daigai

Well-Known Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối

1. Cấu trúc nhà truyền thống
I Nguyên liệu :
Chủ yếu của ngôi nhà này là gỗ, kết hợp với đất, đá và vật liệu tự nhiên, có thể tái chế và không gây ô nhiễm. Hanok(한옥) có mái nhà riêng lát gạch (Giwa), dầm bằng gỗ và đá xây dựng khối. Cheoma( là cạnh mái nhà cong Hanok. Độ dài của các Cheoma có thể được điều chỉnh để kiểm soát lượng ánh sáng mặt trời vào nhà. Hanji (giấy truyền thống Hàn Quốc) được bôi trơn với dầu đậu làm cho nó không thấm nước và đánh bóng. Cửa sổ và cửa ra vào được làm bằng Hanji là đẹp và thoáng khí.
Người Hàn Quốc xưa có quan niệm “trời tròn đất vuông”, hình tròn tượng trưng cho trời, cõi niết bàn, hình vuông tượng trưng cho đất. Vì thế, cột tròn được sử dụng cho các lăng tẩm, đền miếu, trường học Nho giáo… mang tính hướng thượng, những người dân thường không được phép dùng hình thức cột tròn này. Bởi vậy, với nhà ở truyền thống của người Hàn Quốc, cho dù của giai cấp trung lưu hay của giai cấp bình dân, ta thấy họ chỉ thường dùng cột vuông.

Người ta thường dán giấy dó được làm bằng gỗ ở cửa ra vào hay cửa sổ càng làm nổi bật hơn vẻ đẹp tự nhiên của ngôi nhà. Trước đây, người Hàn Quốc thường sống ở những ngôi nhà lợp bằng ngói gọi là nhà mái ngói hay nhà được lợp bằng rơm gọi là nhà mái tranh. Hình dáng ngôi nhà mái ngói bồng bềnh như muốn bay lên cùng với vẻ đẹp duyên dáng của ngôi nhà mái tranh chúng ta có thể cảm nhận được trí tuệ và cuộc sống của tổ tiên luôn gắn bó với thiên nhiên. Hàng rào của nhà mái ngói sau khi đắp đất thành tường người ta lợp những viên ngói tròn lên trên, còn nhà mái tranh thì được trang trí bằng hàng rào cây xanh với các loại cây như cây hoa Gae Na-ri (hoa chuông vàng nở vào mùa xuân) hay cây cọ ba lá… Ở các cửa phòng được dán giấy cửa tạo ra vẻ tự nhiên và giúp cho lượng ánh nắng mặt trời vừa phải có thể vào được trong phòng, và dưới sàn nhà có hệ thống đá sưởi gọi là “ondol”. “Ondol” là cách làm cho sàn nhà trong phòng trở nên ấm áp hơn dựa vào nhiệt khi nhóm lửa bếp. Nơi nhóm lửa được đặt ở bếp và bên cạnh bếp người ta thường phòng lớn nhất. Bức tường của nhà truyền thống Hàn Quốc được làm bằng đất, bức tường đất thương mang lại hơi ấm khi trời lạnh và không khí mát lạnh vào những ngày thời tiết nóng bức.
