vutiendung1965

New Member
TRẺ HỌC ĐƯỢC GÌ SAU NHỮNG TRÒ CHƠI




Lâu nay, tui hay rất nhiều trong số các bạn luôn nghĩ rằng các trò chơi gần như không đem lại lợi ích gì. Nhưng thực tế không phải vậy! Rất nhiều nghiên cứu của các nhà khoa học trên thế giới và Việt Nam đã chỉ ra rằng “Vui chơi là nguồn để kích thích não bộ và cơ thể phát triển, đồng thời vui chơi cũng là một hình thức thư giãn tuyệt vời. Chơi giúp trẻ phát triển tưởng tượng,tăng cường khả năng sáng tạo,giải quyết vấn đề".
-Mặc dù, vui chơi đóng vai trò khá quan trọng trong sự phát triển của mỗi đứa trẻ, thế nhưng, nhiều bậc cha mẹ lại không nhận ra điều này. Họ luôn o ép con mình phải chăm chú vào việc học tập ở trường lớp. hay một số bậc cha mẹ lại sợ con vui chơi sẽ chạy nhảy lung tung, bẩn, mệt,… nên chỉ hạn chế cho con những hình thức giải trí như chơi game, xem ti vi, … ở trong phòng. Game và ti vi không phải là xấu, nhưng nếu lạm dụng, trẻ sẽ lười vận động và óc sáng tạo không được mài giũa nhiều.
Đối với trẻ em, việc chơi được coi là quan trọng gần như ngang bằng với việc học. Đây là một hoạt động vô cùng cần thiết đối với mỗi đứa trẻ. Khi cha mẹ cho trẻ vui chơi hợp lý, thể chất và tinh thần sẽ được phát triển lành mạnh, tư duy lạc quan và phản ứng với môi trường xung quanh cũng nhanh nhạy, sắc bén.

Các hoạt động để phát triển kỹ năng thẩm mỹ và trí tuệ

Các kĩ năng vận động phát triển thẩm mỹ là những kĩ năng cho phép bạn làm những việc như viết, cầm nắm và điều khiển những vật nhỏ. Hãy thử giúp con bạn với những hoạt động đơn giản sau đây:
-Vẽ. Hãy thử thay thế những bút vẽ to và thô bằng những chiếc nhỏ và mịn hơn. Những bút càng nhỏ thì càng cần trẻ phải làm chủ đôi tay tốt hơn. Điều này tạo ra những kết quả thực sự tốt và cho phép trẻ phát triển kĩ năng cầm nắm; điều cần thiết cho trẻ để có thể học viết.
-Trò chơi cầm nắm. Với những trẻ nhỏ hơn, hãy bắt đầu với những trò chơi cần đến sự cầm nắm của cả bàn tay. Sau đó bạn có thể đổi sang các hoạt động cần tới sự khéo léo của ngón cái và ngón trỏ. Điều này sẽ giúp trẻ điều khiển những ngón tay của mình tốt hơn.
-Các khối hộp xếp hình. Hãy bắt đầu cho trẻ chơi với các khối hộp lớn và sau đó thay thế bằng những khối nhỏ hơn. Những khối hộp càng nhỏ thì càng cần trẻ phải khéo léo hơn. Mặc dù vậy, bạn không nên thay những khối hộp nhỏ vào quá nhanh – nếu quá sức của trẻ, trẻ sẽ chán nản và không chơi nữa.
- Cờ vua: là một môn dùng để phát triển trí tuệ, tư duy, lập luận, đặt ra và giải quyết tình huống... rất tốt. Cờ vua được áp dụng vào như một môn học ở rất nhiều nước phát triển vì ý nghĩa của nó.

Các hoạt động phù hợp để phát triển thể chất:

-Chạy. Hãy cho trẻ chơi những trò chơi đòi hỏi trẻ phải di chuyển nhanh. Điều này rất cần thiết cho trẻ trong việc phát triển kĩ năng phát triển thể chất.
-Kéo co: Với một sợi dây cho toàn đội, làm sao để đánh bại đối thủ? Kéo co không chỉ vận dụng sức lực mà còn vận dụng sự đoàn kết, tính mưu trí của toàn đội. Nó sẽ dạy cho trẻ biết được rằng có nhiều việc chúng ta không thể thành công nếu sử dụng độc lập sức lực của bản thân.
-Nhảy lò cò hay nhảy với chiếc bao bố sẽ giúp trẻ phát triển kĩ năng lấy thăng bằng một cách tốt hơn. Nếu là nhảy đôi, sự việc lại trở nên khó hơn rất nhiều. Nó đòi hỏi cả 2 phải đoàn kết, dẻo dai, nhanh nhẹn và cố gắng. Nếu 1 trong 2 người ngã xuống thì lập tức người còn lại cũng sẽ không còn đứng vững được.
- Bóng đá là một môn thể thao đòi hỏi rất nhiều thể lực, sự khéo léo, thông minh và tính đồng đội. Bóng đá giúp trẻ hoàn thiện về cả thể chất và tinh thần. Khi ra sân với niềm đam mê với trái bóng, trẻ sẽ biết được cách làm sao để chiến thắng, chiến thắng như thế nào, hỗ trợ đồng đội ra sao... để đạt được kết quả chung tốt nhất cho toàn đội.
- Cướp cờ sẽ dạy cho trẻ cách tư duy tính toán, phán đoán tình huống thật tốt. Ngoài ra không thể bỏ qua tính đồng đội của trò chơi này. Làm sao để hỗ trở đồng đội tốt nhất, tạo áp lực lên đối thủ... đó là những điều trẻ học được.
Trong quá trình tham gia các trò chơi, trẻ học được cách quản lý và chuyển đổi những cảm xúc không tích cực, giảm bớt căng thẳng và vui vẻ, hòa đồng kết nối với những người xung quanh.Vui chơi giúp trẻ kết nối các mối quan hệ với bạn bè từ các hành động chia sẻ, giúp đỡ lẫn nhau.
Chơi là một ô cửa để học tập. Chơi giúp kích thích trí tưởng tượng của trẻ, giúp trẻ thích nghi và giải quyết vấn đề. Những chi tiết trong trò chơi gợi lên sự tò mò, dẫn đến khám phá và sáng tạo.Và vui chơi là một trong những công cụ hiệu quả nhất giữ cho những mối quan hệ thêm phần mới mẻ và thú vị. Chơi cũng giúp chữa lành những quan điểm bất đồng. Qua việc chơi thường xuyên, trẻ học cách tin tưởng, giúp đỡ lẫn nhau, hợp tác có hiệu quả với những người khác.
Ngoài những lý do trên, chơi là một hoạt động mang lại rất nhiều niềm vui và hạnh phúc cho trẻ nhỏ. Thế giới trò chơi bảo vệ và nuôi dưỡng tâm hồn trẻ thơ.


Video minh họa:



Nguồn:https://www.facebook.com/pages/CCS-Creative-Chess-System
 

Các chủ đề có liên quan khác

Top