cunxinh9x

New Member
LINK TẢI LUẬN VĂN MIỄN PHÍ CHO AE KET-NOI
Thiết kế Trục bánh xe của cần trục chân đế
I. Giới thiệu chung:
Ngày nay trong sư phát triển của khoa học kỹ thuật các thiết bị máy được nhập vào nước ta rất nhiều, trong quá trình sử dụng và khai thác, do một số nguyên nhân như: thờigian sử dụng quá lâu, các chi tiết bị mài mòn và hư hỏng hay do sai sot trong quá trình khai thác cũng làm cho các chi tiét bị hư hỏng…
Để có những chi tiết kịp thời thay thế, sửa chữa cho máy, hạn chế được sự tốn kém do nhập linh kiện từ ngoài vào. Do vậy, ngày nay ngành công nghệ chế tạo trở thành ngàng quan trọng trong lĩnh vực công nghiệp ở nước ta.
Mục tiệu của việc gia công chế tạo máy là nhằm tạo ra các chi tiết đạt yêu cầu về kỹ thuật, hình dáng, kích thước, độ bền đồng thời hạn chế được tốn kém về kinh tế khi phải mua từ ngoài.
Trục bánh xe của cần trục chân đế là một chi tiết rất quan trọng không thể thiếu trong cụm di chuyển cần trục. Với quy trình chế tạo trục được trình bày dưới đây sẽ góp phần trong việc chế tạo trục chất lượng tốt đảm bảo được yêu cầu kỹ thuật.
II. Phân tích chức năng và điều kiện làm việc của chi tiết:
Trục dùng để đỡ các chi tiết máy quay như: bánh xe, đĩa xích…, để truyền momen xoắn
hay để truyền chuyển động qua các chi tiết lắp trên nó.
Trục bánh xe nối phần trái và phải hộp chủ động của Cần trục chân đế sức nâng 32T là thiết bị làm việc linh hoạt, di chuyển trên 32 bánh xe, mỗi cụm có 4 bánh xe, với 2 bánh xe chủ động,
III. Điều kiện kỹ thuật:
Khi chế tạo các chi tiết dạng trục cần bảo đảm các điều kiện kỹ thuật sau:
- Độ chính xác kích thước đường kính các cổ trục để lắp ghép, yêu cầu cấp chính xác 7-8 có thể tới cấp 6; các sai số hình dáng, hình học như độ côn, độ ô van nằm trong giới hạn dung sai đường kính.
- Độ chính xác kích thước chiều dài mỗi bậc trục trong khoảng 0.05- 0.2 mm.
- Độ chính xác về vị trí tương quan như độ đảo các cổ trục, độ không thẳng góc giữa đường tâm và mặt đầu vai trục sai lệch giới hạn trong khoảng 0.01-0.1 mm.
- Độ nhám bề mặt của các cổ trục lắp ghép Ra= 1.25-0.16 tuỳ theo yêu cầu làm việc cụ thể
- Về tính chất cơ lý của bề mặt trục như độ cứng bề mặt, độ thấm tui tùy theo từng trường hợp cụ thể mà có yêu cầu riêng. Một số trục làm việc với tốc độ cao còn có yêu cầu cân bằng tĩnh hay cân bằng động.
IV. Xác định dạng sản xuất:
1. Sản lượng chi tiết cần chế tạo:
Số sản phẩm trong một năm theo kế hoạch là: N0=30(chiếc)
Vậy lượng chi tiết cần chế tạo trong một năm tính theo công thức:
N=N1.m. (Công thức 2 sách thiết kế đồ án CNCT)
N=33(chiếc/năm)
Trong đó:
N1= 30 chiếc: Số sản phẩm trong một năm theo kế hoạch.
m=1: Số chi tiết trong một sản phẩm.
=6%: Số chi tiết được chế tạo thêm để dự trữ.
=3%: Số chi tiết phế phẩm trong quá trình ch
2. Trọng lượng chi tiết:
Q1= V. (kG)
Trong đó:
V: Thể tích của chi tiết (dm3)
=7,852: Trọng lượng riêng của vật liệu(kG/dm3)
Q1=6,24.7,852=49(kG)
Dựa vào bảng 2 sách Thiết kế đồ án CNCT ta xác định đây là dạng sản xuất hàng loạt nhỏ.
Phần II: XÁC ĐỊNH PHƯƠNG PHÁP CHẾ TẠO PHÔI VÀ THIẾT KẾ BẢN VẼ CHI
TIẾT LỒNG PHÔI

I. Cấu tạo của chi tiết:
Trục của bánh xe là chi tiết có dạng hình tròn đặc, chiều dài là 480mm.
Ở hai mặt đầu có khoan 2 lỗ cho dầu bôi trơn đi qua để bôi trơn bề mặt trục.
Ở cách hai đầu trục 14mm có chuốt đi 2 miếng có chiều rộng 13mm và chiều sâu 12.5mm.
II. Chọn phôi:
Căn cứ vào hình dáng, kết cấu và sản lượng của trục, ta chọn phôi dùng để chế tạo trục là phôi dập. Vật liệu chế tạo trục là thép 45, do hệ số ma sát trong thép cacbon lớn hơn thép hợp kim, do đó có thể hạ giá thành sản phẩm.
Trước khi gia công, việc gia công chuẩn bị phôi được tiến hành ở phân xưởng chuẩn bị phôi. Vì đây là phôi dập nên các bavia, đậu ngót, đậu rót được làm sạch trước khi đem gia công. Gia công lỗ tâm, cắt phôi có đường kính 150mmvà chiều dài 530mm tại xưởng chuẩn bị phôi.
Phần III: QUI TRÌNH CÔNG NGHỆ CÁC CHI TIẾT DẠNG TRỤC


