Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối

. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng và lỗi trong trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng.
Trách nhiệm dân sự được áp dụng đối với các chủ thể có hành vi vi phạm pháp luật, xâm hại tới quyền dân sự của các chủ thể khác, nhằm đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp cho bên có quyền dân sự bị xâm phạm. Như vậy, trách nhiệm dân sự được áp dụng không chỉ trong trường hợp chủ thể có vi phạm dân sự mà kể cả trường hợp chủ thể có vi phạm khác, nếu những hành vi này xâm phạm đến quyền dân sự của những cá nhân, tổ chức trong xã hội. Chủ thể phải chịu trách nhiệm dân sự phải gánh chịu một hay một số hậu quả pháp lí như buộc chấm dứt hành vi vi phạm, buộc xin lỗi, cải chính công khai, buộc bồi thường thiệt hại.
Là một chế định có lịch sử lâu đời của luật dân sự, trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng là trách nhiệm của người có hành vi trái pháp luật gây thiệt hại cho người khác về tài sản, sức khỏe, tính mạng, các quyền nhân thân mà trước đó giữa người gây thiệt hại và người bị thiệt hại không có giao kết hợp đồng hay có giao kết hợp đồng nhưng hành vi gây thiệt hại không thuộc hành vi vi phạm hợp đồng. Hành vi gây thiệt hại ngoài hợp đồng là hành vi trái pháp luật, hành vi này xâm phạm đến nhóm khách thể được pháp luật bảo vệ. Hành vi gây thiệt hại ngoài hợp đồng phải là hành vi gây ra một thiệt hại xác định được và hành vi gây thiệt hại là hành vi trái pháp luật.
Là một loại trách nhiệm pháp lí, trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng phát sinh khi thỏa mãn những điều kiện do pháp luật qui định. Trên cơ sở qui định tại Điều 604, BLDS thì trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng phát sinh khi thỏa mãn những điều kiện:
- Có thiệt hại xảy ra (gồm các loại về tài sản, sức khỏe, tính mạng, danh dự, uy tín của cá nhân và của các tổ chức bị xâm phạm).
- Có hành vi trái pháp luật gây thiệt hại
- Có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi trái pháp luật và thiệt hại
- Có lỗi của người gây thiệt hại
Lỗi là một trong bốn điều kiện làm phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng. Việc đánh giá hình thức, mức độ lỗi trong trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng trong trách nhiệm dân sự nói chung, trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng nói riêng khác với trách nhiệm hình sự.
Lỗi thể hiện thái độ tiêu cực của chủ thể đối với xã hội trong hành vi trái pháp luật của mình và hậu quả của hành vi đó. Chủ thể bị coi là có thái độ tiêu cực đối với xã hội khi họ có ý thức phủ định lợi ích xã hội, đi ngược lại lợi ích xã hội. Dựa vào thái độ của chủ thể đối với hành vi và hậu quả của nó, lỗi được chia làm hai loại là lỗi cố ý và lỗi vô ý. Hiểu theo góc độ tâm lí học thì lỗi phản ánh yếu tố tâm lí của con người, là yếu tố nội tâm của con người, diễn biến phức tạp và chi phối trực tiếp hành vi của con người. Hành vi của một cá nhân là hệ quả của sự biểu lội tâm lí của cá nhân đó trong một hoàn cảnh thời gian và không gian nhất định. Tuy nhiên, xét về mặt hậu quả pháp lí thì một hành vi nhất định có thể làm phát sinh hay không làm phát sinh một hậu quả pháp lí. Khi đề cập đến yếu tố lỗi, người có hành vi có lỗi bao giờ cũng chịu một hậu quả bất lợi về tài sản hay nhân thân hay cả hai sự bất lợi trên.
