girl_dontcry

New Member

Download miễn phí Trần Quý Cáp -Nhà tư tưởng theo khuynh hướng duy tân





Trần Quý Cáp là Nho sĩ duy tân cùng thời với Phan Chu Trinh và Huỳnh Thúc
Kháng. Ông đã thể hiện tư tưởng duy tân của mình bằng những hoạt động khá sôi
nổi và mạnh mẽ. Trần Quý Cáp cho rằng, nước muốn độc lập, dân được tự do, thì
một mặt,cần đấu tranh chống lại chế độ phong kiến quan liêu, chống thực dân, đế
quốc; mặt khác, phải chú trọng đến phát triển dân trí. Như vậy, trong tư tưởng
Trần Quý Cáp, quốc gia dân tộc độc lập, cường thịnh luôn gắn liền với tự do, văn
minh, phú cường của đời sống nhân dân.



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

DANH NHÂN TRIẾT HỌC
Trần Quý Cáp - Nhà tư tưởng theo khuynh hướng duy
tân
Trần Quý Cáp (1870 - 1908) tự Dã Hàng và Thích Phu, hiệu Thai Xuyên, người
thôn Thai La, xã Bất Nhị, huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam. Sinh ra trong một gia
đình nông dân nghèo, nhưng với bản tính thông minh, chịu khó học tập, ông đã trở
thành một trong sáu học trò giỏi ở trường tỉnh lúc bấy giờ (cùng với Phạm Liệu,
Nguyễn Đình Hiến, Phan Chu Trinh, Huỳnh Thúc Kháng, Phan Quang). Kỳ thi
năm 1904, ông đỗ Nhất giáp Tiến sĩ, trên Đặng Văn Thụy và Huỳnh Thúc Kháng.
Ông từ chối làm quan triều đình. Với lòng yêu nước, ông đã tham gia phong trào
Duy tân cùng với Phan Chu Trinh, Huỳnh Thúc Kháng và cùng các vị này vào
Nam Trung bộ để vận động duy tân, lập các hội tân học, hội nông, hội buôn. Năm
1905, trên đường vào Nam, tại Bình Định, Phan Chu Trinh, Huỳnh Thúc Kháng
và Trần Quý Cáp đã lấy tên Đào Mộng Giác làm các bài thơ Chí thành thông
thánh và Lương ngọc danh sơn để bài xích khoa cử, cổ động tân học, gây tiếng
vang lớn, lay động tư tưởng các trí thức Nho học.
Năm 1906, chiều theo ý mẹ già, Trần Quý Cáp nhận chức Giáo thụ Thăng Bình,
dù bản thân ông không muốn nhận. Ông mời thầy dạy chữ quốc ngữ và tiếng Pháp
ở trường, tạo không khí mới cho việc học, đồng thời tuyên truyền cho phong trào
Đông du. Năm 1908, ông làm Giáo thụ ở phủ Ninh Hòa (Khánh Hòa ngày nay).
Khi người dân ở Quảng Nam và các tỉnh miền Trung nổi lên đấu tranh chống thuế,
nhà chức trách Khánh Hòa đã chú ý đến ông với tư cách lãnh tụ của phái tân học.
Sau khi phong trào bị đàn áp, nhà chức trách Khánh Hòa đã lục soát tài liệu, thư từ
của ông, họ tìm thấy thư ông gửi cho bạn có viết “ngô dân thử cử, khoái, khoái!”
(dân ta làm như vậy, thích, thích quá!) nên đã kết án ông “mạc tu hữu” (tức là
không theo khuôn phép, đại phản nghịch, không cần có) và xử tử ông tại bãi sông
Cạn, cầu Phước Thạnh, phủ Diên Khánh vào ngày 17 tháng 5 năm Duy Tân Mậu
Thân (tức ngày 15 - 6 - 1908), khi đó ông mới 38 tuổi.
Trần Quý Cáp là một chí sĩ nhiệt tâm yêu nước, thiết tha với sự nghiệp cứu nước.
Có thể nói, tư tưởng và hoạt động cứu nước của ông thay mặt cho tư tưởng và hành
động của lớp trí thức Nho học Việt Nam trưởng thành đầu thế kỷ XX. Trước tác
của Trần Quý Cáp để lại tuy không nhiều, nhưng cũng đã thể hiện quá trình
chuyển biến tư tưởng của ông, thể hiện tư tưởng yêu nước, hy sinh vì dân, vì nước
của ông, như Phú Hoàn bích quy Triệu, Tặng Phan Bội Châu, Vãn quá Hải Vân
sơn, Đà nẵng cảm hoài, Sĩ phu tự trị luận, Tôn chỉ Duy tân, Đánh đổ quan tham
lại nhũng, Bài hát khuyến học chữ quốc ngữ, Phản đối cái học từ chương, Nhắn
các nhà vọng tộc, Khuyến nông ca, Bài ca hô hào hùn vốn buôn chung, Trúc thất
hoành sơn phú, Bài ca trù, Bài thơ cái trống, Bài thơ nước lụt…
Trần Quý Cáp trước hết là một Nho sĩ, theo con đường khoa cử Nho học. Kinh
sách Thánh hiền đã trang bị cho ông những kiến thức cơ bản và sâu sắc về nhiều
lĩnh vực như bao Nho sĩ Việt Nam trong lịch sử và ở thời đó. Ông trưởng thành
trong thời kỳ lịch sử đặc biệt, đó là khi chủ quyền dân tộc không còn, vua quan
nhà Nguyễn không còn thực quyền, nhân dân khốn khổ trong vòng kìm kẹp, bóc
lột của thực dân, phong kiến. Trần Quý Cáp thấu hiểu tình cảnh đó của nước, của
dân. Khi tiếp thu tư tưởng yêu nước của cha ông trong truyền thống, cùng với vốn
kiến thức uyên thâm, ông đã thể hiện tư tưởng yêu nước theo khuynh hướng duy
tân.
Trước hết là về tư tưởng “trung”. Tư tưởng trung - hiếu là tư tưởng cơ bản của
đạo đức Nho giáo, là nền tảng của đạo cương - thường trong tư tưởng chính trị của
Nho giáo. Trần Quý Cáp đã tiếp thu sâu sắc tư tưởng đó. Trong các trước tác của
mình, ông đã nhiều lần ca ngợi những tấm gương trung hiếu của các nhân vật lịch
sử được ghi trong sử sách Nho giáo, như Thân Bao Tư, Hàn Trương Tử (Trương
Tử Phòng), Tống Thiên Trường (Văn Thiên Trường). Nhưng, từ thực tiễn đất
nước, ông đã chứng kiến sự phản động, thất bại của triều đình phong kiến trước sự
xâm lược của thực dân Pháp. Ông đã phát triển tư tưởng “trung” của các Nho sĩ
yêu nước Việt Nam, đó là trung với nước, đặt vị trí, vận mệnh của đất nước, quốc
gia, dân tộc lên tối cao, từ đó thể hiện tư tưởng và hành động “trung” của mình.
Ông phê phán tư tưởng chính trị, mô hình chính trị mà chính trị quan Nho giáo đã
trang bị cho những Nho sĩ như ông. Ông phản đối chế độ phong kiến quý tộc, tạo ra
đội ngũ các nhà vọng tộc, chỉ biết ăn lộc của vua, bóc lột dân, nhưng lại cam chịu
nhục khi bị người ngoại quốc trói buộc trong chế độ bảo hộ. Ông cay đắng khi thấy
nước mất, dân bị làm nô lệ mà quan lại triều đình vẫn vì cái lợi của mình mà làm
ngơ.
“Dân ta nay cực đà như chó,
Sao quan còn võng đỏ ngáng ngà

