naka67nhh

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối
Trách nhiệm pháp lý áp dụng đối với người có hành vi bạo lực gia đình và các biện pháp pháp lý ngăn chặn bạo lực gia đình
+ MỞ BÀI
Mỗi con người khi sinh ra và lớn lên, môi trường đầu tiên họ được tiếp xúc đó là gia đình. Gia đình chính là ngôi trường đầu tiên giúp con người hình thành nhân cách, gia đình là tổ ấm đem lại hạnh phúc cho mỗi cá nhân. Từ khi lọt lòng mẹ cho đến hết cuộc đời mỗi con người chúng ta đều mong muốn sẽ tìm thấy hạnh phúc và sự yêu thương trong chính tổ ấm của mình. Tuy vậy, với sự phát triển của xã hội, gia đình và những gì tốt đẹp quanh nó đang giảm sút đi những chức năng và vai trò quan trọng. Gia đình đã và đang xuất hiện những tranh chấp, cải vả, những vô xát, đánh đập nhau, nó khiến cho những thành viên trong gia đình phải gánh chịu những nỗi đau cả về thể xác lẫn tinh thần. Đó chính là bạo lực gia đình.
Bạo lực gia đình phát triển mạnh mẽ ở Việt Nam và các nước trên thế giới, hậu quả để lại của nó cũng hết sức nặng nề. Ngày càng có nhiều người trở thành nạn nhân của nó, tuy nhiên dạng bạo lực này rất khó nhận biết và vì thế rất khó kiểm soát bởi nó được bọc dưới lớp vỏ là “quan hệ gia đình”. Gần đây đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về bạo lực gia đình và hầu hết các quốc gia cũng đã dành sự quan tâm khá đặc biệt đến vấn đề này bằng cách quy định các biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn bạo lực gia đình trong pháp luật quốc gia mình. Việt Nam cũng đã thông qua Luật phòng chống bạo lực gia đình vào ngày 21/11/2007 và có hiệu lực từ ngày 1/7/2008.
Mục đích nghiên cứu của đề tài:
- Làm sáng tỏ các vấn đề lý luận liên quan đến bạo lực gia đình.
- Tìm hiểu mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình và sự vi phạm của hành vi bạo lực gia đình đến quyền và nghĩa vụ của các thành viên trong gia đình.
- Tìm hiểu một số quy định của pháp luật Việt Nam trong việc phòng, chống bạo lực gia đình và ý nghĩa của các quy định này trong việc bảo vệ quyền lợi của các thành viên gia đình.
- Đề xuất một số kiến nghị và giải pháp nhằm bảo vệ quyền lợi của các thành viên trong gia đình trước nạn bạo lực.
Phạm vi nghiên cứu của đề tài:
Bạo lực gia đình đang là vấn đề cấp bách, xảy ra thường xuyên và đáng báo động ở không chỉ Việt Nam mà là ở tất cả các nước trên thế giới. Và việc nghiên cứu vấn đề này, vì thế có ý nghĩa rất lớn cả về mặt lý luận và thực tiễn. Tuy nhiên để việc khai thác đề tài được tập trung và đạt được hiệu quả, tác giả bài viết xin giới hạn phạm vi nghiên cứu đề tài như sau:
- Những vấn đề lý luận liên quan đến bạo lực gia đình.
- Mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình và sự vi phạm của hành vi bạo lực gia đình tới quyền lợi của các thành viên trong gia đình .
- Giới thiệu về một số văn bản pháp lý quy định về các biện pháp pháp lý phòng chống bạo lực gia đình va ý nghĩa của các văn bản này.
- Nêu một số kiến nghị và giải pháp nhằm bảo vệ quyền lợi của các thành viên gia đình trước nạn bạo lực gia đình.
Bố cục khoá luận :
Mở đầu.
Chương 1. Khái quát về bạo lực gia đình.
