Download miễn phí Đề tài vận dụng phương pháp thống kê phân tích tình hình thực hiện luật thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập doanh nghiệp tại chi cục thuế quận ngô quyền thành phố Hải Phòng
LỜI MỞ ĐẦU

Trong lịch sử phát triển của xã hội loài người đã cho chúng ta thấy khi Nhà nước làm nhiệm vụ quản lí hành chính nhu cầu chi tiêu của Nhà nước có mức độ nhất định, cho tới lúc Nhà nước có thêm nhiệm vụ điều hành và quản lí Kinh tế, lúc đó nhu cầu chi tiêu của Nhà nước tăng lên, các khoản thuế đóng góp của người dân cũng phát triển tăng theo và cho đến khi Nhà nước đi dần vào chăm lo đời sống Văn hóa- Xã hội của toàn dân một cách tỉ mỉ và toàn diện hơn, lúc này thuế được phát triển hơn nữa. Như vậy, khi nhiệm vụ của bộ máy nhà nước được mở rộng đòi hỏi phải có một ngân sách lớn để đảm bảo nhu cầu chi tiêu, không thể nào thiếu sự đóng góp của người dân, của các cơ sở kinh doanh - đó là Thuế. Theo hầu hết các nhà kinh tế học, thuế là biện pháp động viên bắt buộc đối với các thể nhân và pháp nhân, nhằm buộc họ trích một phần thu nhập do kinh doanh, lao động, do đầu tư tài chính, do lưu trữ, chuyển dịch tài sản mang lại nộp cho Ngân sách Nhà nước.
Chính sách thuế có ý nghĩa quan trọng về nhiều mặt Kinh tế- Xã hội. Nhà nước sủ dụng công cụ thuế để điều tiết vĩ mô nền kinh tế, đảm bảo nhu cầu chi tiêu của Ngân sách Nhà nước, góp phần kiềm chế lạm phát, ổn định giá cả, khuyến khích sản xuất và lưu thông hàng hóa phát triển góp phần mở rộng quan hệ hợp tác kinh tế với các nước trong khu vực và trên thế giới.
Trên thế giới có khoảng 80 quốc gia có số thu từ thuế chiếm tỉ trọng cao như Mỹ trên 90%, Nhật Bản 95%, Pháp là 95%...Ở nước ta từ khi cải cách hệ thống thuế (năm 1990) đến nay tỉ lệ động viên GDP vào Ngân sách Nhà nước luôn tăng không ngừng góp phần giảm bội chi Ngân sách Nhà nước, đẩy lùi lạm phát. Hiện nay nước ta đã trở thành thành viên chính thức của các tổ chức khu vực và thế giới (như tổ chức ASEAN, APEC, WTO) thì Nhà nước phải có trong tay một số rất lớn để đầu tư cho phát triển kinh tế, xây dựng cơ sở hạ tầng và các khoản chi tiêu khác như: văn hóa, y tế, giáo dục, an ninh quốc phòng, an sinh xã hội…. mà nguồn thu trong nước quan trọng và chủ yếu nhất vẫn là thuế. Trong đó Thuế Giá trị gia tăng và thuế Thu nhập doanh nghiệp là hai luật thuế không còn lạ đối với nước ta- một nước có nền kinh tế đang trên đà phát triển. Việc áp dụng hai luật thuế này để thay thế cho thuế doanh thu và thuế lợi tức sẽ mang lại tính đứng đắn trong cách tính thuế, tránh trường hợp đánh thuế hai lần trên một đơn vị sản phẩm, giúp cho người kinh doanh chủ động hơn trong việc xác định các loại thuế phải nộp ngân sách nhà nước. Nhận thức được vai trò và sự cần thiết của hai loại thuế này, tui đã chọn đề tài VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP THỐNG KÊ PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH THỰC HIỆN LUẬT THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG VÀ THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP TẠI CHI CỤC THUẾ QUẬN NGÔ QUYỀN THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG nhằm phân tích biến động của doanh thu thuế giai đoạn 2004-2008, từ đó đưa ra xu hướng phát triển cơ bản của hiện tượng, đoán doanh thu thuế trong những năm tiếp theo.