Trong BLDS, qui định về lỗi tại Điều 308 như sau:
Điều 308. Lỗi trong trách nhiệm dân sự
1. Người không thực hiện hay thực hiện không đúng nghĩa vụ dân sự thì phải chịu trách nhiệm dân sự khi có lỗi cố ý hay lỗi vô ý, trừ trường hợp có thoả thuận khác hay pháp luật có quy định khác.
2. Cố ý gây thiệt hại là trường hợp một người nhận thức rõ hành vi của mình sẽ gây thiệt hại cho người khác mà vẫn thực hiện và mong muốn hay tuy không mong muốn nhưng để mặc cho thiệt hại xảy ra.
Vô ý gây thiệt hại là trường hợp một người không thấy trước hành vi của mình có khả năng gây thiệt hại, mặc dù phải biết hay có thể biết trước thiệt hại sẽ xảy ra hay thấy trước hành vi của mình có khả năng gây thiệt hại, nhưng cho rằng thiệt hại sẽ không xảy ra hay có thể ngăn chặn được.
Khoản 1 Điều 308 qui định lỗi do hành vi không thực hiện nghĩa vụ dân sự thì người có hành vi đó bị coi là có lỗi. Theo qui định tại khoản 2 Điều 308 thì nội dung của khoản này có ý nghĩa viện dẫn trực tiếp trong việc xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng.
Về mặt khách quan, qui định tại khoản 2 Điều 308 BLDS đã dự liệu trường hợp người gây thiệt hại nhận thức rõ hành vi của mình sẽ gây thiệt hại cho người khác mà vẫn thực hiện, cho dù người đó mong muốn hay không mong muốn nhưng đã có thái độ để mặc cho hậu quả thiệt hại xảy ra thì người đó phải chịu trách nhiệm dân sự về lỗi cố ý của mình. Vể mặt chủ quan, người gây thiệt hại khi thực hiện hành vi luôn nhằm mục đích gây thiệt hại cho người khác và được thể hiện dưới hai mức độ:
- Mong muốn có thiệt hại xảy ra;
- Không mong muốn có thiệt hại, nhưng lại để mặc cho thiệt hại xảy ra.
- Mức độ thể hiện ý chí – hành vi của người cố ý gây thiệt hại trong trường hợp người đó nhận thức rõ hành vi của mình sẽ gây thiệt hại cho người khác mà vẫn thực hiện, thì phải chịu trách nhiệm dân sự do lỗi cố ý là nguyên nhân của thiệt hại. Theo nội dung khoản 2 Điều 308 BLDS, cần thiết phải làm rõ những quan hệ và yếu tố có liên quan đến phạm vi lỗi của người gây thiệt hại. Một người nhận thức rõ hành vi của mình sẽ gây thiệt hại cho người khác mà vẫn thực hiện và mong muốn hay không mong muốn, nhưng để mặc cho thiệt hại đó xảy ra thì lỗi của người gây thiệt hại là lỗi cố ý. Những yếu tố liên quan đến hình thức lỗi cố ý gây thiệt hại được thể hiện ở những mức độ khác nhau, do biểu lộ ý chí của chủ thể đã là yếu tố quyết định hình thức lỗi. Một người nhận thức rõ hành vi của mình sẽ gây thiệt hại cho người khác mà vẫn thực hiện là lỗi cố ý. Mối quan hệ nhân quả giữa hành vi có ý thức của người gây thiệt hại và trong tâm thức của người đó mong muốn thiệt hại xảy ra cho người khác đã làm phát sinh trách nhiệm dân sự của người đó.
Được coi là lỗi cố ý trực tiếp nếu chủ thể nhận thức rõ thiệt hại cho xã hội, thấy trước thiệt hại cho xã hội do hành vi của mình gây ra và mong muốn điều đó xảy ra. Nếu chủ thể nhận thức được thiệt hại do hành vi của mình gây ra, tuy không mong muốn nhưng có ý thức bỏ mặc cho điều đó xảy ra thì được coi là lỗi cố ý gián tiếp.