Dám hỏi may người công khanh, hầu bá
Ăn cơm vua, cầm quyền nước, ngồi mà lo những chuyện chi chi!

Nước mất rồi mua lại được không?”(1).
Trần Quý Cáp cho rằng, lỗi quan lại đớn hèn như vậy chủ yếu thuộc về lối giáo
dục, bổ nhiệm quan lại của chế độ phong kiến phương Đông. Ông đả kích lối học
khoa cử, tầm chương, trích cú, phi thực tiễn mà nền giáo dục Nho học đã rèn luyện
cho Nho sĩ Việt Nam. Ông cho rằng, giới trí thức Nho sĩ Việt Nam chỉ giỏi văn
sách theo lối cổ học, “ngũ ngôn bát cổ đôi câu”, “những nghĩa, những văn, những
thi, những phú, những trường thiên, đoản cú, những tán, tự bi, minh”, chìm đắm
trong việc khen chê những sự kiện trong lịch sử nước Tàu “bia dội đường Nghiêu
Chích khen chê, lời văn rặt giọng Tàu bè”.
Bản thân ông cũng đã từng học theo lối đó nên ông thấu hiểu sự lạc hậu, thiếu toàn
diện của nó. Ông hài hước mà đắng cay nhận ra rằng, Nho sĩ được coi là người
học rộng, kẻ sĩ, người tài trong thiên hạ mà “Đông Kinh, Tây Cống hỏi ngài ở
đâu? Ngẩn ngơ ngài chỉ lắc đầu”(2). “Tò mò hỏi năm châu lớn nhỏ, ủa, việc ngoại
dương, tao có biết mô na”(3).
Ông còn mạnh dạn đả kích cả lối sống tiêu cực của trí thức, người thì đắm chìm
vào hư danh, kẻ thì trở thành những tên “cướp của ăn không”, cúi lạy thực dân.
Ông cho rằng, sống như thế là vô ích, không xứng với lý tưởng, chí khí của nhà
Nho, thật đáng hổ thẹn với núi sông, đất nước.
Bên cạnh đó, Trần Quý Cáp có tư tưởng rất đáng chú ý về quốc gia, dân tộc.
Cùng với lòng tự hào về lịch sử hào hùng của dân tộc, ông luôn muốn khơi dậy
tinh thần yêu nước truyền thống, chấn hưng non sông, đất nước, thức tỉnh Nho sĩ
Việt Nam ra khỏi nghiệp khoa cử, hư danh, cứu dân, cứu nước. Ông viết:
“Ai ôi đứng dậy mà trông
Nước ta một góc Á Đông kém gì!
Trên Hồng Lạc dưới thì Trần Lý
Kẻ nhơn tâm sĩ khí ai bì”(4).
Ông khích lệ ý chí, tinh thần học hỏi cái mới của sĩ phu, hy vọng tự cường, cứu
giống nòi. Từ niềm tự hào dân tộc, từ thực tiễn của đất nước, từ sự thất bại của
triều đình, thất bại củ...
 

Các chủ đề có liên quan khác

Top