• Sắp xếp gian phòng
Cấu trúc không gian ngôi nhà được hình thành với khu sinh hoạt chính bao gồm phòng chính, buồng, phòng phụ, phòng người ở… và điện thờ đặt bài vị của tổ tiên. Do ảnh hưởng của Nho giáo, không gian sinh hoạt chủ yếu được phân chia cụ thể giữa không gian của nam giới và nữ giới, với trọng tâm phòng chính là không gian sinh hoạt chính của nam giới, buồng là không gian sinh hoạt của nữ giới, và các phòng khác đều được phân biệt đẳng cấp rõ rệt. Nhìn chung các ngôi nhà đều được phân chia thành các phòng đó là Anchae và Sarangchae. Anchae là nơi sinh hoạt của nữ giới, nằm ở phía trong ngôi nhà. Sarangchae là không gian sinh hoạt của đàn ông, họ có thể học hay tán chuyện với bạn bè tại đó.( )
Nhà truyền thống thường được xây mà không cần sử dụng chiếc đinh vít, vì được ghép với nhau bằng các chốt gỗ. Tất cả các phòng đều có tường bao quanh khép kín. Điện thờ tổ tiên của gia đình được xây ở phía sau ngôi nhà. Thỉnh thoảng chúng ta có thể gặp một ao sen được xây ở trước ngôi nhà phía ngoài bức tường.( )
Một ngôi nhà truyền thống của Hàn Quốc được chia ra thành nhiều phòng, khu vực khác nhau tùy theo mục đích và đối tượng sử dụng ví dụ như nhà chính, nhà phụ, nhà bếp, phòng làm việc… Mặc dù có nhiều thế hệ cùng chung sống trong một ngôi nhà như ông bà, bố mẹ, con cháu… nhưng không gian giữa các phòng, các khu vực vẫn giữ được sự riêng tư nhất định. Bên cạnh đó, nó cũng không làm mất đi tính kết nối để các thành viên gia đình có thể dễ dàng giao lưu với nhau.

Giữa các căn phòng có một khoảng sàn rộng được gọi là Maru, một đặc tính khác chỉ có ở kiểu nhà truyền thống của Hàn Quốc. Đây là không gian mở nhằm kết nối mọi người lại với nhau. Hệ thống sưởi sàn Ondol và khoảng sàn Maru là hai điểm đặc biệt của một ngôi nhà truyền thống Hàn Quốc. Hệ thống sưởi sàn Ondol giúp sưởi ấm ngôi nhà vào mùa đông lạnh giá còn khoảng sàn Maru lại giúp làm mát cho ngôi nhà vào mùa hè nóng bức. Trong cùng một ngôi nhà nhưng lại sở hữu hai hình thái kiến trúc vô cùng hữu ích và độc đáo, điều này bạn chỉ có thể bắt gặp trong ngôi nhà truyền thống Hàn Quốc”
2. Phong Thủy
Phong thủy địa lý vừa sử dụng trong sinh hoạt của con người theo phương hướng hay hình dạng của lục địa vừa là môn học đã được phát triển. Người Hàn Quốc cho rằng nếu xây nhà trên những nền đất tốt thì tất cả thành viên trong gia đình sẽ có sức khỏe tốt và có thể đạt được những thành công về công danh cũng như tiền bạc. Những suy nghĩ như vậy thì chịu ảnh hưởng bởi Phong Thủy địa lý.
Trước hết nền đất xây nhà phải tốt là yếu tố cơ bản. Điều đó có nghĩa là ngôi nhà ấy phải có thế dựa núi hướng sông. Ở các tỉnh thì có nhiều ngôi nhà đã tập trung lại với nhau giống như ở thành phố và từ đó có thể nhìn thấy các con đường và đại lộ thông qua nước cũng như nhìn thấy các cảnh vật thông qua các ngọn núi.
Những người dân mà sống và chịu ảnh hưởng trong không gian ấy thì luôn luôn có thể hiểu được tinh thần mềm mại và hiền lành . Người Hàn Quốc cho rằng chính điện của vua cũng có phong thủy tốt dựa trên tinh thần trên để mà xây dựng.
Mặt khác, vị trí ngôi nhà quan trọng nhưng mà cấu trúc bên trong ngôi nhà như là cổng chính, cửa ra vào, bếp, hành lang, phòng khách, nhà vệ sinh, kho cũng quan trọng không kém. Đặc biệt là cửa chính và cửa sổ phải chú trọng nhất việc phải để đúng về hướng nam. Nếu để cửa sổ về hướng nam thì cũng có thể nhận ánh sáng từ bên ngoài chiếu vào tốt hơn cũng như có thể sưởi ấm được các không gian bên trong ngôi nhà.
Theo truyền thống, nơi cư trú của người dân thường được chọn dựa trên phong thủy. Họ tin rằng bất kỳ hình thể xác định nào cũng đều sản sinh ra lực lượng vô hình của cái tốt hay cái xấu. Các nguồn năng lượng tiêu cực và tích cực (âm và dương) phải được đưa vào cân đối.
