ph_ht

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối
Tập trung phân tích, đánh giá những quy định pháp luật về lỗi trên cơ sở chỉ ra ý nghĩa của lỗi với các vấn đề trong trách nhiệm dân sự bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng. Đưa ra một số hạn chế và đề ra những yêu cầu cũng như sự cần thiết phải hoàn thiện hơn nữa những quy định pháp luật về lỗi trong trách nhiệm dân sự bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng. Từ đó đề xuất một số giải pháp cho việc hoàn thiện vấn đề lỗi trong trách nhiệm dân sự bồi thường thiệt hại về hợp đồng nói riêng và pháp luật về trách nhiệm dân sự bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng nói chung
Chƣơng 1: Những vấn đề lý luận về lỗi trong trách nhiệm dân sự bồi
thường thiệt hại ngoài hợp đồng .................................................... 7
1.1 - Khái quát về trách nhiệm dân sự bồi thường thiệt hại ngoài hợp
đồng và mối quan hệ giữa lỗi với trách nhiệm dân sự bồi thường thiệt hại
ngoài hợp đồng.................................................................................................. 7
1.2 - Cơ sở của những quy định pháp luật về lỗi trong trách nhiệm dân sự
bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng ............................................................... 13
1.3 - Khái niệm lỗi, hình thức lỗi và mức độ lỗi trong trách nhiệm dân sự
bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng ............................................................... 20
1.4 - Khái quát chung sự phát triển của những quy định pháp luật dân sự
về lỗi trong trách nhiệm dân sự bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng............ 32
Chƣơng 2: Lỗi trong trách nhiệm dân sự bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng
theo Bộ luật dân sự Việt Nam..................................................... 39
2.1 - Lỗi trong mối liên hệ với các điều kiện khác làm phát sinh trách
nhiệm dân sự bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng......................................... 39
2.2 - Lỗi với việc xác định loại trách nhiệm dân sự bồi thường thiệt hại
ngoài hợp đồng................................................................................................ 46
2.3 - Lỗi với việc xác định chủ thể phải chịu trách nhiệm dân sự bồi
thường thiệt hại ngoài hợp đồng ..................................................................... 62

2.4 - Lỗi với việc xác định mức độ bồi thường thiệt hại......................... 67
2.5 - Lỗi trong một số trường hợp bồi thường thiệt hại cụ thể................ 72
Chƣơng 3: Thực tiễn áp dụng các quy định pháp luật về lỗi trong trách nhiệm dân
sự bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng và một số giải pháp.............89
3.1 - Thực tiễn áp dụng các quy định pháp luật về lỗi trong trách nhiệm
dân sự bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng.................................................... 89
3.2 - Một số giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật và việc áp dụng
pháp luật về lỗi trong trách nhiệm dân sự bồi thường thiệt hại ngoài hợp
đồng ......................................................................................................96
Kết luận ............................................................................................... 109
Tài liệu tham khảo .............................................................................. 111

LỜI NÓI ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Xây dựng một nền dân chủ xã hội chủ nghĩa mang đậm tính nhân dân
với đặc trưng là đề cao các nguyên tắc tôn trọng và bảo vệ quyền con người,
nguyên tắc bình đẳng, công bằng là lý tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh và
cũng là tư tưởng chỉ đạo, xuyên suốt của Đảng và Nhà nước ta... Trong một
nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, khi mà các giá trị quyền con người được tôn
vinh và là đích đến của toàn xã hội thì việc giải quyết kịp thời vấn đề bồi
thường thiệt hại ngoài hợp đồng cũng được coi là một đại lượng để đánh giá
uy tín và chất lượng của nền dân chủ đó. Đặc biệt trong giai đoạn hiện nay,
chúng ta đang phát triển một nền kinh tế thị trường năng động với nhiều thành
phần, cùng với sự tăng cường hợp tác quốc tế và khu vực, những hiện tượng
tiêu cực xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp chính đáng của người khác
trong xã hội cũng trở nên phổ biến hơn. Phần lớn thiệt hại xảy ra là thiệt hại
ngoài hợp đồng, nó không xuất phát từ sự vi phạm nghĩa vụ đã được các bên
chủ thể thiết lập sẵn. Giải quyết bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng là một
vấn đề pháp lý lớn và phức tạp, những sự kiện pháp lý này thường phát sinh
trong đời sống xã hội và là vấn đề phải giải quyết kịp thời nhằm khôi phục lại
những lợi ích đã bị xâm phạm, bù đắp những thiệt hại xảy ra do hành vi trái
pháp luật gây nên và quy trách nhiệm pháp lý ở những người có hành vi trái
pháp luật gây ra những thiệt hại đó. Trách nhiệm dân sự bồi thường thiệt hại
ngoài hợp đồng với mục đích đó được xem như phương tiện pháp lý cần thiết
để bảo vệ những quyền, lợi ích chính đáng của cá nhân, tổ chức khi bị xâm
phạm trái pháp luật; giáo dục người gây thiệt hại và mọi công dân trong xã
hội nói chung về ý thức tuân theo pháp luật, tôn trọng lợi ích của người khác,
của tập thể và lợi ích công cộng.

