm. Năm lẻ (mỗi năm một lần) có quy mô cả tỉnh ở Nghệ An. Năm chẵn(3 đến 5 năm một lần) quy mô toàn quốc. Lễ chính của lễ hội là dâng hương, hoa và báo công tại nhà tưởng niệm chủ tịch Hồ Chí Minh tại xã Kim Liên, huyện Nam đàn. Phần hội có các nội dung: diễu hành từ thành phố Vinh lên quê ngoại, quê nội Bác Hồ ở làng Sen, lễ mít tinh khai mạc, các đơn vị về dự hội biểu diễn văn nghệ, thi nét đẹp làng Sen, thi sắc phục dân tộc. Dạ hội uống rượu cần, múa hát lăm vông, hội cồng chiêng, hát khắp luống, du thuyền trên sông Lam, chiếu phim, biểu diễn nghệ thuật, triển lãm trên di tích danh thắng.
Lễ hội Sông Nước ở thị xã Cửa Lò. Lễ hội có: dâng hương tại đền Vạn Lộc, rước đuốc từ đền Vạn Lộc về công viên Hoa Cúc Biển, lễ khai mạc mùa du lịch biển. Phần hội có các nội dung đua thuyền, giao lưu văn nghệ thể thao, triển lãm trưng bày các văn hoá phẩm...
Ngoài ra còn có các lễ hội đón rước bằng công nhận làng văn hoá của UBND tỉnh Nghệ An tặng và lễ hội đón bằng công nhận di tích lịch sử văn hóa do Bộ Văn hoá Thông tin cấp cho các làng, các đơn vị, các dòng họ đạt tiêu chuẩn.
Các lễ hội nói trên đều có lễ mít tinh , báo cáo thành tích, lễ trao và nhận bằng. Có vui văn nghệ thể thao sôi nổi, vui vẻ và đầy ấn tượng.
Trên đây là những lễ hội tiêu biểu ở các làng vùng đồng bằng và ven biển Nghệ An. Đặc điểm của lễ hội ở đây vừa có lễ hội truyền thống vừa có lễ hội mới. Trong lễ hội truyền thống có lễ hội về di tích lịch sử như lễ hội đền Cuông, lễ hội đền Quả Sơn, lễ hội đền Hồng Sơn, lễ hội đền Mai Hắc Đế, đền Đức Hoàng, đền thờ Trần Trùng Quang, lễ hội đền Vạn Lộc. Có lễ hội tín ngưỡng dân gian như: lễ hội đền Cờn, lễ hội rước hến, lễ hội cầu ngư. Có lễ hội dòng họ như lễ hội dòng họ Hồ, lễ hội dòng họ Nguyễn Cảnh, lễ hội đền thờ Nguyễn Xí. Có lễ hội tôn giáo như lễ hội chùa Cần Linh, lễ hội Noel...
Trong lễ hội mới có lễ hội làng Sen, lễ hội Sông Nước ở Cửa Lò, lễ hội đón rước bằng công nhận làng văn hoá, lễ hội đón rước bằng công nhận di tích lịch
sử văn hoá. Phần lớn lễ hội truyền thống ban đầu chỉ có lễ, phần hội rất mờ nhạt. Ngược lại, lễ hội mới chủ yếu là phần hội, phần lễ chỉ là mít tinh, hội họp...
Nhiều lễ hội có quy mô vùng như lễ hội đền Cuông, lễ hội đền thờ Mai Hắc Đế, lễ hội đền quả Sơn, lễ hội đền Cờn, lễ hội đền Hoàng Mười, lễ hội đền Hồng Sơn.
Nhìn chung lễ hội ở các làng đồng bằng và ven biển Nghệ An không nhiều bằng lễ hội ở các vùng đồng bằng Bắc bộ và không có những lễ hội kéo dài ngày như một số lễ hội của vùng đồng bằng Bắc bộ. Nhưng tính cộng cảm, cộng mệnh ở các lễ hội ở đây nói chung rất mạnh, rất cao. Đó cũng là những đặc trưng tiêu biểu của văn hoá lễ hội ở Nghệ An.
2.5. Dòng họ và văn hoá dòng họ
2.5.1. Dòng họ
Theo ý kiến của nhiều nhà khoa học xã hội và nhân văn thì dòng họ của người Việt có từ khi xã hội Việt Nam phân chia thành giai cấp.
Dòng họ của người Việt Nam là một gia đình mở rộng ; một đại gia đình
(gồm nhiều gia đình) cùng huyết thống .
Về mặt sinh học, họ là những người xuất phát từ một bào thai sinh ra, thường gọi là "đồng bào".
Nói một cách cụ thể là: Gia đình, cha mẹ sinh ra các con để thành gia đình hai thế hệ. Đến khi các con lấy vợ sinh con mà cha mẹ còn sống lên chức ông bà, đó là gia đình ba thế hệ và cứ tiếp tục đến gia đình 4,5,6,7,... thế hệ tức là họ (dòng họ).
Về mặt lịch sử xã hội: dòng họ là một thành tố xây nên làng xã Việt Nam. Vì vậy lịch sử dòng họ cũng là lịch sử hình thành của làng xã. Nói cách khác, văn hoá gia đình, văn hoá dòng họ là cội nguồn của văn hoá Việt Nam.
Về mặt văn hoá tâm linh: họ là đơn vị cộng cảm mà đỉnh cao là tục thờ phụng tổ tiên với nhiều ràng buộc lại với nhau. Vì thế, họ Việt Nam gắn liền với tín ngưỡng thờ phụng tổ tiên.
2.5.2 Văn hoá dòng họ và những dòng họ tiêu biểu ở vùng đồng bằng và ven biển Nghệ An.
Nói đến văn hoá dòng họ là phải nghĩ đến những truyền thống về trình độ
học vấn, học vị, bằng cấp dưới các chế độ thi cử của các hình thái xã hội .Đồng
thời cũ...
 

Các chủ đề có liên quan khác

Top