Dickon

New Member
Download miễn phí Tiểu luận Vận dụng quan điểm lịch sử cụ thể phân tích quá trình xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam
A. ĐẶT VẤN ĐỀ
Bước vào thiên niên kỷ mới, nền kinh tế thế giới đang có sự biến đổi và phát triển không ngừng. Trong sự chuyển biến mạnh mẽ đó, nền kinh tế Việt Nam cũng không ngừng biến đổi vận động.Cho đến nay nước ta đã thực hiện công cuộc đổi mới được hơn hai thập kỷ, bên cạnh những thành tựu đã đạt được, những vấn đề của nền kinh tế luôn đặt ra những thách thức cần được giải quyết. So với thế giới, nước ta vẫn là một nước nghèo, nền kinh tế còn yếu kém, chậm phát triển, những tàn dư của nền kinh tế tập trung quan liêu bao cấp vẫn còn tồn tại đã kìm hãm sự phát triển của nền nền kinh tế. Chính vì thế việc nghiên cứu tìm ra hướng đi đúng đắn cho nền kinh tế, phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh đất nước, phù hợp với tình hình khu vực, thế giới và thời đại là hết sức cần thiết. Điều đó cũng có nghĩa là phải phân tích các yếu tố kinh tế trong tổng thể các mối quan hệ, trong sự vận động, phát triển không ngừng. Do vậy việc vận dụng quan điểm lịch sử cụ thể, quan điểm rút ra từ hai nguyên lý cơ bản của phép biện chứng duy vật của triết học Mác - Lênin vào quá trình đối mới kinh tế ở Việt Nam là rất cần thiết.
Vận dụng quan điểm lịch sử cụ thể vào quá trình đối mới kinh tế ở Việt Nam sẽ giúp cho nền kinh tế nước ta có được hướng đi đúng đắn. Thực tiễn nghiên cứu quan điểm lịch sử cụ thể sẽ giúp chúng ta tránh lặp lại những sai lầm cũ và vận dụng những kinh nghiệm của các nước trên thế giới vào quá trình xây dựng nền kinh tế nước nhà. Vì vậy, trong tiểu luận triết học của mình, em đã chọn đề tài: “Vận dụng quan điểm lịch sử cụ thể phân tích quá trình xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam”.