Một ngôi nhà nên xây quay lưng lại ngọn đồi hay dốc và quay mặt tiền về hướng Nam để nhận được nhiều ánh sáng mặt trời nhất có thể. Cách định hướng nhà này vẫn còn được ưa thích ở Triều Tiên hiện đại. Phong thuỷ cũng ảnh hưởng đến hình dáng công trình, đến hướng của mặt tiền nhà và vật liệu dùng để xây dựng.
3. NGOẠI THẤT, SÂN VƯỜN
Cả hai quốc gia đều đề cao sự tôn trọng thiên nhiên, không gian của ngôi nhà truyền thống là sự kết hợp chặt chẽ giữa thiên nhiên, con người và các phong cách kiến trúc. Bố cục của ngôi nhà truyền thống thường bao gồm một số nếp nhà nhỏ, đơn giản, nằm xoay quanh sân trời. Sự kết hợp hài hòa giữa cảnh quan thiên nhiên với cách bố cục nếp nhà chính cùng với các nếp nhà phụ trợ khác, cách bài trí sân vườn trong mỗi khoảng sân đã tạo ra một bố cục tổng thể hoàn chỉnh, cân đối. Sân trời đóng vai trò như một không gian mở đa chức năng, nơi mọi người có thể tổ chức các hoạt động trong gia đình (hóng mát, tiêu khiển…), đồng thời tạo được sự thông thoáng, cung cấp ánh sáng, điều hòa nhiệt độ.
Tuy nhiên, với các ngôi nhà phố, mặc dù diện tích đất khá hạn chế, chật hẹp, người ta cũng cố gắng đem một chút yếu tố tự nhiên vào ngôi nhà bằng cách tổ chức một sân trong ở giữa nhà, trang trí bằng một hồ nước nhỏ, tranh vẽ (trên bức bình phong) và cây cảnh, bon sai.
Thỉnh thoảng chúng ta có thể gặp một ao sen được xây ở trước ngôi nhà phía ngoài bức tường.
Hàng rào của nhà mái ngói sau khi đắp đất thành tường người ta lợp những viên ngói tròn lên trên, còn nhà mái tranh thì được trang trí bằng hàng rào cây xanh với các loại cây như cây hoa Gae Na-ri (hoa chuông vàng nở vào mùa xuân) hay cây cọ ba lá…
Nhà truyền thống Hàn Quốc thường có vườn được tạo với hình thái tái hiện lại phong cảnh thiên nhiên với địa hình tự nhiên được gọt dũa khéo léo. Ngôi nhà của tầng lớp quí tộc cũng có những trường hợp khu vườn được chăm sóc đặc biệt nhưng đại bộ phận là được tỉa tót sao cho phù với thiên nhiên. Nhà của thường dân thì có sân ở phía trước, phía sau là một không gian để đặt những cái chum ở nơi hội tụ nhiều ánh nắng mặt trời. Ở khu này thường đặt những cái chum đựng xì dầu, tương đỗ, tương ớt…, người ta trồng hoa ở ven sân hay vòng tròn đó để tạo ra khu vườn.
Nguyên tắc bố trí của những khu vườn đền đài và khu vườn tư nhân đều giống nhau. Vườn Triều Tiên tại khu vực Đông Á chịu ảnh hưởng của Đạo giáo và Shaman giáo. Đạo giáo nhấn mạnh yếu tố tạo hóa và sự huyền bí, coi trọng từng chi tiết bố trí. Ngược lại với vườn Nhật Bản và Trung Quốc, trong khi những khu vườn ở các quốc gia này được thêm vào nhiều yếu tố nhân tạo, vườn truyền thống Triều Tiên tránh những gì có tính nhân tạo, cố gắng làm cho khu vườn trở nên tự nhiên hơn cả tự nhiên.
Hồ sen là một yếu tố quan trọng trong khu vườn Triều Tiên. Nếu có một dòng suối tự nhiên, thường là sẽ có một công trình nghỉ mát xây dựng bên cạnh đó để thưởng thức cảnh quan. Bậc thang bao quanh bởi luống hoa là một yếu tố phổ biến trong các khu vườn truyền thống Triều Tiên.
