cucnguyen5x

New Member

Download miễn phí Luận văn Truyện cổ dân gian mang màu sắc Phật giáo của Việt Nam và các nước Đông Nam Á nghiên cứu dưới góc độ so sánh loại hình





Truyện cổdân gian mang màu sắc Phật giáo tuy không làm thành một tiểu loại hay
một dòng truyện riêng trong ý thức nhân dân, thậm chí của đa sốngười sưu tầm, biên soạn mà chỉlà
một bộphận chiếm tỷlệkhá lớn nhưng cũng mang những đặc điểm riêng đáng quan tâm trong kho
tàng truyện cổcủa các dân tộc ở Đông-Nam châu Á. Riêng đối với nguồn truyện trong nước, chúng tôi có một danh sách tưliệu tác phẩm khá dồi dào đểtham khảo và tuyển lựa. Đó là những công trình sưu tầm, những tuyển tập truyện cổcủa các học giả, các tập thểtác giả đã dày công thu thập, chỉnh lí, biên soạn và xuất bản từtrước đến nay như Lĩnh Nam chích quái(VũQuỳnh - Kiều Phú;), Việt Điện U Linh (Trần ThếPháp), Truyện cổnước Nam(Ôn NhưNguyễn Văn Ngọc), Kho tàng truyện cổtích Việt Nam(Nguyễn Đổng Chi), Tổng tập văn học dân gian Việt Nam(Ủy ban Khoa học Xã hội) , đặc biệt là công trình tuyển chọn Những truyện cổViệt Nam mang màu sắc Phật giáocủa LệNhưThích Trung
Hậu. Do đó, việc tham khảo và chọn lọc đối tượng khảo sát khá thuận lợi.