Về nguyên tắc trách nhiệm dân sự bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng
chỉ được đặt ra khi có đủ bốn điều kiện: thiệt hại xảy ra, hành vi gây thiệt hại
trái pháp luật, lỗi, mối quan hệ nhân quả giữa thiệt hại xảy ra và hành vi gây
thiệt hại trái pháp luật. Trong đó điều kiện lỗi có ý nghĩa quan trọng với việc
chứng minh vấn đề trách nhiệm, xác định chủ thể phải bồi thường và mức bồi
thường. Tuy nhiên, lỗi của chủ thể không phải là yếu tố hữu hình để dễ dàng
nhận biết và đánh giá đúng ngay được nó. Đây là một yếu tố nằm sâu trong ý
thức của con người. Do đó trong nhiều trường hợp việc cảm nhận và khẳng
định sự tồn tại của yếu tố lỗi phải thông qua các yếu tố có biểu hiện rõ ràng
khác. Mặc dù vậy không phải lúc nào sự vật, hiện tượng bên ngoài cũng phản
ánh đúng bản chất sự việc bên trong, cũng cho phép phân tích và kết luận
đúng về lỗi. Thực tiễn giải quyết các vụ tranh chấp về bồi thường thiệt hại
ngoài hợp đồng cho thấy việc đánh giá lỗi ở chủ thể thường rất khó khăn và
nảy sinh nhiều vướng mắc. Biểu hiện cụ thể là hiện nay còn tồn tại nhiều
tranh luận khác nhau xoay xung quanh vấn đề lỗi trong trách nhiệm dân sự
bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng. Đồng thời thực tiễn xét xử cũng cho thấy
rằng: nhìn chung những quy định pháp luật về trách nhiệm dân sự bồi thường
thiệt hại ngoài hợp đồng nói chung và vấn đề lỗi nói riêng đã đáp ứng kịp thời
trong việc áp dụng để giải quyết bồi thường thiệt hại do hành vi trái pháp luật
gây ra và đã mang lại những hiệu quả không nhỏ trong việc giáo dục ý thức
pháp luật và tôn trọng pháp luật trong nhân dân. Tuy nhiên, các quy định đó
vẫn còn khá khiếm khuyết cả về mặt kỹ thuật lập pháp và về nội dung của quy
định. Việc hướng dẫn thi hành lại chưa đầy đủ nên thực tiễn áp dụng các quy
định đó gặp nhiều khó khăn, vướng mắc và không thống nhất. Do đó để nhận
thức được đúng ý tưởng của nhà làm luật thì chúng ta cần thiết phải nhìn nhận
sâu hơn về yếu tố lỗi trên cơ sở chỉ ra mối liên hệ giữa những nguyên tắc lý