Vùng Poseokjeong gần Gyeongju được xây dựng trong thời kỳ Tân La. Vùng này nhấn mạnh tầm quan trọng của nước trong khu vườn truyền thống Triều Tiên. Các khu vườn ở Poseokjeong có đặc trưng là những nguồn nước tạo hình bào ngư. Trong những ngày cuối cùng của vương quốc Tân La, tại nhau các bữa tiệc, khách của nhà vua sẽ ngồi dọc theo nguồn nước và trò chuyện trong lúc chuyền tay nhau chén rượu.
4. Ondol
Ondol là từ chỉ trang bị sưởi ấm làm ấm toàn bộ nền nhà bắt nguồn từ việc đốt lửa trong bếp đắp bằng đất sét (giống bếp Hoàng Cầm) và làm ấm sàn nhà thông qua các thông lộ đặt dưới nền nhà. Khi đốt lửa ở bếp lò, nhiệt của lửa vừa làm đun sôi nồi gang vừa có tác dụng tiết kiệm năng lượng, làm nóng nhà.Lần đầu tiên được sử dụng ở phía Bắc . Ở phía nam ấm áp hơn, ondol được sử dụng với sàn gỗ. ( )
Kiến trúc hanok quyến rũ bao gồm hai phần: chức năng khoa học và thân thiện với môi trường. Sự xuất sắc khoa học được thể hiện bằng một hệ thống sưởi ấm được gọi là "ondol." Ondol giúp cư dân chịu đựng cái lạnh của mùa đông bằng cách nung nóng các tầng của ngôi nhà. Từ 'ondol,' bây giờ đăng ký trong từ điển Oxford, có nghĩa là "làm nóng đá." Khi nhiệt từ trong nhà bếp được kết nối với các phòng khác, các lớp đá trên
2. Với Hội An, ngày xưa các cư dân gốc Hoa được xem là thành viên chủ chốt trong xã hội (cuối triều Minh (triều Minh 1368-1644), do biến động chính trị, nhiều người Hoa sang Hội An sinh sống, lập nên làng Minh Hương), phần lớn những ngôi nhà nơi đây được họ xây nên, họ trực tiếp sinh sống, mua bán trong những ngôi nhà này. Mặc dầu Hội An tiếp nhận cả tư tưởng (Nho giáo) lẫn hình thức kiến trúc Trung Quốc và dung hòa nó với văn hóa, kiến trúc địa phương để tạo nên bản sắc riêng của Hội An, tuy nhiên, dấu ấn của văn hóa Trung Quốc vẫn thể hiện khá rõ nét.
Hàn Quốc cũng chịu tác động của văn hóa Trung Quốc, Nhật Bản, tuy nhiên, sự ảnh hưởng đó thể hiện về mặt “tư tưởng” nhiều hơn là trong “kiến trúc”. Chẳng hạn, người Hàn Quốc rất coi trọng Nho giáo (văn hóa Trung Quốc), áp dụng tư tưởng Nho giáo vào việc phân chia không gian sử dụng trong nhà truyền thống một cách nghiêm ngặt; sử dụng các họa tiết trang trí Trung Quốc (Hán tự, các con vật tưởng tượng như rồng, phượng hoàng…), tuy nhiên, hình thức kiến trúc lại ít tương đồng với kiến trúc Trung Quốc, vẫn có những nét đặc trưng rất riêng của Hàn Quốc.
3. Nhà cửa hiệu Hội An được sử dụng cho mục đích kinh doanh và ở, trong khi đó, hanoak chỉ được sử dụng cho mục đích ở. Đó là lý do tại sao cách tổ chức mặt bằng, phân chia không gian chức năng trong hanoak và nhà cửa hiệu khác nhau.
