kimyuong_hi

New Member
Download Khóa luận Tội trộm cắp tài sản theo quy định của Bộ luật hình sự Việt Nam năm 1999 - Những vấn đề lí luận và thực tiễn miễn phí



MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG I 4
LỊCH SỬ LẬP PHÁP HÌNH SỰ VIỆT NAM VỀ TỘI TRỘM CẮP 4
TÀI SẢN TỪ NĂM 1945 ĐẾN NAY VÀ DẤU HIỆU PHÁP LÝ 4
CỦA TỘI TRỘM CẮP TÀI SẢN THEO QUY ĐỊNH CỦA BỘ LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM NĂM 1999 4
1. Lịch sử lập pháp hình sự Việt Nam về tội trộm cắp tài sản từ năm 1945 đến nay 4
1.1. Giai đoạn từ sau Cách mạng tháng Tám 1945 đến trước khi ban hành Bộ luật hình sự Việt Nam năm 1985 4
1.2. Tội trộm cắp tài sản theo quy định của Bộ luật hình sự Việt Nam năm 1985 6
1.3. Tội trộm cắp tài sản theo quy định của Bộ luật hình sự Việt Nam năm 1999 8
2. Dấu hiệu pháp lý của tội trộm cắp tài sản theo quy định của Bộ luật hình sự Việt Nam năm 1999 9
2.1. Khách thể của tội trộm cắp tài sản 10
2.2. Mặt khách quan của tội trộm cắp tài sản 13
2.3. Mặt chủ quan của tội trộm cắp tài sản 18
2.4. Chủ thể của tội trộm cắp tài sản 20
3. Đồng phạm và các giai đoạn thực hiện tội trộm cắp tài sản 22
3.1. Đồng phạm trộm cắp tài sản 22
3.2. Các giai đoạn thực hiện tội trộm cắp tài sản 24
3.2.1. Chuẩn bị phạm tội trộm cắp tài sản 24
3.2.2. Phạm tội trộm cắp tài sản chưa đạt 25
3.2.3. Tội trộm cắp tài sản hoàn thành 26
CHƯƠNG II 29
PHÂN BIỆT TỘI TRỘM CẮP TÀI SẢN VỚI MỘT SỐ TỘI XÂM PHẠM SỞ HỮU KHÁC VÀ TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ CỦA NGƯỜI 29
PHẠM TỘI TRỘM CẮP TÀI SẢN 29
1. Phân biệt tội trộm cắp tài sản với một số tội xâm phạm sở hữu khác 29
1.1. Phân biệt tội trộm cắp tài sản với tội công nhiên chiếm đoạt tài sản 29
1.2. Phân biệt tội trộm cắp tài sản với tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản 31
1.3. Phân biệt tội trộm cắp tài sản với tội cướp giật tài sản 34
2. Trách nhiệm hình sự của người phạm tội trộm cắp tài sản 37
2.1. Trách nhiệm hình sự của người phạm tội trộm cắp tài sản theo khoản 1 Điều 138 BLHS 38
2.2. Trách nhiệm hình sự của người phạm tội trộm cắp tài sản theo khoản 2 Điều 138 BLHS 47
2.3. Trách nhiệm hình sự của người phạm tội trộm cắp tài sản theo khoản 3, 4 Điều 138 BLHS 51
2.4. Hình phạt bổ sung có thể được áp dụng đối với người phạm tội trộm cắp tài sản 53
KẾT LUẬN 58
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1
CÁC TỪ VIẾT TẮT TRONG KHOÁ LUẬN 2
Nhìn lại hai mươi năm đổi mới kể từ năm 1986, chúng ta đã đạt được những thành tựu to lớn, toàn diện và có ý nghĩa lịch sử trên cả hai mặt lí luận và thực tiễn. “Cùng với việc đẩy mạnh phát triển kinh tế, Đảng ta chủ trương giải quyết tốt các vấn đề xã hội, coi đây là một hướng chiến lược thể hiện bản chất ưu việt của chế độ ta. Thực hiện các chính sách xã hội hướng vào phát triển và lành mạnh hoá xã hội, thể hiện công bằng trong phân phối, tạo động lực mạnh mẽ để phát triển sản xuất, thực hiện bình đẳng trong quan hệ xã hội, khuyến khích nhân dân làm giàu hợp pháp” [1, tr.33]. Bên cạnh những thành tựu to lớn đã đạt được, chúng ta vẫn còn những yếu kém và khuyết điểm, không ít vấn đề bức xúc nảy sinh chưa được giải quyết, đặc biệt “trong những năm qua tình hình tội phạm diễn biến phức tạp, nhiều vụ án xảy ra với tính chất, hậu quả rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng” [10, tr.1].
Trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội, Nhà nước ta có nhiệm vụ bảo vệ quyền lợi ích hợp pháp của Nhà nước cũng như của nhân dân. Với vai trò là nền tảng kinh tế xã hội của quốc gia, chế độ sở hữu là một trong những vấn đề trọng yếu được Nhà nước bảo vệ bằng mọi biện pháp trong đó biện pháp pháp lý hình sự thể hiện kiên quyết nhất ý chí quyền lực Nhà nước trong xử lý các hành vi xâm phạm tới chế độ sở hữu. Trong số các tội xâm phạm sở hữu, tội trộm cắp tài sản là tội xâm phạm trực tiếp tới quyền sở hữu tài sản, nó xảy ra khá phổ biến. Ở mỗi giai đoạn phát triển, Nhà nước đều có những quy định về tội trộm cắp tài sản và biện pháp xử lý nhằm đấu tranh