KẾT CẤU CỦA CHUYÊN ĐỀ
Chuyên đề gồm ba phần:
Phần một: Hệ thống chỉ tiêu thống kê phân tích doanh thu Thuế Giá trị gia tăng, Thuế Thu nhập doanh nghiệp và một số phương pháp phân tích thống kê.
Phần hai: Phân tích thống kê biến động doanh thu Thuế Giá trị gia tăng và doanh thu Thuế Thu nhập doanh nghiệp (đối tượng là hộ kinh doanh) của Chi cục giai đoạn 2004-2008.
Phần ba: Kết luận và đưa ra một số kiến nghị.
PHẦN MỘT

HỆ THỐNG CHỈ TIÊU THỐNG KÊ PHÂN TÍCH DOANH THU THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG, THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP VÀ MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH THỐNG KÊ

1.1. Hệ thống chỉ tiêu thống kê.
1.1.1 Khái niệm hệ thống chỉ tiêu
Là một tập hợp các chỉ tiêu thống kê có liên hệ với nhau biểu hiện đầy đủ các mặt, các đặc điểm, các mối quan hệ của các hiện tượng kinh tế xã hội. Ví dụ như hệ thống chỉ tiêu về doanh thu thuế, hệ thống chỉ tiêu về số hộ tham gia sản xuất kinh doanh.…
1.1.2. Yêu cầu
Phải bao quát được mọi lĩnh vực quan trọng nhất của các nghiệp vụ thuế. Đồng thời cũng phải bao gồm những lĩnh vực có liên quan đến phát triển xã hội.
Phải xuất phát từ những chỉ tiêu thích hợp với đặc thù của từng nước, đồng thời bao gồm cả những chỉ tiêu phổ biến của thế giới.
Phải phù hợp với trình độ nghiệp vụ và khả năng vật chất của tổ chức thống kê thuế thực tế.
1.2.3. Nguyên tắc xây dựng hệ thống chỉ tiêu.
Đảm bảo tính hướng đích: nguyên tắc đảm bảo tính hướng đích đòi hỏi việc xây dựng hệ thống chỉ tiêu phải nhằm thỏa mãn mục đích nhiệm vụ nghiên cứu. Ví dụ với nhiệm vụ nghiên cứu biến động của doanh thu thuế qua các năm thì ta phải có hệ thống chỉ tiêu phù hợp với nhiệm vụ đó.
Đảm bảo tính hệ thống: tức là các chỉ tiêu được bao gồm trong hệ thống phải có mối liên hệ hữu cơ với nhau. Trong hệ thống chỉ tiêu về doanh thuế thì có chỉ tiêu tổng doanh thu thuế, chỉ tiêu doanh thu thuế bình quân…ta phải định rõ đâu là các chỉ tiêu tổng hợp và các chỉ tiêu bộ phận, từng mặt, các chỉ tiêu chủ yếu và các chỉ tiêu thứ yếu.
Đảm bảo tính thống nhất, tức là các chỉ tiêu được quy định tính toán trong các tổ chức quốc tế và các nước trên thế giới phải thống nhất về nội dung, phạm vi và phương pháp tính, nhờ đó đảm bảo tính so sánh được.
Đảm bảo tính khả thi, tức là phù hợp với khả năng, điều kiện về nhân tài, vật lực.
Đảm bảo tính hiệu quả: hệ thống chỉ tiêu cần được xây dựng phù hợp với mục đích nghiên cứu, với nhu cầu thông tin cho quản lý vĩ mô và quản trị kinh doanh. Không đưa vào các thông tin thừa, chưa cần thiết.
