daigai

Well-Known Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối

MỞ ĐẦU
1.Tính cấp thiết của đề tài
Tư tưởng chính trị thuộc hình thái ý thức xã hội phản ánh
thực tiễn chính trị của xã hội. Tư tưởng chính trị thể hiện quan điểm,
tư tưởng của các giai cấp về việc giành, giữ, và thực thi quyền lực
nhà nước, quyền điều hành và quản lý xã hội nhằm đảm bảo lợi ích
giai cấp.
Tư tưởng chính trị thời thuộc pháp có ảnh hưởng sâu sắc đến
các phong trào yêu nước và phong trào cách mạng của nước ta trước
khi giành được độc lập, nghiên cứu tư tưởng chính trị thời thuộc pháp
vừa có ý nghĩa về mặt lý luận vừa có ý nghĩa về mặt thực tiễn.
Những nội dung trong tư tưởng chính trị thời thuộc Pháp là kết quả
của thực tiễn đấu tranh giành độc lập chống giặc ngoại xâm của ông
cha ta trong nửa sau thế kỷ XX và đầu thế kỷ XXI. Tuy những tư
tưởng trên còn những hạn chế nhất định những đã mang lại những giá
trị trong hoạt động thực tiễn các phong trào yêu nước của dân tộc,
hun dậy ngọn lửa đấu tranh giành độc lập cho đất nước; việc nghiên
cứu cũng có ý nghĩa trong học tập nghiên cứu những tư tưởng chính
trị thời kỳ Pháp thuộc, đó là sự kế thừa và tiếp thu phát triển tư tưởng
chính trị của các nhà trí thức của Việt Nam.
Đã có nhiều công trình nghiên cứu về vấn đề tư tưởng thời
kỳ Pháp thuộc ở nhiều mức độ khác nhau, ở nhiều góc độ khác nhau,
từ văn học, sử học, triết học đến nhà nước pháp luật…công trình này
góp phần nghiên cứu về tư tưởng chính trị thời thuộc Pháp trên cơ sở
nghiên cứu một số nhà tư tưởng tiêu biểu dưới góc độ tiếp cận của
chính trị học.
Nhận thức được ý nghĩa của tư tưởng chính trị thời thuộc
Pháp trong tiến trình lịch sử tư tưởng chính trị của Việt Nam cũng
như đối thực tiễn nghiên cứu chính trị và thực tiễn chính trị hiện nay,

nên tui chọn đề tài: “Tư tưởng chính trị thời thuộc Pháp ở Việt Nam”
làm luận văn thạc sỹ của mình.
1


2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Nghiên cứu về tư tưởng chính trị thời thuộc Pháp ở Việt Nam
đã có nhiều công trình thuộc các lĩnh vực khác nhau nghiên cứu như:
Văn học, Lịch sử, Triết học…
Cuốn sách Lịch sử tư tưởng Việt Nam của tập thể tác giả
Nguyễn Tài Thư, Phan Đại Doãn, Nguyễn Đức Sự, Hà Văn Tấn, Hà
Sỹ Thắng thuộc Viện Triết học, Viện Khoa học xã hội biên soạn, đã
đi sâu nghiên cứ lịch sử tư tưởng Việt Nam trong các giai đoạn lịch
sử cụ thể với nội dung là nghiên cứu tổng thể các vấn đề của lịch sử
tư tưởng Việt Nam từ thời nguyên thủy đến đầu thế kỷ XIX. Các tác
giả khẳng định lịch sử tư tưởng Việt Nam cơ bản là lịch sử tư tưởng
triết học và những tư tưởng có quan hệ mật thiết với triết học, những
tư tưởng đó gắn bó với nhau tác động qua lại với nhau với mức độ
vận động của xã hội.
Bộ sách Sự phát triển của tư tưởng Việt Nam từ thế kỷ XIX
đến Cách mạng tháng Tám gồm 3 (1973) tập của Trần Văn Giàu đã
bàn sâu về các hình thái ý thức dân chủ tư sản đầu thế kỷ XX và sự
bất lực của nó trước thực tiễn xã hội, trước các nhiệm vụ lịch sử.
Công trình cũng nói về những điều kiện hình thành và phát triển tư
tưởng trong giai đoạn lịch sử sau phong trào Cần vương đến chiến
tranh thế giới lần thứ nhất, tác giả đã đi sâu phân tích chủ trương đổi
mới, học tập nước ngoài nhằm canh tân đất nước và đường lối khai
dân trí, chấn dân khí. Ngoài ra tác giả cũng đề cập đến nhiều tư tưởng
chính trị cũng như những vấn đề chính trị đầu thế kỷ XX. Các vấn đề
chính trị cơ bản như cầu viện hay tự lực, bạo động hay cải lương,
quân chủ và dân chủ, xây dựng nhà nước theo chế độ nào chế độ
cộng hòa hay chế độ dân chủ nhằm giành độc lập đưa đất nước phát
triển đi lên, nâng tầm dân tộc, thực chất những quan điểm đó là tiếp
thu tư tưởng của phương Tây, tác giả cũng chỉ ra rằng trước chiến
tranh thế giới lần thứ nhất Việt Nam chưa hình thành giai cấp tư sản,
lực lượng tiếp thu những tư tưởng mới về dân chủ tư sản chủ yếu là
2


tầng lớp nho sĩ, có tư tưởng tiến bộ nhưng vẫn mang những đặc tính
của con người và tâm hồn Việt Nam.
Cuốn sách Tư tưởng Triết học Việt Nam trong bối cảnh du
nhập các tư tưởng chính trị Đông Tây nửa đầu thế kỷ XX là tập hợp
các báo cáo tham gia hội thảo quốc tế do trường Đại học Khoa học
Xã hội và Nhân văn Hà Nội tổ chức năm 2005. Bài viết của các tác
giả được biên tập làm ba phần: Tư tưởng triết học Việt Nam đầu thế
kỷ XX; phương pháp tiếp cận; sự du nhập các trào lưu tư tưởng
phương Đông vào Việt Nam và ảnh hưởng của nó đến tư tưởng Triết
học Việt nam đầu thế kỷ XIX. Các tác giả của sách đều cho rằng đầu
thế kỷ XIX là một thời kỳ đặc biệt các nhà Nho thời bấy giờ có cơ
hội tiếp cận với tư tưởng phương Tây thông qua tân thư, và các tư
tưởng triết học, chính trị...cơ bản là sự kết hợp giữa tư tưởng truyền
thống và tư tưởng dân chủ tư sản tạo ra những trào lưu tư tưởng ở
nước ta.

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 

Các chủ đề có liên quan khác

Top