1.1 Tình trạng bạo lực gia đình ở Việt Nam và trên thế giới.
1.2 Khái niệm bạo lực gia đình.
1.3 Nguyên nhân của bạo lực gia đình và ảnh hưởng của nó.
1.4 Mối quan hệ giữa bảo vệ quyền của các thành viên gia đình với việc phòng chống bạo lực gia đình.
Chương 2.Bạo lực gia đình, hành vi vi phạm quyền và nghĩa vụ của các thành viên trong gia đình.
2.1 Quyền và nghĩa vụ của các thành viên gia đình theo Luật HN &GĐ 2000.
2.2 Bạo lực gia đình vi phạm quyền và nghĩa vụ giữa các thành viên trong gia đình.
Chương 3. Trách nhiệm pháp lý áp dụng đối với người có hành vi bạo lực gia đình và các biện pháp pháp lý ngăn chặn bạo lực gia đình.
3.1 Trách nhiệm pháp lý áp dụng đối với người có hành vi bạo lực gia đình.
3.2 Biện pháp pháp lý ngăn chặn bạo lực gia đình.
Kết luận.
Tài liệu tham khảo.

Không chỉ có những văn bản luật mà cả những văn bản dưới luật cũng được xây dựng, ban hành nhằm bảo vệ một cách tốt nhất quyền lợi của các thành viên trong gia đình trước những hành vi bạo lực.Ví dụ như Nghị định số87/2001/NĐ-CP ngày 20/11/2001 của Chính phủ quy định về xử phạt hành chính trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình, trong đó Điều 11 của Nghị định đã quy định về mức phạt tiền đối với người có hành vi ngược đãi, hành hạ thành viên trong gia đình.Ngòai ra còn có các văn bản dưới luật khác nhưQuyết đinh số 19/2000/QĐ-TT ngày 21/11/2000 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt về chiến lược quốc gia vì sự tiến bộ của phụ nữ đến 2010; Quyết định số 23/2001/QĐ-TT ngày 26/01/2001 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt chương trình hành động quốc gia vì trẻ em Việt Nam. Tất cả những văn bản dưới luật này có ý nghĩa là sự bổ sung, giải thíchcho các quy định của các văn bản luật, ngoài ra các sự ra đời của các Quyết định như Quyết định số19/2000/QĐ-TT ngày 21/1/2000 và Quyết định số 23/2001/QĐ-TT ngày 26/1/2001 đã thể hiện sự quan tâm đặc biệt của nhà nước ta đối với phụ nữ và trẻ em, là hai đối tượng dễ trở thành nạn nhân của bạo lực gia đình nhất.
Bên cạnh những văn bản pháp luật đã có hiệu lực đang được thi hành,Việt Nam cũng đâ tiến hành xây dựng một đạo luật riêng về bạo lực gia đình. Luật Phòng, chống bạo lực gia đình được thông qua ngày 21 tháng 11 năm 2007 và sẽ có hiệu lực vào ngày 01 tháng 07 năm 2008.
Luật Phòng, chống bạo lực gia đình đã quy định cụ thể 9 hành vi được coi là bạo lực gia đình tại Điều 3. Luật cũng quy định rõ các biện pháp phòng ngừa, bảo vệ, hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình. Đặc biệt tại chương 5 đã quy định các biện pháp xử lý hành vi bạo lực gia đình, theo đó người có hành vi bạo lực gia đình sẽ phải chịu một trong các hình thức trách nhiệm như trách nhiệm hành chính, trách nhiệm hình sự tùy theo tính chất mức độ của hành vi vi phạm. Điều 37 quy định về các tình tiết tăng nặng tropng xử lý vi phạm hành chính.
Luật Phòng, chống bạo lực gia đình ra đời là văn bản pháp lý hoàn chỉnh và quan trọng nhất trong việc bảo vệ các thành viên gia đình trước nạn bạo lực gia đình, đảm bảo sự an toàn, lành mạnh cho mỗi cá nhân trong gia đình.