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

n chung cục của nhân vật ác đều mang đậm dấu ấn của tư
tưởng Phật giáo.
Xét trong thế đối sánh giữa truyện Tấm Cám của Việt Nam với những truyện cùng típ ở các
nước cùng khu vực Đông Nam Á, yếu tố Phật giáo có xu hướng thể hiện rõ nét hơn, dễ nhận diện hơn
ở truyện các nước theo đạo Phật Theravada, đặc biệt là Thái Lan và Lào. Ở truyện của người Việt,
ngoài nhân vật Bụt đóng vai trò trợ thủ, được dân gian hoá danh xưng cũng như đặc điểm một cách
mạnh mẽ, màu sắc Phật giáo chìm ẩn thấp thoáng và lẩn khuất mơ hồ ở hình thức tái sinh đặc biệt của
nhân vật. Ở đây, chúng tui không chủ ý đối lập sự ảnh hưởng mạnh mẽ hay yếu ớt của Phật giáo ở
truyện cổ các nước bạn với truyện cổ người Việt mà chỉ xét ở khía cạnh dễ hay khó nhận diện, rõ nét
hay ít rõ nét mà thôi. Vấn đề mức độ ảnh hưởng, thiết nghĩ, cần được nghiên cứu kỹ càng trên cơ
sở liên ngành bởi những chuyên gia tôn giáo học cũng như văn hoá học và sử học.
2.3.2. Típ truyện Vợ chồng chim sẻ
2.3.2.1. Phần mở đầu
Bảng 2.5. Phần mở đầu của típ truyện Vợ chồng chim sẻ
PHẦN MỞ ĐẦU
CAMPUCHIA THÁI LAN LÀO MYANMA
Kiếp luân hồi của cặp chim đa đa Tình yêu của đôi
chim
Vợ chồng chim
sẻ
Vợ chồng chim
sẻ
Mở đầu bằng câu chuyện ân oán giữa vợ
chồng người thợ săn và cặp chim đa đa
* Sự tái sinh của nhân vật phụ
- đôi chim
- chim trống
 người thợ săn
- chim mái
 vợ người thợ săn
* Sự tái sinh của nhân vật chính
- người thợ săn
 chim trống
- người vợ
 chim mái
Mở đầu trực tiếp
câu chuyện của đôi
chim
Mở đầu bằng câu
chuyện của đôi
chim và vị ẩn sĩ
1
Mở đầu trực
tiếp câu chuyện
của đôi chim
Cách mở đầu của Campuchia (truyện Kiếp luân hồi của cặp chim đa đa) thể hiện định hướng
nội dung tư tưởng mang nặng tính thuyết giáo của đạo Phật. Quan sát kỹ, câu chuyện xoay quanh nội
dung chính kể về các kiếp sinh của cặp vợ chồng người thợ săn chứ không phải của đôi chim như ở các
truyện của Thái Lan, Lào, Myanma, theo sơ đồ: người chồng  chim trống  chàng trai nghèo;
người vợ  chim mái  công chúa. Hiện tượng “nhồi” gấp đôi hình thức tái sinh ngay từ đầu thể
hiện sự nhấn mạnh, tô đậm nội dung luân hồi, quả báo, với chủ ý đưa người nghe, người đọc vào
không khí của tôn giáo: Tai hoạ đến với đôi chim (hoá kiếp của vợ chồng người thợ săn) không phải là
một tai nạn ngẫu nhiên mà là quả báo của tiền kiếp.
Truyện của Lào cũng chủ ý móc nối ngay từ đầu tinh thần Phật giáo nhưng theo một định hướng
khác. Chi tiết vị ẩn sĩ thiếu kiên nhẫn đối với cuộc cãi vả của đôi chim ít nhiều thể hiện cái nhìn phê
phán đối với những người tu hành không chuyên tâm, vì thế không giữ được tâm thanh tịnh. Tuy
nhiên, nhân vật này cũng chỉ góp mặt như là một yếu tố nêu nguyên cớ cho sự mở đầu tai hoạ của đôi
chim.
2.3.2.2. Phần phát triển
Bảng 2.6. Phần phát triển của típ truyện Vợ chồng chim sẻ
PHẦN PHÁT TRIỂN
CAMPUCHIA THÁI LAN LÀO MYANMA VIỆT NAM
Kiếp luân hồi của
cặp chim
đa đa
Tình yêu của đôi
chim
Vợ chồng chim sẻ Vợ chồng chim sẻ Sự tích chim
tu hú
* Sự tái sinh
- chim trống
 chàng trai cùng kiệt
- chim mái
 công chúa
* Sự tái sinh
- chim trống
 chàng trai nhà
giàu
- chim mái
 công chúa
* Sự tái sinh
- chim trống
 hoàng tử
- chim mái
 công chúa
* Sự tái sinh
- chim trống
 nai đực
 lợn đực
 chàng trai
cùng kiệt
- chim mái
 nai cái
 lợn cái
 cô gái nhà giàu
* Nhân vật trợ thủ:
người thầy nổi tiếng
và người bạn của
chàng trai
* Nhân vật trợ
thủ: vị ẩn sĩ 2
* Lối kết cấu: truyện
lồng trong truyện
* Lối kết cấu: truyện
lồng trong truyện; có
sự xuất hiện một
nhân vật mới: người
* Lối kết cấu:
truyện lồng trong
truyện
* Không kết cấu
theo kiểu truyện
lồng trong truyện
Cốt truyện được
phân rã; chi tiết
đôi chim làm tổ
trên vành tai nhà
bạn của chàng trai sư tham gia vào
một câu chuyện
khác
Có thể thấy, màu sắc luân hồi đậm đặc ở truyện Vợ chồng chim sẻ của Myanma qua nhiều lần
hoá kiếp của đôi sinh linh bé nhỏ. Trước khi đầu thai thành đôi trai gái, vợ chồng chim sẻ lần lượt
chuyển các kiếp vợ chồng nai, vợ chồng lợn rừng. Hình thức “bội tam” của sự tái sinh một mặt thể
hiện chủ ý tô đậm học thuyết luân hồi, nhưng có lẽ, hướng nhiều hơn đến ý nghĩa phê phán nữ nhân
theo tinh thần tinh tấn của Phật giáo. Điều này cho thấy sự ảnh hưởng hết sức sâu đậm cái nhìn của nhà
Phật về những hệ luỵ mà nữ nhân gây ra cho nam giới34. Do sự đỏng đảnh thái quá mà nai cái, lợn cái
đưa chồng đến chỗ chết. Đặc điểm này một lần nữa minh chứng sự khác biệt trong quan niệm về người
phụ nữ giữa Việt Nam với các nước cùng khu vực. Dù muốn dù không, ảnh hưởng đóng vai trò thiết
chế của Phật giáo ở các nước theo Phật giáo Tiểu thừa vẫn tạo ra một sức kiềm toả nặng nề của những
tư tưởng Phật giáo chính thống lên quan niệm sống dân gian…
Truyện của Lào, cũng trên tinh thần chung thể hiện tư tưởng luân hồi, nhìn chung không có đột
biến về mặt cấu tạo cốt truyện. Truyện của Thái Lan có đột biến ở phần phát triển cốt truyện nhưng
nhìn chung ít phục vụ cho ý nghĩa tôn giáo. Việc đưa một nhân vật mới (người bạn của chàng trai) vào
tiến trình hành động không chỉ là một thủ pháp gia tăng sự li kỳ hấp dẫn của truyện mà còn thể hiện tín
ngưỡng bản địa về vấn đề bùa chú và niềm tin vào sự tồn tại của linh hồn con người. Nhân vật mới này
đóng vai trò như là người trợ thủ cho nhân vật chính trong cuộc thử thách kết hôn.
Về nhân vật chức năng, chỉ truyện Vợ chồng chim sẻ của Lào có nhân vật Phật giáo đóng vai trò
trợ thủ35. Trên đường đi cầu hôn công chúa Chănthachon, hoàng tử Vôlachít gặp một vị ẩn sĩ, được
ông ta truyền dạy phép thuật có thể khiến đồ vật trò chuyện. Nhờ đó mà chàng thành công trong việc
phá bỏ lời nguyền tiền kiếp của công chúa. Chi tiết này ít nhiều ca ngợi những người tu hành chân
chính, đạo cao đức trọng. Ý nghĩa ấy càng nổi rõ hơn khi đối sánh vị ẩn sĩ này với vị ẩn sĩ xuất hiện ở
đầu truyện.
Đặc biệt, hình thức kể chuyện “truyện-trong-truyện” (story in story) xuất hiện hầu hết ở những
truyện của Campuchia, Lào, Thái Lan (trừ Myanma). Sử dụng một hay một số câu chuyện để lồng
vào một truyện khung (frame story) là hình thức kết cấu rất quen thuộc của truyện cổ Ả Rập, Ấn Độ.
Đặc biệt, đức Phật cũng thường xuyên sử dụng hình thức kể chuyện này để dẫn dụ, khai mở cho các
học trò trong khi thuyết pháp36. Hình thức cốt truyện lồng truyện cũng tìm thấy ở các truyện có mang
34 Trong Jataka, hầu hết nguyên nhân dẫn đến sự thối thất tinh tấn ở các tỷ kheo đều xuất phát từ những hệ luỵ mà nữ nhân gây ra.
35 Truyện của Thái Lan kể rằng chàng trai được một người thầy nổi tiếng truyền dạy phép thuật nhưng không nói rõ người thầy đó là
thầy phù thu
 

Các chủ đề có liên quan khác

Top