Đảm bảo tính thích nghi. Nhiệm vụ nghiên cứu thay đổi, điều kiện, khả năng nghiên cứu thay đổi đòi hỏi hệ thống chỉ tiêu phải thay đổi, phải thường xuyên được hoàn thiện.

1.2. Hệ thống chỉ tiêu thống kê phân tích biến động doanh thu thuế Giá trị gia tăng và Thuế thu nhập doanh nghiệp.
1.2.1. Thuế Giá trị gia tăng (GTGT).
1.2.1.1. Khái niệm
Thuế giá trị gia tăng là thuế tính trên khoản giá trị tăng thêm của hàng hóa, dịch vụ phát sinh trong quá trình từ sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng.
Đối tượng chịu thuế: hàng hóa dịch vụ dùng cho sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng ở Việt Nam (bao gồm cả hàng hóa, dịch vụ mua của tổ chức, cá nhân nước ngoài), trừ các đối tượng không chịu thuế như theo quy định.
Đối tượng nộp thuế: Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế giá trị gia tăng ở Việt Nam, không phân biệt ngành nghề hình thức, tổ chức kinh doanh (gọi chung là cơ sở kinh doanh) và tổ chức, cá nhân nhập khẩu hàng hóa, mua dịch vụ từ nước ngoài chịu thuế giá trị gia tăng (gọi chung là người nhập khẩu).
1.2.1.2. Căn cứ tính thuế GTGT
Căn cứ tính thuế GTGT là giá tính thuế và thuế suất.
Giá tính thuế của hàng hóa, dịch vụ được xác định cụ thể như sau:
a. Đối với hàng hóa, dịch vụ do cơ sở sản xuất, kinh doanh bán ra là giá bán chưa có thuế GTGT. Đối với hàng hóa dịch vụ chịu thuế tiêu thụ đặc biệt là giá bán đã có thuế tiêu thụ đặc biệt nhưng chưa có thuế GTGT.
b. Đối với hàng hóa nhập khẩu là giá nhập tại cửa khẩu cộng với thuế nhập khẩu (nếu có), cộng với thuế tiêu thụ đặc biệt (nếu có). Giá nhập tại cửa khẩu được xác định theo quy định về giá tính thuế hàng nhập khẩu.
Trường hợp hàng hóa nhập khẩu được miễn giảm thuế nhập khẩu thì giá tính thuế GTGT là giá nhập khẩu cộng với thuế nhập khẩu xác định theo mức thuế phải nộp sau khi đã được miễn giảm thuế.
c. Đối với hàng hóa, dịch vụ dùng để trao đổi, tiêu dùng nội bộ, biếu tặng, cho, trả thay lương cho người lao động, là giá tính thuế GTGT của hàng hóa, dịch vụ cùng loại hay tương đương tại thời điểm phát sinh các hoạt động này.
d. Đối với hoạt động cho thuê tài sản như cho thuê nhà, văn phòng, xưởng, kho tàng, bến bãi, phương tiện vận chuyển, máy móc, thiết bị là số tiền cho thuê chưa có thuế GTGT.
e. Đối với hàng hóa bán theo cách trả góp, trả chậm là giá tính theo giá bán trả một lần chưa có thuế GTGT của hàng hóa đó, không bao gồm khoản lãi góp, trả chậm.
f. Đối với gia công hàng hóa là giá gia công theo hợp đồng gia công chưa có thuế GTGT, bao gồm cả tiền công, chi phí về nhiên liệu, động lực, vật liệu phụ và chi phí khác phục vụ cho việc gia công hàng hóa.
g. Đối với xây dựng, lắp đặt là giá trị công trình, hạng mục công trình hay phần công việc thực hiện bàn giao chưa có thuế GTGT.