luận chung của lỗi và đặc thù của loại trách nhiệm dân sự bồi thường thiệt hại
ngoài hợp đồng.
Việc nghiên cứu một cách có hệ thống về vấn đề lỗi nói riêng và trách
nhiệm dân sự bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng nói chung có liên hệ mật
thiết với việc xây dựng thành công một nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, xây
dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam nói chung bởi vì đây
là vấn đề gắn liền với các quyền tự nhiên của con người, với vấn đề đảm bảo
công lý và công bằng xã hội.
Xuất phát từ tính cấp thiết, từ ý nghĩa cũng như tầm quan trọng của việc
nghiên cứu vấn đề lỗi trong trách nhiệm dân sự bồi thường thiệt hại ngoài hợp
đồng, tui đã chọn đề tài “Lỗi trong trách nhiệm dân sự bồi thường thiệt hại
ngoài hợp đồng” làm luận văn tốt nghiệp của mình.
2. Tình hình nghiên cứu
Bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng là một nội dung quan trọng trong
chế định trách nhiệm dân sự của pháp luật các nước trên thế giới. Ở Việt
Nam, vấn đề này sớm được phản ánh trong các bộ luật cổ như Quốc triều hình
luật, Hoàng Việt luật lệ… và là một chế định nằm trong chương V, phần thứ
ba Bộ luật dân sự 2005 với nhiều sửa đổi, bổ sung quan trọng đặt ra cho khoa
học pháp lý những nhiệm vụ nghiên cứu mới.
Cùng với việc ban hành các văn bản quy phạm pháp luật, một số đề tài
khoa học cấp Bộ về trách nhiệm dân sự bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng,
về lỗi trong trách nhiệm dân sự bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng cũng đã
được đặt ra nghiên cứu và hoàn thiện; chúng ta cũng đã tổ chức được nhiều
cuộc hội thảo, toạ đàm trong nước cũng như quốc tế liên quan đến vấn đề này
như các cuộc hội thảo Bộ luật dân sự sửa đổi do Nhà pháp luật Việt Pháp tổ
chức tại Hà Nội. Ngoài ra còn có nhiều bài báo, bài nghiên cứu đăng trên các
báo, tạp chí chuyên ngành: báo Pháp luật thành phố Hồ Chí Minh, báo Pháp

luật Việt Nam, Tạp chí Dân chủ và Pháp luật… Tuy nhiên, hầu hết các bài
viết, các công trình nghiên cứu mới chỉ tập trung vào một số khía cạnh về
trách nhiệm dân sự bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng. Một vấn đề cần
thừa nhận là có rất ít công trình nghiên cứu, bài viết về yếu tố lỗi trong trách
nhiệm dân sự bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, nếu có cũng chỉ được nhắc
đến một cách chung chung; có rất ít tác giả đề cập một cách toàn diện và sâu
sắc về vấn đề này.
Trong phạm vi luận văn này, người viết mong muốn đi sâu tìm hiểu,
phân tích về lỗi không chỉ ở khía cạnh lý luận của lỗi mà còn đưa vào một số
vấn đề mang tính thực tiễn để những người quan tâm có thể hiểu được bản
chất của lỗi. Từ đó cũng giúp cho các nhà vận dụng pháp luật có cơ sở và
định hướng rõ ràng hơn trong cách thức giải quyết tranh chấp nhằm đảm bảo
nguyên tắc công bằng và nguyên tắc mọi thiệt hại đều được bồi thường xứng
đáng.
3. Giới hạn và nhiệm vụ nghiên cứu
Do được phân chia thành nhiều ngành luật khác nhau, pháp luật Việt
Nam có sự quy định về nhiều loại quan hệ: quan hệ kinh tế, quan hệ thơng
mại, quan hệ lao động, quan hệ hành chính… Bồi thường thiệt hại ngoài hợp
đồng có thể nảy sinh trong bất kỳ một quan hệ nào của đời sống xã hội. Do
đó, pháp luật về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng cũng được quy định
tương ứng với những loại quan hệ đó. Tuy nhiên xét về bản chất, quan hệ bồi
thường thiệt hại ngoài hợp đồng là quan hệ mang tính chất dân sự nên mặc dù
nằm trong các quy định pháp luật pháp luật của các ngành luật khác nhưng
các quy định của Bộ luật dân sự về trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp
đồng vẫn có tính chất là nền tảng. Hơn nữa là một đề tài thuộc chuyên ngành
pháp luật dân sự, chúng tui chỉ tập trung khai thác các quy định của Bộ luật
dân sự về vấn đề này. Cụ thể hơn đó chính là các quy định pháp luật của Bộ