B. NỘI DUNG
1. Quan điểm lịch sử cụ thể
1.1 Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến của phép biện chứng duy vật.
Nội dung nguyên lý: Mọi sự vật hiện tượng của thế giới tự nhiên, xã hội, tư duy đều nằm trong mối liên hệ biện chứng với nhau, tác động qua lại lẫn nhau, ràng buộc nương tựa, qui định lẫn nhau làm tiền đề điều kiện cho sự phát triển của nhau. Mối liên hệ này chẳng những diễn ra ở mọi sự vật hiện tượng trong tự nhiên, trong xã hội, trong tư duy và còn diễn ra giữa các yếu tố, các mặt khác, các quá trình của mỗi sự vật và hiện tượng. Đó là mối liên hệ khách quan, nó bắt nguồn từ tính thống nhất vật chất của thế giới, biểu hiện trong các quá trình của tự nhiên, xã hội và tư duy. Nhờ có tính thống nhất đó, các sự vật hiện tượng không thể tồn tại biệt lập, tách rời, mà tồn tại trong sự tác động qua lại, chuyển hoá lẫn nhau theo những quan hệ xác đinh.
Mối liên hệ của sự vật, hiện tượng trong thế giới là đa dạng và phong phú, có mối liên hệ bên trong và bên ngoài, trực tiếp và gián tiếp, cơ bản và không cơ bản, chủ yếu và thứ yếu.
1.2. Nguyên lý về sự phát triển của phép biện chứng duy vật.
Nội dung nguyên lý: Mọi sự vật hiện tượng của thế giới đều không ngừng biến đổi và chuyển hoá lẫn nhau, cái mới kế tiếp cái cũ, giai đoạn sau kế thừa giai đoạn trước tạo thành quá trình phát triển tiến lên mãi mãi. Phát triển là khuynh hướng chung thống trị thế giới. Quá trình đó diễn ra vừa dần dần, vừa nhảy vọt, đưa tới sự ra đời của cái mới thay thế cái cũ. Sự phát triển không phải lúc nào cũng theo đường thẳng mà rất quanh co, phức tạp, thậm chí có thể có những bước lùi tạm thời.
Sự phát triển chỉ là một trường hợp đặc biệt của sự vận động. Nguồn gốc, nguyên nhân của sự phát triển là sự thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập. Cách thức hình thái của sự phát triển là sự thay đổi dần về lượng dẫn đến sự thay đổi về chất và ngược lại. Khuynh hướng của sự phát triển là đi từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, từ chưa hoàn thiện đến hoàn thiện. Sự phát triển chỉ bộc lộ ra khi ta so sánh các hình thức tồn tại của sự vật ở các thời điểm khác nhau trên trục thời gian quá khứ - hiện tại- tương lai.
1.3. Cơ sở khách quan của quan điểm lịch sử cụ thể
Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến và nguyên lý về sự phát triển là cơ sở hình thành quan điểm lịch sử cụ thể. Mọi sự vật hiện tượng của thế giới đều tồn tại, vận động và phát triển trong những điều kiện không gian và thời gian cụ thể xác định. Điều kiện không gian và thời gian có ảnh hưởng trực tiếp tới tính chất, đặc điểm của sự vật. Không gian, thời gian, điều kiện, hoàn cảnh cụ thể khác nhau thì các mối liên hệ và hình thức phát triển của sự vật, hiện tượng cũng khác nhau, bởi vậy không chỉ nghiên cứu chúng trong suốt quá trình, mà còn nghiên cứu chúng trong không gian, thời gian, điều kiện, hoàn cảnh lịch sử cụ thể khác nhau đó.
1.4.Quan điểm lịch sử cụ thể trong nhận thức và thực tiễn:
Quan điểm lịch sử cụ thể đòi hỏi, để nhận thức đầy đủ về sự vật, hiện tượng, chúng ta phải xem xét sự vật, hiện tượng trong quá trình phát sinh, phát triển, chuyển hoá trong các hình thức biểu hiện, với những bước quanh co, vỡi những ngẫu nhiên gây tác động lên quá trình tồn tại của sự vật, hiện tượng trong không gian và thời gian cụ thể; gắn với điều kiện, hoàn cảnh cụ thể mà trong đó sự vật, hiện tượng tồn tại.
Nghiên cứu sự vật, hiện tượng trong sự vận động và phát triển trong từng giai đoạn cụ thể của nó; biết phân tích mỗi tình hình cụ thể trong hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn là yếu tố quan trọng nhất trong các yếu tố của nội dung nguyên tắc lịch sử cụ thể. Bản chất của nguyên tắc này nằm ở chỗ, trong quá trình nhận thức sự vật, hiện tượng, trong sự vận động, trong sự chuyển hoá qua lại của nó, phải tái tạo lại được sự phát triển của sự vật, hiện tượng ấy, sự vận động của chính nó, đời sống của chính nó. Nhiệm vụ của nguyên tắc lịch sử cụ thể là tái tạo sự vật hiện tượng qua lăng kính ngẫu nhiên lịch sử, những bước quanh co, những gián đoạn theo trình tự không gian và thời gian. Nét quan trọng nhất của nguyên tắc lịch sử cụ thể là mô tả sự kiện cụ thể theo trình tự nghiêm ngặt của sự hình thành sự vật, hiện tượng. Giá trị của nguyên tắc này là ở chỗ, nhờ đó mà có thể phản ánh được sự vận động lịch sử phong phú và đa dạng của các hình thức biểu hiện cụ thể của sự vật, hiện tượng để qua đó, nhận thức được bản chất của nó.
Nguyên tắc lịch sử cụ thể yêu cầu phải nhận thức được vận động có tính phổ biến, là cách tồn tại của vật chất, nghĩa là phải nhận thức được sự vận động làm cho sự vật, hiện tượng xuất hiện, phát triển theo những quy luật nhất định và hình thức của vận động quyết định bản chất của nó; chỉ rõ được những giai đoạn cụ thể mà nó đã trải qua trong quá trình phát triển của mình; phải biết phân tích mỗi tình hình cụ thể trong hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn thì mới có thể hiểu, giải thích những thuộc tính, mối liên hệ tất yếu, những đặc trưng chất và lượng vốn có của sự vật, hiện tượng.
Nguyên tắc lịch sử cụ thể còn yêu cầu chỉ ra được các quy luật khách quan quy định sự vận động, phát triển của sự vật, hiện tượng, quy định sự tồn tại hiện thời và khả năng chuyển hoá thành sự vật, hiện tượng mới thông qua sự phủ định; chỉ ra được rằng, thông qua phủ định của phủ định, sự vật, hiện tượng mới là sự kế tục sự vât, hiện tượng cũ; là sự bảo tồn sự vật, hiện tượng cũ trong dạng đã được lọc bỏ, cải tạo cho phù hợp với sự vật, hiện tượng mới. Như vậy, chỉ khi đã tìm được mối liên hệ khách quan, tất yếu giữa các trạng thái chất lượng, tạo nên lịch sử hình thành và phát triển của sự vật, hiện tượng đang nghiên cứu; tạo nên các quy luật quy