h. Đối với hoạt động kinh doanh bất động sản, giá tính thuế là giá chuyển nhượng bất động sản trừ giá đất (hay giá thuê đất) thực tế tại thời điểm chuyển nhượng. Trường hợp giá đất tại thời điểm chuyển nhượng do người nộp thuế kê khai không đủ căn cứ để xác định giá tính thuế hợp lí theo quy định của pháp luật thì tính trừ theo giá đất (hay giá thuê đất) do UBND các tỉnh thành phố trực thuộc trung ương quy định tại thời điểm chuyển nhượng bất động sản. Giá đất tính trừ để xác định giá tính thuế tối đa không vượt qua số tiền đất thu của khách hàng.
i. Đối với hoạt động đại lí, môi giới mua bán hàng hóa và dịch vụ, ủy thác xuất nhập khẩu hưởng tiền công hay tiền hoa hồng, giá tính thuế là tiền công, tiền hoa hồng thu được từ các hoạt động này chưa có thuế GTGT.
j. Đối với vận tải, bốc xếp là giá cước vận tải bốc xếp chưa có thuế GTGT, không phân biệt cơ sở trực tiếp vận tải bốc xếp hay thuê lại
k. Đối với dịch vụ du lịch theo hình thức lữ hành, hợp đồng kí với khách hàng theo giá trọn gói (ăn, ở, đi lại) thì giá trọn gói được xác định là giá đã có thuế GTGT
l. Đối với sách chịu thuế GTGT bán theo đúng giá phát hành (giá bìa) theo quy định của luật xuất bản thì giá bán đó được xác định là giá bán đã có thuế GTGT để tính thuế GTGT và doanh thu của cơ sở. Các trường hợp bán không theo giá bìa thì thuế GTGT tính trên giá bán ra.
m. Đối với hoạt động in giá tính thuế là tiền công in.
1.2.1.3. Thời điểm xác định thuế GTGT
Đối với bán hàng hóa là thời điểm chuyển giao quyền sở hữu hay quyền sử dụng hàng hóa cho người mua, không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền.
Đối với cung ứng dịch vụ là thời điểm hoàn thành việc cung ứng dịch vụ hay thời điểm lập hóa đơn cung ứng dịch, không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền.
Đối với hoạt động cung cấp điện, nước sạch là ngày ghi chỉ số điện, nước tiêu thụ trên đồng hồ để ghi trên hóa đơn tính tiền.
Đối với hoạt động kinh doanh bất động sản, xây dựng cơ sở hạ tầng, xây dựng nhà để bán, chuyển nhượng hay cho thuê là thời điểm thu tiền theo tiến độ thực hiện dự án hay tiến độ thu tiền ghi trong hợp đồng.
Đối với hàng hóa nhập khẩu là thời điểm đăng kí tờ khai hải quan.
1.2.1.4. Phương pháp tính thuế GTGT
Phương pháp khấu trừ thuế
Phương pháp khấu trừ thuế áp dụng đối với cơ sở kinh doanh thực hiện đầy đủ chế độ kế toán, hóa đơn, chứng từ theo quy định của pháp luật về kế toán, hóa đơn, chứng từ và đăng kí nộp thuế theo phương pháp khấu trừ.
Xác định thuế GTGT phải nộp
Số thuế phải nộp = Số thuế GTGT đầu ra - Số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ.
Trong đó :
a. Số thuế GTGT đầu ra = tổng số thuế GTGT của hàng hóa, dịch vụ bán ra ghi trên hóa đơn GTGT
Thuế GTGT ghi trên hóa đơn GTGT bằng giá tính thuế của hàng hóa, dịch vụ chịu thuế bán ra nhân với thuế GTGT của hàng hóa, dịch vụ đó.
b. Thuế GTGT đầu vào bằng tổng số thuế GTGT ghi trên hóa đơn GTGT mua hàng hóa, dịch vụ ( bao gồm cả tài sản cố định ) dùng cho sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT, số thuế GTGT ghi trên chứng từ nốp thuế của hàng hóa nhập khẩu hay chứng từ nộp thuế GTGT thay cho phía nước ngoài theo hướng dẫn của Bộ Tài Chính áp dụng đối với các tổ chức nước ngoài không có tư cách pháp nhân Việt Nam và cá nhân nước ngoài kinh doanh hay có thu nhập phát sinh tại Việt Nam .
c. Xác định thuế GTGT đầu vào được khấu trừ :
Thuế GTGT đầu vào của hàng hóa, dịch vụ dùng cho sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT được khấu trừ toàn bộ .
