daigai

Well-Known Member
Link tải miễn phí luận văn


ĐỀ CƯƠNG ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
Họ và tên sinh viên: PHAN THANH DŨNG Lớp: 48ĐT-1
Địa chỉ liên hệ: 39/32 Đoàn Trần Nghiệp - TP Nha Trang - Khánh hoà.
Điện thoại: 0974709816
Email: [email protected]
Tên đề tài: Tính toán và mô phỏng quá trình uốn tấm tôn bao vỏ tàu bằng phần
mềm Ansys.
Ngành: Đóng tàu Mã ngành: 18.06.10
Cán bộ hướng dẫn: PGS TS. TRẦN GIA THÁI
− Nội dung thực hiện:
1. Đặt vấn đề.
2. Cơ sở lý thuyết.
3. Tính toán, mô phỏng.
4. Chế tạo thử nghiệm.
5. Kết luận và kiến nghị.
I. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI VÀ MỤC TIÊU ĐỀ TÀI.
1. Đối tượng đề tài:
Phần mềm Ansys.
2. Phạm vi đề tài:
Tính toán và mô phỏng quá trình uốn tấm tôn bao vỏ tàu.
3. Mục tiêu đề tài:
Tính toán và mô phỏng quá trình uốn tấm tôn bao vỏ tàu bằng phần mềm Ansys.
II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU.
LỜI MỞ ĐẦU
CHƯƠNG 1. ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1 Tổng quan đề tài.
1.2 Thực trạng của vấn đề đặt ra.
1.3 Phương pháp và nội dung nghiên cứu của đề tài.
1.4 Giới hạn nội dung nghiên cứu.

CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT.
2.1 Tính toán chế độ gia công nhiệt.
2.1.1. Nhiệt độ.
2.1.2. Tốc độ di chuyển đèn hỏa công.
2.1.3. Vị trí gia công nhiệt.
2.1.4. Kích thước đường gia công nhiệt.
2.2 Bài toán phân tích nhiệt trong Ansys.
2.2.1. Giới thiệu phần mềm Ansys.
2.2.2. Bài toán phân tích nhiệt trong Ansys.
1. Tạo mô hình (Modeling).
2. Chia lưới (Meshing).
3. Các điều kiện tải nhiệt (Loads).
4. Giải (Slove).
5. Xử lí kết quả.
2.3 Mô tả phần tử SOLID187 sử dụng trong mô hình tính.
CHƯƠNG 3. TÍNH TOÁN VÀ MÔ PHỎNG.
3.1. Tấm cong hai chiều.
3.2. Tấm cong một chiều.
 Nhận xét chung.
CHƯƠNG 4. CHẾ TẠO THỬ NGHIỆM.
4.1. Bản vẽ chế tạo.
4.2. Báo cáo kết quả chế tạo.
CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.
5.1. Kết luận.
5.2. Kiến nghị.
III. KẾ HOẠCH THỰC HIỆN
Từ 15/10/2010 đến 30/11/2010: Tìm hiểu phần mềm Ansys.
Từ 01/12/2010 đến 05/12/2010: Lập đề cương chi tiết.
Từ 06/12/2010 đến 15/12/2010: Tìm hiểu cơ sở lý thuyết.


MỤC LỤC

Trang
MỞ ĐẦU ...............................................................................................................1
CHƯƠNG 1
ĐẶT VẤN ĐỀ........................................................................................................3
1.1. Tổng quan đề tài.................................................................................... 3
1.2. Thực trạng của vấn đề đặt ra ............................................................... 3
1.3. Phương pháp và nội dung nghiên cứu của đề tài.................................4
1.3.1. Phương pháp nghiên cứu......................................................................4
1.3.2. Nội dung nghiên cứu............................................................................4
1.4. Giới hạn nội dung nghiên cứu............................................................... 5
CHƯƠNG 2
CƠ SỞ LÝ THUYẾT ............................................................................................ 6
2.1. Tính toán chế độ gia công nhiệt......................................................... 6
2.1.1. Nhiệt độ............................................................................................... 6
2.1.2. Tốc độ di chuyển đèn hỏa công (V) ..................................................... 7
2.1.3. Vị trí gia công nhiệt .............................................................................9
2.1.4. Kích thước của đường gia nhiệt ........................................................... 9
2.2. Bài toán phân tích nhiệt trong Ansys................................................9
2.2.1. Giới thiệu phần mềm Ansys.................................................................9
2.2.2. Bài toán phân tích nhiệt trong Ansys.................................................. 11
1. Tạo mô hình (Modeling) .................................................................... 11
2. Chia lưới (Meshing)........................................................................... 11
3. Giải (Slove) ....................................................................................... 13
4. Xử lí kết quả ..............................................................................- 17 -17
2.3. Mô tả phần tử SOLID187 sử dụng trong mô hình tính ..................... 18