Tiếp tục cân đối lại các thành phần kinh tế và các ngành; chú trọng phát triển kinh tế giữa các vùng hợp lý hơn. Tăng cường hội nhập hợp tác với các nền kinh tế trong khu vực và thế giới; giữ vững vai trò của Nhà nước trong việc điều tiết vĩ mô, định hướng nền KTTT theo định hướng XHCN, lấy công bằng xã hội làm mục tiêu tăng trưởng kinh tế, bảo đảm nguồn nhân lực thông qua hệ thống giáo dục đào tạo, bảo đảm y tế, nâng cao trình độ văn hoá cho người lao động. Giữ vững an ninh, trật tự xã hội, củng cố sự nghiệp quốc phòng an ninh nhằm ngăn chặn mọi thế lực phản động phá hoại trong và ngoài nước; Tích cực cải tạo xã hội, xoá bỏ các tệ nạn xã hội như tham nhũng, nghiện hút, mại dâm, ma tuý, hạn chế ô nhiễm môi trường, giữ vững sự cân bằng sinh thái. Muốn vậy cần nâng cao nhận thức con người trong việc bảo vệ giữ gìn cuộc sống của chính họ; vận dụng sáng tạo, không rập khuôn các mô hình KTTT trên thế giới; Có phương hướng kết hợp định hướng XHCN với tăng trưởng kinh tế trong những năm tới.
KẾT LUẬN
Với việc áp dụng quan điểm lịch sử cụ thể vào công cuộc đổi mới kinh tế ở Việt Nam, chúng ta đã có được một nền kinh tế thị trường năng động, một nền kinh tế theo định hướng XHCN với những thành tựu hết sức to lớn: Nhịp độ bình quân hàng năm về sản phẩm quốc nội trong 5 năm 1991 -1995 là 8,5%, nhịp độ tăng bình quân hàng năm về sản xuất công nghiệp là 13,3%, sản xuất nông nghiệp là 4,5%, kim ngạch xuất khẩu 20%. Cơ cấu kinh tế có bước chuyển đổi tích cực: tỷ trọng công nghiệp và xây dựng trong GDP từ 22,7% năm 1990 lên 30,3% năm 1995, tỷ trọng dịch vụ từ 38,6% lên 41,5%. Bắt đầu có tích luỹ từ nội bộ nền kinh tế. Vốn đầu tư cơ bản toàn xã hội tăng từ 15,8% GDP năm 1990 lên 27,7% năm 1995. Lạm phát bị đẩy lùi từ 67,1% năm 1991 xuống 12,4% đầu năm 1995. Quan hệ sản xuất được điều chỉnhphù hợp hơn với yêu cầu của lực lượng sản xuất. Số hộ có thu nhập trung bình số hộ giàu tăng lên, tỷ lệ hộ cùng kiệt giảm.
Bên cạnh những thành tựu đã đạt được, nền kinh tế nước ta vẫn còn những hạn chế nhất định, đất nước ta vẫn còn chậm phát triển so với khu vực và thế giới. Chúng ta cần áp dụng các giải pháp hợp lý để cải thiện tình hình, đặc biệt chú trọng đến sự vận dụng đến sự vận dụng sáng tạo để có được một nền KTTT hoàn chỉnh, phát huy hết tính ưu việt của nó và tránh được những sai lầm của nền KTTT của các quốc gia khác.
Từng bước thực hiện các giải pháp để đề ra, Việt Nam sẽ có thêm tự tin bước vào thế kỷ 21 với những thách thức mới, cơ hội mới. Nền KTTT định hướng XHCN Việt Nam sẽ ngày càng phát triển ổn định và nhanh chóng đuổi kịp trình độ của thế giới, trở thành một nước công nghiệp phát triển trong tương lai không xa.
MỤC LỤC