Thuế GTGT đàu vào của hàng hóa, dịch vụ sử dụng đồng thời cho sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế và không chịu thuế GTGT thì chỉ được khấu trừ số thuế GTGT đầu vào của hàng hóa, dịch vụ dùng cho sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT . Cơ sở kinh doanh phải hạch toán riêng thuế GTGT đầu vào được khấu trừ và không được khấu trừ, trường hợp không hạch toán riêng được thì thuế đầu vào được khấu trừ theo tỉ lệ (%) giữa doanh số chịu thuế GTGT so với tổng doanh số của hàng hóa, dịch vụ bán ra .
Thuế GTGT đầu vào của tài sản cố định sử dụng đồng thời cho sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT và không chịu thuế GTGT thì được khấu trừ toàn bộ .
Thuế GTGT đầu vào của hàng hóa, tài sản cố định mua vào bị tổn thất, bị hỏng do thiên tai, hỏa hoạn, tai nạn bất ngờ không được khấu trừ .
Thuế GTGT đầu vào của hàng hóa ( kể cả hàng hóa mua ngoài hay hàng hóa do doanh nghiệp tự sản xuất ) mà doanh nghiệp sử dụng để khuyến mại, quảng cáo dưới mọi hình thức phục vụ cho sản xuất, kinh doanh hàn hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT thì được khấu trừ .
Số thuế GTGT đầu vào không được khấu trừ, cơ sở kinh doanh được hạch toán vào chi phí để tính thuế TNDN hay tính vào nguyên giá tài sản cố định theo quy định của Pháp Luật
Điều kiện khấu trừ thuế GTGT đầu vào quy định như sau :
Có hóa đơn GTGT hợp pháp của hàng hóa, dịch vụ mua vào hay chứng từ nộp thuế GTGT khâu nhập khẩu hay chứng từ nộp thuế GTGT thay cho phía nước ngoài theo hướng dẫn của Bộ Tài Chính áp dụng đới với các tổ chức nước ngoài không có tư cách pháp nhân Việt Nam và cá nhân nước ngoài kinh doanh hay có thu nhập phát sinh tại Việt Nam .
Có chứng từ thanh toán qua ngân hàng đối với hàng hóa, dịch vụ mua vào, trừ trường hợp tổng giá trị hàng hóa, dịch vụ mua vào từng lần theo hóa đơn dưới 20 triệu đồng theo giá đã có thuế GTGT.
Hàng hóa, dịch vụ mua vào từng lần theo hóa đơn trên 20 triệu đồng theo giá đã có thuế GTGT nếu không có chứng từ thanh toán qua ngân hàng thì không được khấu trừ . Đối với những hóa đơn này, cơ sở kinh doanh kê khai vào mục riêng trong bảng kê hóa đơn, chứng từ hàng hóa, dịch vụ mua vào .
Hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu để được khấu trừ thuế , hoàn thuế GTGT đầu vào phải có đủ điều kiện và các thủ tục .
Phương pháp tính trực tiếp trên GTGT
Phương pháp tính trực tiếp trên GTGT áp dụng đối với các đối tượng sau:
Cá nhân, hộ kinh doanh không thực hiện hay thực hiện không đầy đủ chế độ kế toán, hóa đơn, chứng từ theo quy định của Pháp Luật.
Tổ chức, cá nhân nước ngoài kinh doanh không theo Luật Đầu Tư và các tổ chức khác không thực hiện hay thục hiện không đầy đủ chế độ kế toán, hóa đơn, chứng từ theo quy định của Pháp Luật .
Hoạt động kinh doanh mua bán vàng, bạc, đá quý, ngoại tệ.
