daigai

Well-Known Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối

MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................... 2
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ............................................................... 6
DANH MỤC CÁC BẢNG................................................................................ 7
MỞ ĐẦU........................................................................................................... 8
0.1. Lí do chọn đề tài..................................................................................... 8
0.2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu ................................................................... 10
0.3. Mục đích nghiên cứu............................................................................ 12
0.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ....................................................... 12
0.5. Phương pháp nghiên cứu ..................................................................... 13
0.6. Những đóng góp của luận văn ............................................................. 15
0.7. Cấu trúc luận văn ................................................................................. 16
Chương 1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ TỪ VÀ PHƯƠNG NGỮ TIẾNG VIỆT. 17
1.1. TỪ TIẾNG VIỆT ................................................................................. 17
1.1.1. Khái niệm....................................................................................... 17
1.1.2. Cấu tạo ........................................................................................... 19
1.1.3. Ngữ âm - ngữ nghĩa...................................................................... 21
1.2. PHƯƠNG NGỮ TIẾNG VIỆT ............................................................ 24
1.2.1. Khái niệm ..................................................................................... 24
1.2.2. Sự hình thành................................................................................ 25
1.2.3. Phân vùng ..................................................................................... 29
Chương 2. TỪ NGỮ CHỈ THỰC VẬT TRONG CÁC PHƯƠNG NGỮ
TIẾNG VIỆT XÉT VỀ MẶT CẤU TẠO....................................................... 32
2.1. TỪ ........................................................................................................ 32
2.1.1. Phương ngữ Bắc ............................................................................ 32
2.1.2. Phương ngữ Trung........................................................................ 33
2.1.3. Phương ngữ Nam.......................................................................... 33
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phi4
2.2. NGỮ..................................................................................................... 36
2.2.1. Phương ngữ Bắc ........................................................................... 36
2.2.2. Phương ngữ Trung........................................................................ 38
2.2.3. Phương ngữ Nam.......................................................................... 41
Chương 3. TỪ NGỮ CHỈ THỰC VẬT TRONG CÁC PHƯƠNG NGỮ
TIẾNG VIỆT XÉT VỀ MẶT NGỮ ÂM - NGỮ NGHĨA.............................. 48
3.1. TỪ NGỮ VỪA CÓ SỰ BIẾN THỂ VỀ NGỮ ÂM VỪA CÓ SỰ
TƯƠNG ĐỒNG VỀ NGHĨA...................................................................... 48
3.3.1. Biến thể phụ âm đầu ...................................................................... 48
3.3.2. Biến thể phần vần .......................................................................... 51
3.3.3. Biến thể thanh điệu ........................................................................ 55
3.2. TỪ NGỮ CÓ SỰ BIẾN THỂ VỀ MẶT NGỮ ÂM VÀ CÓ BIẾN ĐỔI
ÍT NHIỀU VỀ NGHĨA................................................................................ 57
3.3. TỪ NGỮ CÓ HÌNH THỨC NGỮ ÂM TRÙNG NHAU NHƯNG
NGHĨA KHÁC NHAU ............................................................................... 60
3.4. TỪ NGỮ CÓ NGHĨA GIỐNG NHAU NHƯNG HÌNH THỨC NGỮ
ÂM KHÁC NHAU...................................................................................... 64
3.4.1. Lựa chọn những thuộc tính không giống nhau làm cơ sở khu biệt
khi định danh ........................................................................................... 65
3.4.2. Xuất phát từ những nguồn gốc khác nhau.................................... 73
3.4.3. Lưu giữ từ ngữ cổ, từ ngữ địa phương ......................................... 77
3.5. MỞ RỘNG HOẶC THU HẸP DUNG LƯỢNG NGHĨA CỦA TỪ
NGỮ ............................................................................................................ 81
KẾT LUẬN..................................................................................................... 85
TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................... 88
PHỤ LỤC I...................................................................................................... 94
MỞ ĐẦU
0.1. Lí do chọn đề tài
Thực vật có vai trò quan trọng trong đời sống con người và xã hội. Từ
khi xuất hiện, loài người đã tiếp xúc với thực vật. Con người đã biết tận dụng
chúng để phục vụ nhu cầu vật chất hàng ngày như ăn, mặc, ở đi lại,… dần dần
họ còn biết tận dụng chúng để trang trí, thưởng thức và nhiều loại đã trở thành
những biểu tượng tinh thần cao quý. Cũng từ đó, loài người đã phải tìm cách
gọi tên để ghi nhớ và phân biệt các loại cây cối với nhau.