Yếu tố vô ý trong lỗi vô ý thể hiện ở chỗ chủ thể hoàn toàn không có chủ ý gây thiệt hại cho xã hội. Người có hành vi gây thiệt hại được xác định là có lỗi vô ý nếu họ không thấy trước được hành vi của mình có khả năng gây thiệt hại mặc dù họ phải biết hay có thể biết trước được thiệt hại sẽ xảy ra khi họ thực hiện hành vi đó. Là lỗi vô ý vì quá tự tin nếu chủ thể vi phạm nhận thấy trước thiệt hại cho xã hội do hành vi của mình gây ra nhưng hy vọng, tin tưởng rằng nó sẽ không xảy ra, là lỗi vô ý do cẩu thả nếu chủ thể vi phạm không nhận thức trước được thiệt hại cho xã hội do hành vi của mình gây ra nhưng có thể nhận thấy hay buộc phải nhận thấy.
Ở mỗi ngành luật, việc xác định lỗi của người có hành vi trái pháp luật ở hình thức nào (cố ý hay vô ý), trạng thái nào (cố ý trực tiếp hay gián tiếp, vô ý vì cẩu thả hay quá tự tin) có ý nghĩa khác nhau trong việc xác định hậu quả pháp lí mà người đó phải gánh chịu. Vì vậy, tùy theo tính chất của trách nhiệm pháp lí trong từng ngành luật nên việc xác định về lỗi trong mỗi ngành luật có thể khác nhau.
Trong trách nhiệm hành chính, người có hành vi vi phạm pháp luật hành chính đều bị xử phạt hành chính, tuy nhiên, chỉ có thể áp dụng biện pháp lao động cưỡng bức nếu người vi phạm pháp luật hành chính có lỗi cố ý. Vì thế, khi áp dụng trách nhiệm hành chính cần xác định hình thức lỗi của người vi pham. Trong trách nhiệm hình sự có những tội mà trong cấu thành của tội đó, lỗi của người có hành vi nguy hiểm cho xã hội phải là lỗi cố ý (tội giết người). Vì vậy, để xác định tội danh và áp dụng trách nhiệm hình sự thì luôn phải xác định về hình thức lỗi của người có hành vi trái pháp luật. Hơn thế nữa, hình thức lỗi của người có hành vi trái pháp luật còn là các tình tiết tăng nặng hay giảm nhẹ khi xác định khung hình phạt nên khi áp dụng trách nhiệm hình sự thì việc xác định hình thức lỗi của người có hành vi trái pháp luật là một công việc cần thiết.
Khác với luật hành chính và luật hình sự, luật dân sự đã qui định người có hành vi trái pháp luật thì phải chịu trách nhiệm dân sự bất luận hành vi đó được thực hiện với lỗi cố ý hay vô ý. Như vậy, về nguyên tắc chung khi áp dụng trách nhiệm dân sự không cần xác định hình thức lỗi của người gây thiệt hại, đặc biệt, không bao giờ phải xác định trạng thái lỗi của người đó. Tuy nhiên, khi xác định lỗi trong trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng cần lưu ý:
- Về nguyên tắc, trách nhiệm bồi thường thiệt hại phát sinh khi người gây thiệt hại có lỗi, bất kể đó là lỗi vô ý hay cố ý.
- Việc xác định lỗi cố ý, vô ý trong trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng có ý nghĩa trong một số trường hợp: Để giảm mức bồi thường và là điều kiện cần thiết để xác định trách nhiệm bồi thường.
Điều 605. Nguyên tắc bồi thường thiệt hại
...
2. Người gây thiệt hại có thể được giảm mức bồi thường, nếu do lỗi vô ý mà gây thiệt hại quá lớn so với khả năng kinh tế trước mắt và lâu dài của mình.
...
Điều 615.Bồi thường thiệt hại do người dùng chất kích thích gây ra