Xác định thuế GTGT phải nộp
Số thuế GTGT phải nộp theo phương pháp tính trực tiếp trên GTGT của hàng hóa, dịch vụ chịu thuế bán ra nhân với thuế suất áp dụng đối với hàng hóa, dịch vụ đó .
GTGT của hàng hóa, dịch vụ được xác định bằng giá thanh toán của hàng hóa, dịch vụ bán ra trừ giá thanh tóan của hàng hóa, dịch vụ mua vào tương ứng.
Giá thanh toán của hàng hóa, dịch vụ bán ra là giá thực tế bán ghi trên hóa đơn bán hàng hóa, dịch vụ bao gồm cả thuế GTGT và các khoản phụ thu, phí thu thêm mà bên bán được hưởng không phân biệt đã thu tiền hay chưa thu tiền.
Giá thanh toán của hàng hóa, dịch vụ mua vào được xác định bằng giá trị hàng hóa, dịch vụ mua vào hay nhập khẩu đã có thuế GTGT dùng cho sản xuất, kinh doanh hàng hóa dịch vụ chịu thuế GTGT bán ra tương ứng.
Đối với cơ sở kinh doanh bán hàng hóa, dịch vụ có đầy đủ hóa đơn của hàng hóa, dịch vụ bán ra theo chế độ quy định hay có đủ điều kiện xác định được đúng doanh thu bán hàng hóa, dịch vụ như hợp đồng và chứng từ thanh toán nhưng không có đủ hóa đơn mua hàng hóa, dịch vụ đầu vào thì GTGT được xác đinh bằng doanh thu nhân với tỉ lệ % GTGT tính trên doanh thu.
Tỉ lệ % GTGT tính trên doanh thu làm căn cứ xác định GTGT được quy định như sau:
+ Thương mại ( phân phối, cung cấp hàng hóa): 10%
+ Dịch vụ, xây dựng ( trừ xây dựng có bao thầu nguyên vật liệu): 50%
+ Sản xuất, vận tải, dịch vụ có gắn với hàng hóa, xây dựng có bao thầu nguyên vật liệu: 30%
Hoạt động kinh doanh, hộ kinh doanh,cá nhân kinh doanh không thực hiện hay thực hiện không đầy đủ chế độ kế toán hóa đơn, chứng từ theo quy định của Pháp luật thì nộp thuế theo tỉ lệ % GTGT do ban tổ chức quy định.
1.2.1.5. Thuế suất thuế GTGT
Mức thuế suất 0% đối với: hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu, kể cả hàng gia công xuất khẩu, hàng hóa, dịch vụ thuộc diện không chịu thuế giá trị gia tăng xuất khẩu, hoạt động xây dựng lắp đặt công trình của doanh nghiệp chế xuất, hàng bán cho cửa hàng miễn thuế, vận tải quốc tế.
Mức thuế suất 5% đối với hàng hóa dịch vụ
+ Nước sạch phục vụ sản xuất và sinh hoạt
+ Phân bón, quặng để sản xuất phân bón, thuốc trừ sâu bệnh và chất kích thích tăng trưởng vật nuôi cây trồng.
+ Thiết bị, máy móc công cụ chuyên dùng cho y tế
+ Giáo cụ dùng để giảng dạy và học tập là các loại mô hình, hình vẽ, bảng, phấn, thước kẻ, compa dùng để giảng dạy, học tập…
+ Đồ chơi trẻ em, sách các loại, băng từ, đĩa đã ghi hay chưa ghi.
+ Sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản, hải sản đánh bắt chưa qua chế biến hay chỉ sơ chế làm sạch, ướp đông, phơi sấy khô, bóc vỏ ở khâu kinh doanh thương mại.
+ Thực phẩm tươi sống, lương thực, lâm sản chưa qua chế biến ở khâu kinh doanh thương mại.
+ Đường, phụ phẩm trong sản xuất đường.
+ Thức ăn cho vật nuôi.