Ngoài việc ban hành các văn bản pháp luật, đề bảo vệ các thành viên gia đình trước nạn bạo lực gia đình nên Việt Nam đã tích cực tham gia các Điều ước quốc tế về bảo vệ quyền con người nói chung. Ngày 19 tháng 03 Năm 1982 Việt Nam phê chuẩn “Công ước xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử đối với phụ nữ ( CEDAW) được Đại hội đồng Liên hợp quốc thông qua ngày 18 tháng 12 năm 1979”. Ngày 20 tháng 02 năm 1991 Việt Nam kí phê chuẩn “ Công ước quốc tế về quyền trẻ em được Đại hội đồng Liên hợp quốc thông qua ngày 20 tháng 01 năm 1989”. Việc Việt Nam tham gia các Công ước này chứng tỏ Việt Nam luôn thừa nhận các giá trị cao quý về các quyền và sự tự do cơ bản của con người, thể hiện thái độ dứt khoát của nhà nước ta trong việc ngăn ngừa nạn bạo lực nói chung và bạo lực gia đình nói riêng. Nhiệm vụ đặt ra của Việt Nam lúc này là xây dựng và ban hành các văn vản pháp luật để nội luật hóa các quy định của Công ước mà Việt Nam đã thông qua.
Tất cả các biện pháp pháp lý nêu trên đều nhằm mục đích cuối cùng là phòng ngừa và ngăn chặn bạo lực gia đình. Góp phần xây dựng gia đình no ấm, hạnh phúc, lành mạnh, không có bạo lực.
Việc ban hành các văn bản pháp luật điều chỉnh vấn đề bạo lực gia đình vốn đã gặp rất nhiều khó khăn trong việc triển khai thực hiện, áp dụng nó vào cuộc sống thì còn khó khăn hơn nhiều, bởi lẽ những quy định trong luật không thẻ lường hết được tất cả những tình huống có thể xảy ra trong thực tế, hơn nữa đây lại là vấn đề hết sức nhạy cảm và tế nhị. Vì vậy để thực hiện các biện pháp này đòi hỏi sự nỗ lực có gắng không chỉ từ bản thân các thành viên trong gia đình mà còn cần có sự đồng lòng, quyết tâm từ phía những người xung quanh, từ phía các tổ chức, cơ quan có liên quan.
Kiến nghị
Sau quá trình nhiên cứu về bạo lực gia đình xin đưa ra một số kiến nghị, hi vong góp một phần nhỏ vào việc xay dựng và hoàn thiện về các biện pháp phòng và chống bạo lực gia đình hiện nay.
Thứ nhất: Cần đẩy mạnh hoạt động truyền thông nhằm nâng cao năng lực và sự hiểu biết cho các cá nhân, cơ quan, tổ chức và cả cộng đồng để họ thấy rằng: Bạo lực gia đình sai, là vi phạm pháp luật, bạo lực gia đình sẽ phá vỡ mối quan hệ truyền thống tốt đệp và huỷ hại sự bền vững của gia đình. Cần tổ chức các lớp tập huấn về bạolực gia đình ở tất cả các cấp đặc biệt là cấp cơ sở, để có thể phá vỡ sự trì trêi và lỗi thời trong nhân thức về bạo lực gia đình và sự làm ngơ, sự phản ứng yếu ớt của cộng đồng xã hội trước hành vi bạo lực.
Thư hai, cần tăng cường hoạt động của cán bộ địa phương, lực lượng công an, lực lực hoà giải cơ sở, lực lượng y tế trong việc phòng và chống bạo lực gia đình. Cần nhận thức rằng gia đình là một chủ thể rất quan trọng trong xã hội cho nên mọi vấn đề liên quan đến gia đình (trong đó có bạo lực gia đình). Chúng ta phải bỏ qua căn bệnh thành tích, chấp nhân sự thật, phải hoạt động thật sự nhiệt tình và hiệu quả, không quá nặng nề về tính hình thức. Trong việc phòng chống bạo lực gia đình, luôn lấy việc khuyên ngăn, giáo dục và hàn gắn làm mục tiêu hàng đầu nhưng khi tất cả những điều đó khong thể đạt được thì phải có biện pháp thích hợp để trừng trị người có hành vi bạo lực, tìm ra một lối thoát để những nạn nhân của bạo lực gia đình có thể giải thoát cho cuộc sống của mình, mở cho họ một lối đi, đó mới là mục tiêu cao nhất cần đạt được trong hoạt động của các tổ chức này.