2. Khi một người cố ý dùng rượu hay chất kích thích khác làm cho người khác lâm vào tình trạng mất khả năng nhận thức và làm chủ được hành vi của họ mà gây thiệt hại thì phải bồi thường cho người bị thiệt hại.
- Trong một số trường hợp nhất định, trách nhiệm bồi thường thiệt hại phát sinh ngay cả khi người bị thiệt hại không có lỗi.
Điều 623. Bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra

3. Chủ sở hữu, người được chủ sở hữu giao chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ phải bồi thường thiệt hại cả khi không có lỗi, trừ các trường hợp sau đây:
a) Thiệt hại xảy ra hoàn toàn do lỗi cố ý của người bị thiệt hại;
b) Thiệt hại xảy ra trong trường hợp bất khả kháng hay tình thế cấp thiết, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
...
Điều 624. Bồi thường thiệt hại do làm ô nhiễm môi trường
Cá nhân, pháp nhân và các chủ thể khác làm ô nhiễm môi trường gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật, kể cả trường hợp người gây ô nhiễm môi trường không có lỗi.
Khi xác định và phân tích yếu tố lỗi trong trách nhiệm dân sự ngoài hợp đồng, cần thiết phải đặt yếu tố đó trong mối liên hệ với những sự kiện pháp lí khác, mà rõ nét hơn cả là sự biến pháp lí tuyệt đối và sự biến pháp lí tương đối là những căn cứ làm phát sinh, thay đổi và chấm dứt quan hệ pháp luật dân sự.
Sự biến pháp lí tương đối là những sự kiện xảy ra do hành vi của con người tiến hành nhưng một sự kiện xảy ra do hành vi của con người nhưng không phụ thuộc vào hành vi của chủ thể tham gia và làm phát sinh hậu quả pháp lí đối với họ. Sự khởi phát của sự biến pháp lí tương đối do hành vi của con người tác động dưới hình thức lỗi vô ý, do vậy người có hành vi tạo ra sự kiện đó phải bồi thường thiệt hại theo nguyên tắc bồi thường toàn bộ thiệt hại. Trong khoa học pháp lí, các nhà luật học đều thừa nhận rằng sự biến pháp lí tương đối là sự biến do con người tác động, còn sự thay đổi và chấm dứt của nó con người không thể kiểm soát được. Như vậy, hành vi tạo ra sự biến pháp lí tương đối là hành vi có lỗi và là hành vi trái pháp luật. Người gây thiệt hại đã không mong muốn, không để mặc cho thiệt hại xảy ra mà là do không kiểm soát được diễn biến của sự kiện do hành vi vô ý của mình tạo ra thì người có hành vi đó phải bồi thường.
Sự biến pháp lí tuyệt đối là những sự kiện xảy ra trong thiên nhiên hoàn toàn không phụ thuộc vào ý chí con người, như động đất, núi lửa, lũ lụt,... Sự biến pháp lí tuyệt đối không chứa đựng yếu tố lỗi dưới bất kì hình thức nào. Ở đây ý thức con người không thể kiểm soát được sự kiện đó. Sự biến pháp lí tuyệt đối có ý nghĩa pháp lí đặc thù, bởi vì sự kiện đó được đặt trong mối liên hệ về không gian và thời gian cụ thể, theo đó trách nhiệm dân sự không phát sinh đối với một hay hai bên chủ thể của quan hệ đó.
Như vậy, có thể nhận định rằng lỗi vô ý luôn tồn tại trong sự biến pháp lí tương đối, còn lỗi thuộc mọi trường hợp không thể tồn tại trong sự biến pháp lí tuyệt đối.

II. Lỗi trong các trường hợp cụ thể về trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng :
1. Lỗi trong trách nhiệm bồi thường thiệt hại do tài sản gây ra :
1.1. Lỗi trong trách nhiệm bồi thường thiệt hại do súc vật gây ra (Điều 625 BLDS)
Theo qui định tại Điều 625 BLDS, yếu tố lỗi của chủ sở hữu súc vật không được coi là điều kiện bắt buộc trong việc xác định trách nhiệm của chủ sở hữu súc vật. Chủ sở hữu có trách nhiệm bồi thường thiệt hại do súc vật gây ra cho người khác. Yếu tố lỗi chỉ xác định trong các trường hợp :
- Người bị thiệt hại hoàn toàn có lỗi trong việc làm súc vật gây thiệt hại cho mình, thì chủ sở hữu không phải bồi thường.
- Chủ sở hữu súc vật cũng không có trách nhiệm bồi thường thiệt hại nếu thiệt hại xảy ra hoàn toàn do lỗi của người thứ ba thì người thứ ba có trách nhiệm bồi thường cho người bị thiệt hại. Nếu người thứ ba và chủ sở hữu cùng có lỗi thì phải liên đới bồi thường thiệt hại.
- Nếu súc vật của chủ sở hữu bị chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật gây thiệt hại thì người chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật phải bồi thường.
Yếu tố lỗi của chủ sở hữu súc vật chỉ được xem xét trong trường hợp nếu chủ sở hữu súc vật và người thứ ba cùng có lỗi làm cho súc vật gây thiệt hại thì chủ sở hữu súc vật và người thứ ba phải liên đới bồi thường cho người bị thiệt hại. Yếu tố lỗi không phải là điều kiện bắt buộc đối với loại trách nhiệm bồi thường thiệt hại của chủ sở hữu súc vật. Tuy nhiên, trên thực tế chủ sở hữu có thể có lỗi dưới hình thức vô ý hay cố ý làm cho súc vật của mình gây thiệt hại cho người khác. Căn cứ vào hình thức lỗi cố ý hay vô ý của chủ sở hữu súc vật, để xác định yếu tố hình sự trong trường hợp chủ sở hữu súc vật có lỗi cố ý làm cho súc vật thuộc sở hữu của mình gây thiệt hại nghiêm trọng cho người khác. Nhưng trong trường hợp chủ sở hữu súc vật gây thiệt hại cho người khác thì chủ sở hữu súc vật chỉ có trách nhiệm dân sự bồi thường thiệt hại về tài sản. Chỉ trong ba trường hợp : Thiệt hại hoàn toàn do lỗi của người bị thiệt hại ; người thứ ba hoàn toàn có lỗi làm cho súc vật gây thiệt hại cho người khác và súc vật của chủ sở hữu bị người khác chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật gây thiệt hại.