Vì dạng sản xuất là hàng loạt nhỏ, để đạt năng suất cao trong điều kiện sản xuất Việt Nam thì đường lối công nghệ thích hợp nhất là phân tán nguyên công. Ở đây ta dùng máy vạn năng kết hợp đồ gá huyên dùng dễ chế tạo.
I. Chuẩn định vị khi gia công các chi tiết trục:
Đối với chi tiết dạng trục yêu cầu về độ đồng tâm giữa các cổ trục là rất quan trọng. Để đảm bảo yêu cầu này, khi gia công trục cần dùng chuẩn tinh thống nhất.
Chuẩn tinh thống nhất khi gia công các chi tiết dạng trục là 2 lỗ tâm côn ở 2 đầu trục. Dùng 2 lỗ tâm côn làm chuẩn có thể hoàn thành việc gia công thô và tinh hầu hết các bề mặt của trục.
Do trục đặc nên ta dùng mũi tâm thường có mũi tâm trước là mũi tâm tùy động.
II. Thứ tự các nguyên công:
Khi động cơ được cấp điện nó làm cho bơm hoạt động. Dầu từ bể qua bộ lọc 1 được bơm hút lên đi tới các đơn nguyên 7,15.
Khi các đơn nguyên 6,14 này chưa được kích hoạt hay khi vượt quá áp suất 210 kg/cm2 thì dầu sẽ tràn qua van tràn 5.Lúc này cửa B thông với cửa C, dầu qua cửa C về bộ phận điều chỉnh của bơm, dầu đẩy lò xo xuống làm cho piston của bơm dịch chuyển nên lượng dầu qua bơm giảm dần mà bơm vẫn hoạt động.
Bình thường khoá ở vị trí đóngnên trước khi chuyển hướng phải mở khóa.
Khi kích hoạt van 7 phía bên trái thì cửa G thông với cửa F (đồng thời cửa E thông với cửa H). Dầu áp lực cao được chia làm 2 phần:
Một phần nhỏ lưu lượng đủ để mở van một chiều 8 trên đường dầu về.
Một phần lớn lưu lượng đi qua van một chiều 8’ đến van tiết lưu 9’ và đi vào khoang b của cặp piston 11 đẩy piston đi xuống ứng với vị trí mở.
Dầu từ khoang a đi qua van một chiều 10, đến cửa E,H qua bộ lọc 19 và về thùng.
Khi kích hoạt van 7 phía bên phải thì cửa G thông với cửa E (đồng thời cửa F thông với cửa H). Dầu áp lực cao được chia làm 2 phần:
*Một phần nhỏ lưu lượng đủ để mở van một chiều 8’trên đường dầu về.
*Một phần lớn lưu lượng đi qua van một chiều 8 đến van tiết lưu 9 và đi vào khoang a của cặp piston 11 đẩy piston đi lên ứng với vị trí khoá.
Dầu từ khoang b đi qua van một chiều 10’, 8’, đến cửa E,H qua bộ lọc 19 và về thùng.
Khi kích hoạt van 15 phía bên trái thì cửa L thông với cửa K (đồng thời cửa I thông với cửa M).Dầu qua van tiết lưu 13’đến khoang d của cặp xi lanh lái đẩy piston đi xuống ứng với vị trí chuyển hướng từ 90000. Dầu từ khoang c đi qua van 14 đến cửa I,M qua bộ lọc 19 về thùng.
Khi kích hoạt van 15 phía bên phải thì cửa L thông với cửa I (đồng thời cửa K thông với cửa M).Dầu qua van tiết lưu 13đến khoang c của cặp xi lanh lái đẩy piston đi lên ứng với vị trí chuyển hướng từ 00900 . Dầu từ khoang d đi qua van 14’ đến cửa K,M qua van 16,bộ lọc 19 về thùng.
KẾT LUẬN


Qua thời gian tìm hiểu và tiến hành tính toán thiết kế em đã hoàn thành đồ án tốt nghiệp được giao.
Với sự cố gắng của bản thân, vận dụng những kiến thức mà thầy cô đã truyền đạt cho em trong suốt quá trình học tập, cùng với những kinh nghiệm thực tế qua các buổi thực tập tại cảng Khánh Hội,và đặc biệt là sự hướng dẫn tận tình của thầy Nguyễn Hữu Quảng, chú Dương Văn Hảo đã giúp em hoàn thành đề tài được giao đúng thời hạn.
Do trình độ có hạn, nên trong thời gian tính toán thiết kế sẽ không có ít nhiều sai sót mong thầy cô và các bạn góp ý chỉ bảo.



Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

Kèm cả bản vẽ
 
Last edited by a moderator:

Các chủ đề có liên quan khác

Top