+ Than đá, đất đá, cát sỏi.
+ Máy xử lí dữ liệu tự động và các bộ phận, phụ tùng của máy.
+ Duy tu, sửa chữa, phục chế di tích lịch sử
+ Vận tải, bốc xếp, nạo vét luồng, lạch, cảng sông, cảng biển, hoạt động trục vét, cứu hộ.
+ Phát hành, chiếu phim video.
Mức thuế suất 10% đối với hàng hóa, dịch vụ:
+ Dầu mỏ, khí đốt, quặng và sản phẩm khai khoáng khác
+ Điện thương phẩm do các cơ sở kinh doanh điện bán ra
+ Sản phẩm điện tử, sản phẩm cơ khí tiêu dùng, đồ điện
+ Sản phẩm hóa chất, mỹ phẩm
+ Sợi, vải, sản phẩm may mặc thêu, ren
+ Giấy và sản phẩm bằng giấy
+ Sữa, bánh, kẹo, nước giải khát và các loại thực phẩm chế biến khác.
+ Sản phẩm gốm, sứ, thủy tinh, cao su, nhựa, gỗ và sản phẩm bằng gỗ, xi măng, gạch, ngói và vật liệu xây dựng khác.
+ Xây dựng, lắp đặt, nhà, kết cấu hạ tầng kĩ thuật của các cơ sở được Nhà nước giao đất, cho thuê đất đầu tư xây dựng để kinh doanh
+ Dịch vụ bưu chính viễn thông và Internet
+ Cho thuê nhà, văn phòng, kho tàng, bến bãi, nhà xưởng, máy móc thiết bị phương tiện vận tải.
+ Dịch vụ tư vấn
+ Dịch vụ kiểm toán, kế toán, khảo sát thiết kế
+ Chụp ảnh, in ảnh, phóng ảnh, in, sang băng, cho thuê băng
+ Khách sạn du lịch ăn uống.
MỤC LỤC

Lời mở đầu trang 1
Phần một: Hệ thống chỉ tiêu thống kê phân tích doanh thu
Thuế giá trị gia tăng, Thuế thu nhập doanh nghiệp và một số phương pháp phân tích thống kê
1.1. Hệ thống chỉ tiêu thống kê 3
1.1.1. Khái niệm hệ thống chỉ tiêu 3
1.1.2. Yêu cầu 3
1.1.3. Nguyên tắc xây dựng hệ thống chỉ tiêu 3
1.2. Hệ thống chỉ tiêu phân tích biến động doanh thu Thuế giá trị gia tăng, Thuế thu nhập doanh nghiệp
1.2.1. Thuế giá trị gia tăng 4
1.2.1.1. Khái niệm 4
1.2.1.2. Căn cứ tính thuế GTGT 5
1.2.1.3. Thời điểm xác định thuế GTGT 7
1.2.1.4. Phương pháp tính thuế GTGT 7
1.2.1.5. Thuế suất thuế GTGT 11
1.2.2. Thuế thu nhập doanh nghiệp 13
1.2.2.1. Khái niệm 13
1.2.2.2. Căn cứ tính thuế TNDN 14
1.2.2.3. Phương pháp tính thuế TNDN 15
1.2.2.4. Thuế suất thuế TNDN 22
1.3. Một số phương pháp phân tích thống kê 23
1.3.1. Phương pháp phân tích hồi quy tương quan 23
1.3.1.1. Nhiệm vụ của phân tích hồi quy và tương quan 23
1.3.1.2. Hồi quy và tương quan giữa hai tiêu thức số lượng 24
1.3.1.3. Hồi quy và tương quan tuyến tính bội 24
1.3.2. Phương pháp phân tích dãy số thời gian 24
1.3.2.1. Khái niệm 25
1.3.2.2. Phân tích đặc điểm của hiện tượng qua thời gian 27
1.3.2.3. Biểu hiện xu hướng phát triển cơ bản của hiện tượng 29
1.3.3. Phương pháp đoán 29
1.3.3.1. Khái niệm 29
1.3.3.2. Một số phương pháp đoán thống kê đơn giản 31
1.3.4. Phương pháp chỉ số 31
1.3.4.1. Khái niệm chỉ số và hệ thống chỉ số 32
1.3.4.2. Phương pháp xây dựng hệ thống chỉ số 33
1.3.4.3. Hệ thống chỉ số phân tích chỉ tiêu bình quân và tổng lượng biến tiêu thức 35