1.2. Lỗi trong trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra (Điều 623 BLDS).
Theo qui định tại Điều 623 BLDS, nguồn nguy hiểm cao độ là những vật, thú dữ,...có tiềm ẩn những nguy cơ gây ra thiệt hại bất ngờ cho con người hay gây thiệt hại về tài sản mà không phải bao giờ con người cũng có thể lường được trước và có thể ngăn chặn. Nguồn nguy hiểm cao độ gây thiệt hại phải được hiểu là chính sự hoạt động tự thân (tự tại) của nó gây ra, không có sự tác động bởi hành vi có lỗi của con người. Máy bay đang bay bị rơi, xe vận tải đang lên dốc thì bị chết máy, mất phanh,...đã gây thiệt hại cho người khác về tài sản, sức khỏe, tính mạng,...
Nguồn nguy hiểm cao độ chỉ được qui định với những người xung quanh, người không có quan hệ lao động liên quan đến việc sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ như khán giả trong rạp xiếc, người tham gia giao thông đối với các phương tiện giao thông cơ giới khác đang hoạt động,...
Pháp luật qui định cho dù là chủ sở hữu hay người đang chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ hợp pháp phải bồi thường thiệt hại khi nguồn nguy hiểm cao độ gây ra cho người khác kể cả khi họ không có lỗi. Nguyên tắc xác định người có trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra không áp dụng trong các trường hợp :
- Thiệt hại xảy ra hoàn toàn do lỗi cố ý của người gây thiệt hại.
- Thiệt hại xảy ra trong trường hợp bất khả kháng hay tình thế cấp thiết, trừ trường hợp pháp luật có qui định khác.
Theo qui định tại khoản 3 Điều 623 BLDS, chủ sở hữu, người được chủ sở hữu giao chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ cho dù có lỗi hay không có lỗi đều có trách nhiệm bồi thường khi nguồn nguy hiểm cao độ gây ra cho người khác. Tuy vậy nếu chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ hay người được giao chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ không có lỗi khi nguồn nguy hiểm cao độ gây thiệt hại cho người khác, thì vẫn phải có trách nhiệm bồi thường toàn bộ thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra theo trách nhiệm dân sự, nhưng người này không bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Ngược lại, nếu chủ sở hữu hay người được giao chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ mà có lỗi vô ý hay cố ý để nguồn nguy hiểm cao độ gây thiệt hại cho người khác, thì ngoài trách nhiệm dân sự là bồi thường toàn bộ thiệt hại, họ có thể còn bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Tại khoản 4 Điều 623 qui định về trường hợp nguồn nguy hiểm cao độ bị chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật thì người đang chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật phải bồi thường thiệt hại. Theo qui định này, trách nhiệm của chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ không phát sinh khi nguồn nguy hiểm cao độ của chủ sở hữu bị người khác chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật gây thiệt hại cho người thứ ba. Trường hợp này xảy ra trong đời sống xã hội khi nguồn nguy hiểm cao độ bị trộm, cướp hay dưới các hình thức khác thuộc hành vi chiếm đoạt trái pháp luật. Trong trườn hợp chủ sở hữu, người được chủ sở hữu giao chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ cũng có lỗi trong việc để nguồn nguy hiểm cao độ bị chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật thì phải liên đới bồi thường thiệt hại. Ví dụ : Chủ sở hữu xe máy giao xe cho một người chưa đủ độ tuổi điều khiển.
1.3. Lỗi trong trách nhiệm bồi thường thiệt hại do cây cối, nhà cửa gây ra. (Điều 626, 627 BLDS).
Nếu người gây thiệt hại do dùng chất kích thích nhưng bản thân họ không tự kiểm soát được việc dùng chất kích thích – tức là có một người thứ ba cố ý dùng chất kích thích để người này gây thiệt hại, thì người gây thiệt hại không phải bồi thường. Theo qui định tại khoản 2 Điều 615 BLDS, người cố ý dùng chất kích thích làm cho người khác không thể nhận thức được hành vi của mình và do đó đã gây thiệt hại thì phải bồi thường toàn bộ thiệt hại xảy ra (ví dụ : đổ rượu, bia vào miệng, cưỡng bức tiêm vào người khác chất kích thích). Khi một người cố ý dùng rượu hay chất kích thích khác để đưa người khác vào tình trạng không nhận thức và làm chủ hành vi của mình gây thiệt hại thì người có hành vi cố ý dùng rượu hay chất kích thích này phải bồi thường thiệt hại xảy ra, không cần xét đến mục đích của việc cố ý dùng rượu hay chất kích thích khác là nhằm để người kia gây thiệt hại (người bị dùng rượu hay chất kích thích).