Việt Nam nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa, địa hình có sự phân
hóa đa dạng. Do đó, giới thực vật ở đây đa dạng về chủng loại, nhiều về số
lượng và có giá trị về chất lượng. Mỗi loại có những thuộc tính, công dụng
khác nhau. Khi đặt tên cho những loại thực vật này, người Việt Nam thường
dựa vào một hay một số thuộc tính nào đó của chúng, làm căn cứ để hiểu,
phân biệt. Vì vậy, định danh có tầm quan trọng đặc biệt đối với cuộc sống con
người. Nếu đối tượng xung quanh con người không có tên gọi thì con người
sẽ không phân biệt được đâu là A, đâu là B và sẽ ảnh hưởng đến quá trình
giao tiếp và tư duy. Đỗ Hữu Châu đã từng nhận định: “Con người cần đến các
tên gọi các đối tượng xung quanh như cần đến không khí” vì “mất cái tên gọi
con người sẽ mất một trong những khả năng định hướng trong thế giới quanh
mình” [10; 192].
Tiếng Việt là ngôn ngữ quốc gia thống nhất, là ngôn ngữ chung cho cả
54 dân tộc anh em sống trên lãnh thổ Việt Nam. Xét ở mặt bất biến, ngôn ngữ
quốc gia là thống nhất cho toàn xã hội vì “là cái chung cho mọi người trong
một xã hội, không thể nào mảy may vi phạm nó được, vi phạm nó lập tức sự
giao tiếp bị chặn lại, người nói và người nghe sẽ không hiểu nhau” [12; 34].
Nhưng trong phạm vi cái bất biến đó, vẫn có những độ xê dịch khá lớn, cho
từng YT, từng cấu trúc. Vì vậy, tiếng Việt thống nhất trong sự đa dạng. Tính9
đa dạng của tiếng Việt thể hiện trên nhiều mặt, ở phong cách thể hiện, ở hiệu
quả thể hiện, ở tính phân tầng xã hội, ở khu vực dân cư. Xét trên bình diện địa
lý, như chúng ta đã biết, lịch sử phát triển của Việt Nam luôn phải trải qua
những biến động với những giai đoạn lịch sử khác nhau. Lịch sử văn hóa Việt
Nam gắn liền với quá trình Nam tiến của dân tộc. Vì vậy, ở mỗi vùng miền
khác nhau, có những đặc điểm về mặt lịch sử - tự nhiên khác nhau. Sự giao
lưu, tiếp xúc các giá trị văn hóa cũng có sự khác nhau rõ rệt. Điều đó được thể
hiện trên nhiều lĩnh vực, đặc biệt là ngôn ngữ - một thành tố quan trọng của
văn hóa.
Những người Việt Nam ở các khu vực địa lý khác nhau, do ảnh hưởng
bởi những điều kiện tự nhiên – xã hội, sự giao lưu, tiếp xúc khác nhau như
vậy nên cũng cùng một loại thực vật, họ có thể có những cách nhìn nhận, đặt
tên khác nhau. Sự khác nhau đó không chỉ đơn thuần là sự khác nhau về cách
phát âm, từ ngữ mà đằng sau nó còn chứa đựng nhiều giá trị văn hóa, cách tri
nhận mang đậm đặc điểm tâm lý của người dân từng vùng. Sự khác nhau này
tuy góp phần làm cho tiếng Việt thêm phong phú, đa dạng nhưng cũng gây ra
nhiều khó khăn trong việc giao tiếp, hiểu biết lẫn nhau của những người ở các
vùng miền khác nhau.