loại bỏ tội phạm khỏi đời sống xã hội. Những năm gần đây tội trộm cắp tài sản diễn biến phức tạp gây hậu quả ngày càng nghiêm trọng, ảnh hưởng xấu đến trật tự an toàn xã hội. Riêng “thành phố Hà Nội trong năm 2006 đã thụ lý xét xử 1555 vụ trộm cắp tài sản, 2016 bị cáo, chiếm 26,9%, gây thiệt hại 17.362.096.769 đồng” [10, tr.4]. Nhờ sự phối hợp chặt chẽ của các cơ quan bảo vệ pháp luật, hoạt động xét xử của ngành toà án từng bước được nâng cao, số lượng các bản án bị huỷ đã giảm, song bên cạnh đó vẫn còn nhiều tồn tại khuyết điểm mà một trong những nguyên nhân là các cơ quan bảo vệ pháp luật không đánh giá đúng bản chất của hành vi phạm tội dẫn đến xác định sai tội danh, hay xử oan hay bỏ lọt tội phạm. Để khắc phục tình trạng trên thì vấn đề cốt lõi đầu tiên là phải nắm vững các quy định pháp luật về tội phạm, nhận thức đúng bản chất của hành vi phạm tội từ đó có đường lối xử lý đúng đắn đảm bảo sự công bằng, nghiêm minh của pháp luật. Nhận thức được điều đó, tác giả đã mạnh dạn chọn đề tài: “Tội trộm cắp tài sản theo quy định của Bộ luật hình sự Việt Nam năm 1999 - Những vấn đề lí luận và thực tiễn” làm khoá luận tốt nghiệp cho mình với hy vọng giúp có được cái nhìn toàn diện, đúng đắn về tội trộm cắp tài sản.
Đã có nhiều công trình nghiên cứu về tội trộm cắp tài sản, trước hết phải kể đến Giáo trình Luật hình sự của Trường Đại học Luật Hà Nội, Trường Đại học Quốc Gia Hà Nội, Bình luận khoa học BLHS phần Các tội xâm phạm sở hữu đã phân tích các dấu hiệu pháp lý của tội trộm cắp tài sản, tiếp đó là các công trình nghiên cứu cá nhân như tác giả Vũ Thiện Kim với “Trách nhiệm hình sự đối với các tội xâm phạm tài sản xã hội chủ nghĩa, tài sản của công dân”, tác giả Thân Như Thành với luận văn thạc sĩ luật học “Đấu tranh phòng chống tội trộm cắp tài sản trên địa bàn thành phố Hà Nội”, tác giả Nguyễn Ngọc Chí với “Trách nhiệm hình sự đối với các tội xâm phạm sở hữu” cùng nhiều công trình nghiên cứu khác. Song các công trình nghiên cứu đó hay là về các tội xâm phạm sở hữu nói chung hay là nghiêng về mặt đấu tranh phòng chống tội phạm, chưa có công trình nào nghiên cứu chuyên sâu về tội trộm cắp tài sản. Khoá luận này đã đi sâu tìm hiểu toàn diện về tội trộm cắp tài sản, tìm ra những dấu hiệu pháp lý đặc trưng của tội phạm, những vấn đề cơ bản về TNHS của người phạm tội, đồng thời phát hiện những điểm bất hợp lý trong các quy định đó, đưa ra ý kiến cá nhân nhằm hoàn thiện quy định pháp luật về tội trộm cắp tài sản.
Để đạt được mục tiêu đề ra, trong quá trình nghiên cứu tác giả đã sử dụng phương pháp nghiên cứu duy vật biện chứng, duy vật lịch sử và phương pháp so sánh. Nghiên cứu tội trộm cắp tài sản trong sự vận động nội tại phát triển của nó, trong mối quan hệ với các quy định khác của luật hình sự như: chế định đồng phạm, chế định các giai đoạn thực hiện tội phạm... Tác giả cũng đã nghiên cứu tội trộm cắp tài sản qua các giai đoạn để thấy được sự phát triển của các quy định về tội trộm cắp tài sản, đồng thời có so sánh quy định pháp luật về tội trộm cắp tài sản với các quy định khác của BLHS để thấy được những điểm hợp lý và chưa hợp lý trong các quy định đó.
Khoá luận có ý nghĩa về mặt lý luận cũng như thực tiễn, những kết quả nghiên cứu của khoá luận có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo trong công tác nghiên cứu khoa học pháp luật hình sự, đồng thời có thể phục vụ thiết thực cho công tác đấu tranh phòng chống tội phạm.
Để nghiên cứu toàn diện về tội trộm cắp tài sản, ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, tác giả đã chia khoá luận làm hai chương.
Đây là công trình nghiên cứu khoa học đầu tiên của tác giả, trong quá trình nghiên cứu không tránh khỏi những thiếu sót, với tinh thần học hỏi cầu tiến tác giả rất mong nhận được sự góp ý của các thầy cô và các bạn. Qua đây, tác giả muốn bày tỏ sự Thank chân thành đến thầy giáo hướng dẫn đã giúp đỡ tác giả, Thank bạn bè đã luôn ủng hộ để tác giả có thể hoàn thành tốt khoá luận này.
Xin chân thành cảm ơn!