4. Phật giáo ăn sâu, bám rễ vào Việt Nam từ rất sớm. Trong các triều đại nhà Đinh, Lê, Lý, Phật giáo đã được Nhà nước công nhận là quốc giáo, ảnh hưởng đến tất cả mọi vấn đề trong đời sống xã hội. Điều này tiếp tục vào triều đại nhà Trần, Phật giáo phát triển cùng với Nho giáo. Phật giáo suy thoái trong thời nhà Hậu Lê và được phục hưng dưới triều đại nhà Nguyễn. Dẫu có suy thoái hay cực thịnh, Phật giáo và Nho giáo vẫn cùng song song tồn tại, tác động đến văn hóa Việt Nam, đến tận mỗi làng xã. Nhiều ngôi chùa được xây dựng trong làng, xen kẽ với nhà dân, do đó, Phật giáo gắn liền với đời sống người dân một cách chặt chẽ. Tại Hội An (và Việt Nam nói chung), bàn thờ Phật là hình ảnh quen thuộc trong mỗi gia đình, nó được đặt bên cạnh bàn thờ tổ tiên, tại vị trí trang trọng trong ngôi nhà. Phật giáo và Nho giáo tác động đến kiến trúc nhà cửa hiệu ở một mức độ nhất định, dễ nhận biết. Phật giáo đến Hàn Quốc thông qua Trung Quốc trong thời kỳ Tam quốc (57 BC - 688 AD) và phát triển mạnh mẽ, tuy nhiên, những ngôi chùa được xây dựng khá xa làng, cách biệt với khu vực sinh sống (theo ý kiến của tôi), điều đó gây nên những bất tiện trong việc thực hành tôn giáo. Vì Phật giáo gây nhiều tệ tham nhũng trong thời Silla và Goryeo, dưới triều đại Joseon nên đã gặp sự đàn áp của chính quyền, việc xây dựng các ngôi chùa Phật đã bị tạm dừng, trong khi đó, việc xây dựng Văn miếu, trường học Nho giáo tại mỗi địa phương và đền thờ Khổng Tử lại được thúc đẩy. Nho giáo tác động đến mọi mặt đời sống xã hội. Coi trọng việc thờ cúng tổ tiên ăn sâu vào ý thức đạo đức của mọi người dân. Đó là lý do tại sao ta không thấy có bàn thờ Phật trong hanoak, trong khi có hẳn một gian nhà riêng để thờ cúng ông bà. Do một số điểm tương đồng giữa Phật giáo và Nho giáo về ý niệm: đơn giản, khiêm nhường... ảnh hưởng của Phật giáo đến kiến trúc hanoak vẫn có thể nhận thấy, dẫu không thật sự rõ nét như Nho giáo.

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:



xem thêm

Sự thích ứng với môi trường tự nhiên qua văn hoá cư trú của người hàn quốc

 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Biến đổi văn hóa mưu sinh của cư dân xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức, thành phố Hà Nội trong bối cảnh phát triển du lịch Văn hóa, Xã hội 0
C Những thay đổi về kinh tế, văn hóa và xã hội của dân cư xã Cẩm Điền, huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương Văn hóa, Xã hội 0
K Quan hệ tương tác giữa điều kiện tự nhiên với đời sống văn hóa của cư dân làng Việt cổ Đường Lâm, th Văn hóa, Xã hội 2
B Cư dân và đặc trưng văn hóa - Văn hóa sản xuất Tài liệu chưa phân loại 0
H Phong trào xây dựng các làng, khu dân cư văn hóa ở huyện Phú Bình – tỉnh Thái Nguyên (giai đoạn 2001 Văn hóa, Xã hội 0
M Cơ giới hóa công tác vận chuyển người và hàng hóa cho toà nhà chung cư, văn phòng cho thuê và siêu t Tài liệu chưa phân loại 0
D Di sản văn học của dòng văn Trường Lưu (Hà Tĩnh) từ góc nhìn văn hóa Văn hóa, Xã hội 0
D Di sản văn hóa vùng Hàm Rồng ở tỉnh Thanh Hóa Văn hóa, Xã hội 0
D Xung Đột Văn Hóa Trong Tiểu Thuyết Viết Về Nông Thôn Giai Đoạn Từ 1986 Đến Nay Văn hóa, Xã hội 0
D Phát triển văn hóa doanh nghiệp của công ty tnhh công nghiệp vĩnh tường miền bắc Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top