Nhưng hiện nay lại chưa có công trình nào quan tâm nghiên cứu một
cách có hệ thống, để khám phá ra những đặc điểm có tính quy luật, những
khác biệt chủ yếu về mặt cấu tạo, ngữ âm - ngữ nghĩa trong cách định danh từ
ngữ chỉ thực vật.
Mặt khác, đối chiếu từ ngữ chỉ thực vật cũng có thể giúp chúng ta thấy
rõ hơn vai trò của từ ngữ ĐP trong một vài lĩnh vực về mặt sử dụng, như
trong sáng tạo văn học nghệ thuật, trong công cuộc giữ gìn sự trong sáng và
chuẩn hóa ngôn ngữ; là cơ sở khoa học cho sự phân vùng PN tiếng Việt.
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phi10
Xuất phát từ yêu cầu lí luận và thực tiễn như trên, thiết nghĩ đề tài: “Từ
ngữ chỉ thực vật trong tiếng Việt (đối chiếu giữa các phương ngữ)” được
thực hiện sẽ mang lại nhiều ý nghĩa thiết thực, đóng góp cùng các tác giả đi
trước nghiên cứu từ ngữ chỉ thực vật trong các PN tiếng Việt một cách toàn
diện hơn.
0.2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu
Trong lịch sử phát triển văn minh nhân loại, thực vật luôn giữ một vai
trò quan trọng. Vì vậy, một hệ thống từ ngữ chỉ thực vật được ra đời từ rất
sớm trong ngôn ngữ loài người. Chính điều này cũng đã thu hút sự chú ý của
các nhà khoa học nghiên cứu về từ ngữ chỉ thực vật. Trong tiếng Việt, chúng
ta có thể kể đến đóng góp của các nhà nghiên cứu với các công trình tiêu biểu
theo thời gian như sau:
Năm 1999, trong công trình “Vai trò của thực vật trong đời sống văn
hóa Việt Nam và Đông Nam Á”, Trần Ngọc Thêm [54] đã đi sâu phân tích
vai trò của thực vật trong ăn uống, trồng trọt (văn minh cây cỏ); ở, đi lại, đồ
dùng (văn minh tre gỗ) và trong tôn giáo, ngôn ngữ, nghệ thuật (đời sống tinh
thần) của người Việt Nam .
Bốn năm sau, Trong Luận án Từ ngữ chỉ động thực vật trong tiếng Việt
và tiếng Anh [70], Nguyễn Thanh Tùng đã so sánh từ ngữ chỉ thực vật tiếng
Việt và tiếng Anh trong từ điển giải thích, trong thành ngữ và tục ngữ dựa
trên cơ sở phân loại từ ngữ chỉ thực vật dùng theo nghĩa đen và nghĩa bóng.
Trong công trình này, tác giả đã chỉ ra những đặc trưng ngôn ngữ - văn hóa
của hai dân tộc Việt và Anh với hai loại hình ngôn ngữ và văn hóa khác biệt
nhau.
Hồ Văn Tuyên (2005) trong Đặc điểm định danh từ vựng trong
phương ngữ Nam Bộ” [71; 95 - 99], tác giả có đề cập đến cách định danh thực11
vật ở Nam Bộ xét về mặt cấu tạo, cách biểu thị và ngữ nghĩa. Qua
cách định danh này, tác giả cho ta thấy rõ nét văn hóa rất đặc trưng trong tư
duy của người Việt nói chung và người Nam Bộ nói riêng.