CHƯƠNG I
LỊCH SỬ LẬP PHÁP HÌNH SỰ VIỆT NAM VỀ TỘI TRỘM CẮP
TÀI SẢN TỪ NĂM 1945 ĐẾN NAY VÀ DẤU HIỆU PHÁP LÝ
CỦA TỘI TRỘM CẮP TÀI SẢN THEO QUY ĐỊNH CỦA BỘ LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM NĂM 1999

1. Lịch sử lập pháp hình sự Việt Nam về tội trộm cắp tài sản từ năm 1945 đến nay
Tội trộm cắp tài sản là một trong những tội phạm xuất hiện từ rất sớm và khá phổ biến. Từ khi Cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công, nước Việt Nam dân chủ cộng hoà ra đời, để bảo vệ tài sản là nền tảng vật chất của xã hội, ở mỗi giai đoạn Nhà nước đều ban hành các quy định về tội trộm cắp tài sản nhằm đấu tranh loại bỏ tội phạm khỏi đời sống xã hội.
1.1. Giai đoạn từ sau Cách mạng tháng Tám 1945 đến trước khi ban hành Bộ luật hình sự Việt Nam năm 1985
Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 

HnhPhc

New Member
Re: [Free] Khóa luận Tội trộm cắp tài sản theo quy định của Bộ luật hình sự Việt Nam năm 1999 - Những vấn đề lí luận và thực tiễn

:)
 

tctuvan

New Member
Re: [Free] Tội trộm cắp tài sản theo quy định của Bộ luật hình sự Việt Nam năm 1999 - Những vấn đề lí luận và thực tiễn

link mới cập nhật, mời bạn xem lại bài đầu để tải nhé
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Đồng phạm trong tội trộm cắp tài sản theo luật hình sự việt nam Luận văn Luật 0
D Tội trộm cắp tài sản trên địa bàn huyện Thăng Bình, thực trạng, nguyên nhân và các biện pháp đấu tra Văn hóa, Xã hội 0
N Tội trộm cắp tài sản theo Luật hình sự Việt Nam (trên cơ sở các số liệu địa bàn thành phố Hồ Chí Min Luận văn Luật 0
B Tình hình tội trộm cắp tài sản trên địa bàn Huyện Tiền Hải từ năm 2007 đến năm 2009 Tài liệu chưa phân loại 0
M Tội trộm cắp tài sản và thực tiễn xét xử tội phạm này tại địa phương nơi sinh viên thực tập Luận văn Luật 0
K Tình hình tội trộm cắp tài sản tại địa phương nơi sinh viên thực tập Luận văn Luật 2
T Phòng ngừa tội phạm trộm cắp tài sản trên địa bàn tỉnh Nghệ An Luận văn Luật 0
N Thực trạng, nguyên nhân và giải pháp phòng chống tội trộm cắp tài sản ở địa phương Luận văn Luật 0
H Tình hình tội trộm cắp tài sản tại địa phương nơi sinh viên thực tập. Thực tiễn áp dụng luâth hinh s Luận văn Luật 0
B Tình hình tội trộm cắp tài sản trên địa bàn Huyện Tiền Hải từ năm 2007 - 2009 Tài liệu chưa phân loại 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top