Trang
A- LỜI MỞ ĐẦU
1
B - NỘI DUNG
2
1- QUAN ĐIỂM LỊCH SỬ CỤ THỂ
2
1.1Nguyên lý về mối quan hêphổ biến của phép biện chứng duy vật.

2
1.2.Nguyên lý về sự phát triển của phép biện chứng duy vật
2
1.3. Cơ sở khách quan của quan điểm lịch sử cụ thể.
2
1.4. yêu cầu của quan điểm lịch sử cụ thể.
3
2.QUÁ TRÌNH XÂY DỰNG NỀN KTTT ĐỊNH HƯỚNG XHCN

2.1.Sự đổi mới kinh tế ở Việt Nam.
3
2.1.1.Quá trình đổi mới kinh tế ở Việt Nam.
3
2.1.2.Đổi mới kính tế ở Việt Nam trở thành nền KTTT theo định hướng XHCN.

5
2.2.Thế nào là KTTT theo định hướng XHCN.
5
2.3.Ưu điểm của KTTT.
6
2.4.Những hạn chế của KTTT.
6
2.5.Có thể thực hiện được KTTT dưới CNXH hay không?
7
2.6. TẠI SAO PHẢI VẬN DỤNG QUAN ĐIỂM LỊCH SỬ VÀO QUÁ TRÌNH XÂY DỰNG NỀN KTTT ĐỊNH HƯỚNG XHCN Ở VIỆT NAM.

8
3.QUÁ TRÌNH XÂY DỰNG NỀN KTTT ĐỊNH HƯỚNG XHCN DƯỚI GÓC NHÌN CỦA QUAN ĐIỂM LỊCH SỬ CỤ THỂ.

9
3.1NHỮNG ĐIỀU KIỆN CỤ THỂ

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Last edited by a moderator:
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Vận dụng quan điểm dạy học giải quyết vấn đề khi dạy học chương Dòng điện không đổi Vật lí 11 Luận văn Sư phạm 0
D Vận dụng quan điểm kiểm soát quyền lực nhà nước của Hồ Chí Minh trong xây dựng nhà nước pháp quyền Môn đại cương 0
D Vận dụng quan điểm của triết học Mác về mối quan hệ giữa tồn tại xã hội và ý thức xã hội Môn đại cương 0
D Vận dụng quan điểm toàn diện trong quá trình đổi mới giáo dục ở Việt Nam hiện nay Luận văn Sư phạm 0
D vận dụng dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề vào các tiết luyện tập về quan hệ vuông góc trong hình học 11 Luận văn Sư phạm 0
C Mối quan hệ biện chứng giữa tồn tại xã hội và ý thức xã hội, vận dụng vào Việt Nam ta Luận văn Kinh tế 0
L Thuyết quản lý của trường phái quan hệ con người và sự vận dụng vào các doanh nghiệp Việt Nam. Luận văn Kinh tế 2
C Quan hệ điều khiển - Phục tùng, các hình thức điều khiển & sự vận dụng trong quản lý doanh nghiệp Luận văn Kinh tế 0
O Thuyết quản lý của trường phái quan hệ con ngươì và sự vận dụng vào các quan hệ doanh ngiệp Việt Nam Luận văn Kinh tế 2
D Quan điểm chủ nghĩa Mác – Lê-nin về chủ nghĩa tư bản độc quyền. Vận dụng vấn đề nghiên cứu trên phân Luận văn Kinh tế 4

Các chủ đề có liên quan khác

Top