Năm 2008, với công trình “Văn minh cây cỏ trong văn hóa Việt Nam”,
Triệu Thế Hùng [29] lại một lần nữa bàn về vai trò của thực vật trong đời
sống văn hóa Việt Nam. Tuy nhiên, quan niệm văn minh cây cỏ của tác giả
bao hàm cả văn minh cây cỏ, văn minh tre gỗ và đời sống tinh thần theo quan
niệm của Trần Ngọc Thêm. Cách quan niệm tuy có khác nhau nhưng nhìn
chung bài viết cũng không có phát hiện gì mới so với những phát hiện của
Trần Ngọc Thêm.
Trong công trình “Ngôn ngữ học tri nhận: Từ lí thuyết đại cương đến
thực tiễn tiếng Việt” [53; 247-254], Lý Toàn Thắng đi sâu vào việc nghiên
cứu ngữ nghĩa của từ “cây” và sự phân loại dân dã thực vật ở người Việt”.
Ông xác định có 11 ý nghĩa và cách dùng của từ cây và sự phân loại dân dã
thực vật của người Việt, về cơ bản, không phải là nguyên lý “phân loại sinh
học” mà quan trọng là tính chất về tri giác và văn hóa, và trong đó chủ yếu là
nguyên lý “lấy con người làm trung tâm”.
Năm 2010, trong công trình Đặc trưng văn hóa dân tộc của ngôn ngữ
và tư duy, Nguyễn Đức Tồn [65; 281 - 283] đã trình bày 18 loại đặc trưng
được chọn làm cơ sở để định danh thực vật trong tiếng Việt có sự đối chiếu
với tên gọi trong tiếng Nga, Cadắcstan, Anh. Thông qua bảng đối chiếu và
cách tính hệ số tương quan về tư duy giữa các dân tộc, tác giả nhận thấy bộ lí
do của tiếng Việt phong phú hơn các ngôn ngữ khác và khi định danh thực
vật, tư duy người Việt gần với người Cadắcstan hơn, sau đó là người Anh.
Trong công trình “Văn minh vật chất của người Việt” [60; 324], Phan
Cẩm Thượng đã đề cập đến vai trò của thực vật trong mối quan hệ với sự phát
triển nền văn minh vật chất của người Việt. Dựa trên mục đích sử dụng, ông
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phi12
chia thế giới thực vật của người Việt thành “bốn loại rõ ràng: cây cho quả,
cây cho gỗ, cây làm cảnh và cây hoa màu để ăn”.
Tóm lại, từ ngữ chỉ thực vật trong tiếng Việt được các tác giả đi trước
đề cập đến ở nhiều góc độ: văn hóa, tri nhận, đối chiếu. Tuy nhiên, ở đây các
tác giả đối chiếu tiếng Việt với một hay một vài ngôn ngữ khác, chứ chưa đối
chiếu từ ngữ chỉ thực vật trong nội bộ ngôn ngữ với nhau. Vì vậy, có thể nói
rằng, cho đến nay chưa có một công trình nào nghiên cứu một cách có hệ
thống về từ ngữ chỉ thực vật nhằm tìm ra những khác biệt giữa các PN. Luận
văn kế thừa và phát triển những thành tựu nghiên cứu liên quan đến từ ngữ
chỉ thực vật của những người đi trước và xem chúng như chỗ dựa về mặt lý
thuyết cho những miêu tả, lý giải và nhận định trong công trình nghiên cứu
này.
0.3. Mục đích nghiên cứu
Thực hiện đề tài này, chúng tui nhằm những mục đích sau:
1. Thông qua khảo sát các từ điển thường dùng và thực tế điền dã,
người viết cố gắng thu thập từ ngữ chỉ thực vật có sự khác nhau trong định
danh giữa các PN, sau đó thống kê, phân loại;
2. Đối chiếu từ ngữ chỉ thực vật giữa các PN xét về mặt cấu tạo, ngữ
âm - ngữ nghĩa để làm rõ cách tri nhận, cũng như YT văn hóa, địa lý có ảnh
hưởng đến quy luật định danh của từng PN nói riêng và Việt Nam nói chung.