Thứ ba, Chúng ta nên tiến hành xử lưu động các vụ án về hôn nhân gia đình liên quan đến bạo lực gia đình. Bạo lực gia đình xẩy ra ở đâu thì nên xử tại một địa điểm gần đấy, tạo điều kiện cho tất cả mọi người tham gia. Đồng thời, trong quá trìng xét xử nên kết hợp công tác tuyên truyền về việc xây dựng một môi trường xã hội trong sạch, không có bạo lực.
Thứ tư, nên tăng cường các chính sách hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình như chính sách tư vấn bằng cách thiết lập các trung tâm tư vấn về sức khoẻ, tình yêu, hôn nhân để các cá nhân có thêm kiến thức về cuộc sống gia đình. Từ đó, họ sẽ trang bị cho mình những kiến thức về phòng, chống và bảo vệ mình trước bạo lực. Xây dựng các trung tâm dưỡng lão, các nhà tạm lánh để hỗ trợ nạn nhân khi hành vi bạo lực xẩy ra mà họ không có nơi nào để nương thân.
Thứ năm, nên phổ cập hoá vấn đề bạo lực và gia đình bằng cách đuă việc phòng và chống bạo lực gia đình trở thành một môn học trong các nhà trường, ít nhất là từ cấp trung hoc phổ thông trở lên, để có tạo một hành trang đầu đời cho thế hệ trẻ nhận thức được tầm quan trọng của gia đình, tránh những hành vi đi chệch khỏi giá trị đạo đức, không thực hiện các hành vi làm tổn thương đén tinh tần, sức khoẻ, tính mạng của những người thân trong gia đình góp phần giữ vững được sự yên ấm và bền vững cho gia đình Việt Nam.

KẾT LUẬN
Từ trước đến nay, gia đình với vai trò là tế bào của xã hội, luôn thực hiện tốt chức năng nhiệm vụ của mình. Gia đình là môi trường đầu tiên và tốt nhất nuôi dưỡng nên nhân cách của con người để khi bước vào đời họ là những con người có đầy đủ tài năng và phẩm chất. Tuy vậy, cùng với sự phát triển của xã hội, có những giá trị vật chất đã làm lu mờ đi những giá trị tinh thần. Trong xã hội và trong bản thân nỗi gia đình đã xuất những hành vi đi trệch ra ngoài giá trị của đạo đức, đó có thể là những hành vi như chửi mắng, xúc phạm đến danh dự nhân phẩm, cao hơn nữa là các hành vi như ngược đãi, hành hạ mà những người thân trong gia đình đối xử với nhau mà nó để lại không chỉ là sự tổn thương nặng nề về tinh thần và thể xác cho những ai là người trong cuộc đồng thời nó còn làm mất đi những đạo lý truyền thống tốt đẹp: “ Một giọt máu đào hơn ao nước lã ”, “ Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”, “ Một ngày cũng nên nghĩa” của gia đình Việt Nam. Chính vì thế pháp luật cần có những biện pháp cứng rắn để điều chỉnh về vấn đề này đi đúng vào quỹ đạo của nó, giống như Các Mác đã nói “ Không ai bị buộc phải kết hôn nhưng ai cũng phải tuân theo luật hôn nhân và gia đình”. Sự ra đời của luật Phòng, chống bạo lực gia đình ở Việt Nam năm 2007 đã thể hiện một bước tiến mới rõ rệt trong chiến lược bảo vệ gia đình, bạo lực gia đình khôngcòn là chuyện riêng của bất cứ ai nữa mà đã trở thành vấn đề cần sự chung tay ngăn chặn của cả cộng đồng. Khi đã nhận thức được điều này thìcông việc phòng vàchống bạo lực gia đình sẽ trở nên dễ thực hiện và đem lại hiệu quả cao hơn. Và như thế, gia đình vẫn luôn là tổ ấm yên bình, thân thương cho mỗi cá nhân tim về bên nhau sau những lúc xa cách.