Phần hai: Phân tích thống kê biến động doanh thu thuế của Chi cục thuế Quận Ngô quyền- Hải phòng giai đoạn 2004-2008
2.1. Đặc điểm, tình hình hoạt động của Chi cục thuế Quận Ngô Quyền- Hải phòng 35
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Chi cục thuế Quận Ngô Quyền- Hải Phòng 36
2.1.2. Hệ thống tổ chức bộ máy và cán bộ của Chi cục thuế 36
2.1.3. Thực trạng, nguyên nhân và kết quả chi cục đạt được 36
2.1.4. Phương hướng, nhiệm vụ hoạt động của Chi cục trong năm 2009 37
2.2. Phân tích thống kê biến động doanh thu thuế của Chi cục giai đoạn 2004-2008
2.2.1. Phân tích mối liên hệ giữa số hộ tham gia sản xuất kinh doanh, doanh thu chịu thuế với doanh thu thuế 41
2.2.2. Phân tích biến động của doanh thu thuế giai đoạn 2004-2008 44
2.2.2.1. Phân tích đặc điểm biến động của doanh thu thuế 44
2.2.2.2. Phân tích xu hướng phát triển cơ bản của doanh thu thuế 47
2.2.3. đoán doanh thu thuế trong 2 năm tới 47
2.2.4. Phân tích tác động của các nhân tố ảnh hưởng tới doanh thu thuế 49
2.2.4.1. Biến động của doanh thu thuế GTGT 49
2.2.4.2. Biến động của doanh thu thuế TNDN 54
2.2.5. Phân tích tình hình thực hiện thuế trong 3 năm gần đây 59
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 61
PHỤ LỤC 62
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:


 
Last edited by a moderator:
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Kinh nghiệm vận dụng một số phương pháp dạy học tích cực trong dạy học phân môn Hóa học, bộ môn KHTN 8 tại trường Trung học cơ sở Lương Thế Vinh Luận văn Sư phạm 0
D vận dụng phương pháp dãy số thời gian phân tích biến động của doanh thu của ngân hàng Ngoại thương Việt nam giai đoạn 2000-2009 Luận văn Kinh tế 0
D Sáng kiến kinh nghiệm vận dụng phương pháp dự án vào dạy học địa lý 9 Luận văn Sư phạm 0
D Phân tích nội dung của phương pháp quản lý kinh tế trong hệ thống phương pháp quản lý Từ đó nêu lên ý nghĩa của nó trong việc vận dụng phương pháp Luận văn Kinh tế 0
D Nghiên cứu ứng dụng các phương pháp học máy tiên tiến trong công tác dự báo vận hành hồ Hòa Bình Nông Lâm Thủy sản 0
D Nghiên cứu cách thức xây dựng vận dụng thang bảng lương theo phương thức 3p Luận văn Kinh tế 3
D vận dụng một số phương pháp giải toán hình học không gian lớp 11 nhằm phát triển tư duy sáng tạo cho Luận văn Sư phạm 0
D Vận dụng phương pháp tình huống trong dạy học về anđehit, xeton, axit cacboxylic – chương trình hóa Ngoại ngữ 0
D Vận dụng phương pháp Webquest trong dạy học chương Nhóm oxi (Hóa học lớp 10 nâng cao) Luận văn Sư phạm 0
A Vận dụng phương pháp thống kê phân tích hoạt động tín dụng của ngân hàng thương mại cổ phần quân đội Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top