KẾT LUẬN :
Yếu tố lỗi đã được pháp luật dân sự Việt Nam đề cập khá đầy đủ và chi tiết, tạo điều kiện thuận lợi cho công tác áp dụng pháp luật. Tuy nhiên, trong thời đại hội nhập quốc tế và nền kinh tế thị trường phát triển mạnh mẽ như hiện nay, thiết nghĩ, các qui phạm pháp luật sẽ vẫn cần những thay đổi. Chế định trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng ngày càng được hoàn thiện,với những qui phạm pháp luật mới chặt chẽ và bao quát nhiều quan hệ xã hội hơn , có thể lấy ví dụ bằng việc ban hành Luật Bồi thường Nhà nước năm 2010. Việc nhận thức rõ về lỗi trong trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng – một quan hệ xã hội hết sức phổ biến, giúp cho công tác áp dụng pháp luật ngày càng thêm thuận lợi, giúp cho ngành tòa án và những người hành nghề luật áp dụng pháp luật một cách chính xác, góp phần bảo đảm pháp chế trong thời đại mới.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. Bộ luật Dân sự năm 2005
2. Bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng về tài sản, sức khỏe và tính mạng – TS. Phùng Trung Tập. NXB. Hà Nội, năm 2009.
3. Nghị quyết số 03/2006/NQ-HĐTP, ngày 8/7/2006 Hướng dẫn các qui định về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng trong BLDS 2005.
4. Giáo trình luật Dân sự Việt Nam, module 1, module 2 NXB CAND, 2006
5. Bình luận khoa học bộ luật dân sự Việt Nam - Bộ tư pháp, Viện nghiên cứu khoa học pháp lí

MỤC LỤC

I. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng và lỗi trong trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng. 1
II. Lỗi trong các trường hợp cụ thể về trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng : 6
1. Lỗi trong trách nhiệm bồi thường thiệt hại do tài sản gây ra : 6
2. Lỗi trong trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng do hành vi trái pháp luật gây ra. 9
KẾT LUẬN : 19
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 20

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Last edited by a moderator:
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vi phạm pháp luật giao thông đường bộ - Qua thực tiễn xét xử tại Luận văn Luật 0
G Một số vấn đề pháp lý và thực tiễn về trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng có yếu tố nước Luận văn Luật 4
L Pháp luật Hoa Kỳ, Canada, Trung Quốc về trách nhiệm bồi thường thiệt hại đối với ô nhiễm dầu và bài Luận văn Luật 0
L Pháp luật Việt Nam và một số quốc gia trên thế giới về trách nhiệm bồi thường của nhà nước : Luận vă Luận văn Luật 0
H Giới hạn trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong lĩnh vực bưu chính ở Việt Nam : Luận văn ThS. Luật: Luận văn Luật 0
A Những vấn đề về miễn trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng theo pháp luật Việt Nam : Luận văn Luật 0
4 Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do hành vi của người khác gây ra theo pháp luật Việt Nam: Luận văn Luận văn Luật 0
D Năng lực chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng của cá nhân Luận văn Luật 2
H Miễn trách nhiệm bồi thường thiệt hại theo hợp đồng theo pháp luật Việt Nam : Luận văn ThS. Luật: 60 Luận văn Luật 0
P Lỗi trong trách nhiệm dân sự bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng Luận văn Luật 2

Các chủ đề có liên quan khác

Top