3. Bên cạnh đó, thông qua đối chiếu nhóm từ ngữ chỉ thực vật giữa các
PN, người viết rút ra những đặc trưng, những nét khác biệt chủ yếu về mặt
cấu tạo, ngữ âm - ngữ nghĩa giữa các PN, có sự so sánh với ngôn ngữ TD.
0.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là từ ngữ chỉ thực vật trong tiếng
Việt. Nói đến từ ngữ chỉ thực vật trong tiếng Việt, chúng ta có thể đề cập đến13
nhiều vấn đề khác nhau. Tuy nhiên, trong công trình này, chúng tui chỉ nghiên
cứu từ ngữ chỉ thực vật trên các phương diện: đối chiếu cấu tạo, ngữ âm - ngữ
nghĩa giữa các PN.
Thực vật được người viết quan niệm ở đây là các loại cây cỏ. Các thực
vật được chọn để đối chiếu phải là những thực vật có quan hệ gần gũi trong
thực tiễn và có vai trò quan trọng trong đời sống vật chất, tinh thần của người
dân.
Tư liệu phục vụ cho việc nghiên cứu đề tài được chúng tui thu thập từ
hai nguồn chủ yếu sau:
 Từ điển
• Từ điển tiếng Việt của Hoàng Phê chủ biên [45]
• Từ điển tiếng địa phương Nghệ Tĩnh của Nguyễn Nhã Bản [3]
• Từ điển từ ngữ Nam Bộ của Huỳnh Công Tín [62]
• Từ điển tranh về các loại củ, quả của Lê Quang Long [37]
• Từ điển tranh về các loài hoa của Lê Quang Long [38]
• Từ điển tranh về các loài cây của Lê Quang Long [39]
 Điền dã
Do giới hạn thời gian, chúng tui không thể khảo sát hết tất cả các tỉnh
mà chỉ chọn khảo sát điểm. Cụ thể như sau:
• PNB, khảo sát các tỉnh Bắc Ninh, Hà Nội;
• PNT, khảo sát các tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh;
• PNN, khảo sát các tỉnh Vĩnh Long, Trà Vinh.
0.5. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện đề tài này, chúng tui sử dụng các phương pháp chủ yếu
sau:
Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Khảo sát trường từ vựng ngữ nghĩa chỉ người phụ nữ trong sáng tác của nam cao Văn học 0
D Đặc trưng ngôn ngữ - Văn hóa Việt qua thành ngữ, tục ngữ có từ chỉ màu sắc (so sánh với tiếng Anh) Ngoại ngữ 0
D Sự nghiên cứu các đặc điểm ngôn ngữ của các cụm từ chỉ sự rào đón trong các bài giảng bằng tiếng Anh Văn học 0
D Tìm hiểu các từ ngữ chỉ bộ phận cơ thể người trong ca dao việt nam Văn học 0
X Đối chiếu đặc trưng ngữ nghĩa của nhóm từ chỉ quan hệ thân tộc trong tiếng Anh và tiếng Việt Luận văn Sư phạm 4
D Thành ngữ có từ chỉ động vật trong tiếng Nhật Luận văn Sư phạm 2
S Đặc điểm từ vựng ngữ nghĩa nhóm từ chỉ các bộ phận cơ thể trong tiếng Hán Văn hóa, Xã hội 0
P Khảo sát đặc trưng từ, ngữ chỉ bộ phận cơ thể người trong tiếng Việt liên hệ chuyển dịch sang tiếng Văn hóa, Xã hội 2
D Nghiên cứu thành ngữ chỉ tâm lí tình cảm trong tiếng Hán từ góc độ ngôn ngữ học tri nhận (Có liên hệ Văn hóa, Xã hội 2
A Tìm hiểu đặc điểm ngữ pháp - từ vựng của tổ hợp từ có trạng từ chỉ mức độ cao trong tiếng Anh và tiế Văn hóa, Xã hội 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top