Chương 1. Khái quát về bạo lực gia đình.
1.1 Tình trạng bạo lực gia đình trên thế giới và ở Việt Nam.
1.1.1. Tình trạng bạo lực gia đình trên thế giới.
Gia đình, nơi trú ngụ của hạnh phúc, cái nôi để nuôi dưỡng mỗi con người thành những người tốt trong xã hội. Nhưng hiện nay hạnh phúc của mỗi của mỗi gia đình đang ngày càng bị đe dọa bởi tình hình bạo lực trong gia đình hiện nay đang xảy ra khắp nơi trên thế giới và với nhiều hình thức tinh vi, nó xãy ra ở khắp mọi nơi, không phân biệt chủng tộc, tầng lớp, màu da, trình độ văn hóa hay địa vị xã hội, từ những nước có nền kinh tế phát triển mạnh như châu Âu, châu Mỹ đến những nước có nền kinh tế phát triển thấp hơn như các nước châu Phi... nạn bạo lực gia đình vẫn đang hoành hoành, diễn ra khắp hang cùng ngõ hẽm, trong từng tổ ấm gia đình.
Theo số liệu điều tra năm 2000 của Ủy ban dân số Mỹ, hơn ½ phụ nữ Mỹ ( khoảng 588.490 người) chiểm khoảng 85% nạn nhân bạo lực gia đình, có khoảng 103.220 người chiếm khoảng 15% tổng số nạn nhân bạo lực trong gia đình là nam. Trong năm 2001, bạo lực gây tội nghiêm trọng của người chồng đối với người vợ tăng 20%, với chồng tăng 3%, trung bình mỗi ngày có khoảng 3 người phụ nữ bị tử vong do bạo lực gia đình, có khoảng 7000 phụ nữ độ tuổi 20 – 59% thường xuyên hứng chịu cảnh bạo lực gia đình, có khoảng 60% người thường xuyên phải chịu những đấm đá, chữi bới, các nạn nhân bị tổn thương nặng cả về thể xác lẫn tinh thần.(Theo Vietnam.net cập nhật ngày 20 tháng 3 năm 2001 ).
Còn ở Pháp, theo số liệu của Bộ nội vụ Pháp năm 2001, cứ 15 ngày lại có 3 phụ nữ Pháp bị tử vong do bạo lực gia đình, có khoảng 7000 phụ nữ Pháp trong độ tuổi 20 đến 59 thường xuyên hứng chịu cảnh bạo lực gia đình, có khoảng 60% người thường phải chịu những đấm đá, chửi bới, các nạn nhân bị tổn thương nặng nề cả về thể xác lẫn tinh thần.(Theo Giadinh.net cập nhật ngày 16 tháng 5 năm 2002).

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Last edited by a moderator:
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Trách nhiệm thu hồi hàng hóa có khuyết tật của doanh nghiệp theo pháp luật Luận văn Kinh tế 0
D Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty Trách nhiệm hữu hạn Năm Hải Luận văn Kinh tế 0
D Nghiên cứu trách nhiệm xã hội của Tập đoàn viễn thông quân đội (VIETTEL) - Thực trạng và giải pháp Văn hóa, Xã hội 0
D PHÁP LUẬT VỀ QUYỀN, NGHĨA VỤ VÀ TRÁCH NHIỆM CỦA NGƯỜI QUẢN LÝ, ĐIỀU HÀNH SÀN GIAO DỊCH BẤT ĐỘNG SẢN Luận văn Luật 0
D Slide Vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lý Luận văn Luật 0
H Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Ngọc Luận văn Kinh tế 0
C Trách nhiệm hình sự của pháp nhân trong luật hình sự nước ngoài và mô hình lý luận của nó trong pháp Luận văn Sư phạm 0
I Thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp tại Việt Nam thực trạng và giải pháp Văn hóa, Xã hội 2
V Giải pháp hoàn thiện chiến lược kinh doanh Công ty Trách nhiệm Hữu hạn Hà Ngân Luận văn Kinh tế 0
C Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực tại Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Xây lắp điện 4 Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top