luật dân sự về lỗi tại Điều 308 và trong chế định trách nhiệm bồi thường thiệt
hại ngoài hợp đồng tại chương XXI – Phần thứ ba.
Nghiên cứu đề tài “Lỗi trong trách nhiệm dân sự bồi thường thiệt hại
ngoài hợp đồng” nhằm đưa ra một bức tranh toàn cảnh về trách nhiệm dân sự
bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng và lỗi trong trách nhiệm dân sự bồi
thường thiệt hại ngoài hợp đồng, nhận thức đối với vấn đề này trong xã hội
nói chung và của những người nghiên cứu áp dụng pháp luật nói riêng; đánh
giá những thành tích đã đạt được và những bất cập, hạn chế còn tồn tại; trên
cơ sở đó đưa ra ý kiến đề xuất hướng hoàn thiện. Từ mục đích đó, nhiệm vụ
đặt ra là phải chỉ ra được cơ sở của lỗi, ý nghĩa của lỗi với các vấn đề trong
trách nhiệm dân sự bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng và cuối cùng đưa ra
kiến nghị giúp cho việc xây dựng và áp dụng pháp luật dân sự về lỗi trong bồi
thường thiệt hại.
4. Cơ sở nghiên cứu của đề tài
- Cơ sở khoa học của đề tài: Đề tài được thực hiện trên cơ sở chủ trương,
đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước về công cuộc cải cách tư pháp,
xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, trong đó có việc hoàn thiện
hơn nữa các quy định pháp luật về lỗi trong trách nhiệm dân sự bồi thường
thiệt hại ngoài hợp đồng.
- Cơ sở thực tiễn của đề tài: Đánh giá thực trạng về lỗi trong trách nhiệm
dân sự bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng thông qua các số liệu thống kê và
thực tiễn nhận thức về lỗi trong trách nhiệm dân sự bồi thường thiệt hại ngoài
hợp đồng, về lỗi trong trách nhiệm dân sự bồi thường thiệt hại ngoài hợp
đồng qua một số bài viết, bài nghiên cứu đăng trên các báo, tạp chí….
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Về phương pháp nghiên cứu, trong luận văn này, tui đã sử dụng phương
pháp cụ thể như phân tích, logic và lịch sử, luật học so sánh giữa những quy

định cùng loại, đánh giá, tổng hợp một số tài liệu, số liệu, thông tin trong các
báo cáo, tạp chí, bài báo, số chuyên đề, sách tham khảo, đề tài nghiên cứu
khoa học, các văn bản pháp luật có liên quan cùng các gợi ý của cô hướng dẫn
để hoàn thành luận văn này.
6. Điểm mới của đề tài
Có thể nêu ra một số điểm mới của luận văn về đề tài “Lỗi trong trách
nhiệm dân sự bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng” như sau:
Thứ nhất, trong phạm vi luận văn này, người viết tập trung phân tích,
đánh giá những quy định pháp luật về lỗi trên cơ sở chỉ ra ý nghĩa của lỗi, cơ
sở của lỗi với các vấn đề trong trách nhiệm dân sự bồi thường thiệt hại ngoài
hợp đồng. Dưới góc độ nhận thức khoa học, việc nghiên cứu chế định lỗi để
đưa ra mô hình lý luận của nó không chỉ có ý nghĩa lý luận - thực tiễn mà còn
có ý nghĩa xã hội - pháp lý quan trọng.
Thứ hai, luận văn đưa ra một số hạn chế và đề ra những yêu cầu cũng
như sự cần thiết phải hoàn thiện hơn nữa những quy định pháp luật về lỗi
trong trách nhiệm dân sự bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng đặc biệt trong
giai đoạn hiện nay.
Thứ ba, người viết đề xuất một số giải pháp cho việc hoàn thiện vấn đề
lỗi trong trách nhiệm dân sự bồi thường thiệt hại về hợp đồng nói riêng và
pháp luật về trách nhiệm dân sự bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng nói chung.
7. Kết cấu của luận văn
Về kết cấu của luận văn, ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài
liệu tham khảo, nội dung của luận văn được chia thành 3 chương:
Chương I – Những vấn đề lý luận về lỗi trong trách nhiệm dân sự bồi
thường thiệt hại ngoài hợp đồng.
Chương II – Những quy định về lỗi trong trách nhiệm dân sự bồi thường
thiệt hại ngoài hợp đồng theo Bộ luật dân sự Việt Nam.
Chương III – Thực tiễn áp dụng các quy định pháp luật về lỗi trong trách
nhiệm dân sự bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng và một số giải pháp.
Những nội dung mà luận văn đề cập là rất hẹp và phức tạp cả về lý luận
và thực tiễn, thời gian hoàn thành luận văn lại có hạn, vì vậy luận văn không
thể tránh khỏi những thiếu sót. Chúng tui mong nhận được sự đóng góp quý
báu của các nhà giáo, các nhà nghiên cứu và bạn bè đồng nghiệp để hoàn
chỉnh luận văn này.
Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 

qmvu

New Member
Re: Lỗi trong trách nhiệm dân sự bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng : Luận văn ThS. Luật : 60 38 30

yêu cầu link mới
 

Các chủ đề có liên quan khác

Top