CHƯƠNG 3
TÍNH TOÁN VÀ MÔ PHỎNG........................................................................... 22
3.1. Tấm cong hai chiều U17HU-K#01 ...................................................... 23
3.1.1. Lựa chọn bài toán và phương pháp giải cho mô hình tính .................. 26
3.1.2. Chọn kiểu phần tử cho mô hình tính .................................................. 28
3.1.3. Nhập các thông số vật liệu cho mô hình............................................. 28
3.1.4. Dựng mô hình tính tấm...................................................................... 31
3.1.5. Chia lưới cho tấm.............................................................................. 39
3.1.6. Đặt điều kiện biên cho mô hình ......................................................... 40
3.1.7. Tiến hành giải .................................................................................... 43
3.1.8. Xuất kết quả từ mô hình tính.............................................................. 43
3.2. Tấm cong một chiều U17HU-K#10 ................................................. 48
Nhận xét chung kết quả .............................................................................. 52
CHƯƠNG 4
CHẾ TẠO THỬ NGIỆM.................................................................................... 54
4.1. Bảng vẽ chế tạo .................................................................................... 54
4.2. Báo cáo kết quả chế tạo ....................................................................... 56
CHƯƠNG 5
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ............................................................................. 59
5.1. Kết luận................................................................................................ 59
5.2. Kiến nghị .............................................................................................. 60
TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................... 61
PHỤ LỤC.
Phụ lục 1: Bảng vẽ các trường hợp mô phỏng tấm cong hai chiều.
Phụ lục 2: Bảng vẽ các trường hợp mô phỏng tấm cong một chiều.

MỞ ĐẦU
Máy tính từ khi ra đời đã tạo điều kiện và hỗ trợ con người trong nhiều lĩnh
vực của cuộc sống và ngày càng được coi như là công cụ không thể thiếu trong học
tập cũng như trong nghiên cứu.
Chính vì vậy, việc nâng cao và phát triển khả năng tính toán xử lý của máy
tính ngày càng được các nhà khoa học, kỹ sư các ngành quan tâm đến. Tuy nhiên để
viết được một chương trình bằng ngôn ngữ lập trình cao cấp phục vụ tốt cho một
lĩnh vực khoa học kỹ thuật đòi hỏi không những phải giỏi về toán học, các kiến thức
về lập trình máy tính… mà còn phải nắm rất vững về các kiến thức chuyên môn của
chuyên ngành đó. Người lập trình để đạt được những yêu cầu này phải mất rất nhiều
thời gian và tốn rất nhiều công sức.
Để tạo điều kiện cho các nhà khoa học thuộc các chuyên ngành khác, người ta
đã xây dựng nên những phần mềm xử lý dữ liệu đơn giản, tiện lợi. Ansys là một
trong những phần mềm như vậy và hiện nay đang được sử dụng rất rộng rãi trên
toàn thế giới. Nó không chỉ cho phép tính toán, mà còn cung cấp cho ta những công
cụ cực mạnh để biểu diễn, mô phỏng, xử lí các dữ liệu, thông tin bằng đồ họa.
Đất nước đang trong thời kỳ đổi mới, công nghiệp hóa hiện đại hóa. Ngành
công nghiệp cơ khí nói chung và ngành công nghiệp tàu thủy nói riêng vẫn còn
đang trên đà phát triển và đang rất cần áp dụng những phần mềm để mô phỏng và
tính toán. Ứng dụng phần mềm tin học trong tính toán và mô phỏng đã đang và sẽ là
một trong những ngành mũi nhọn cần được đầu tư nhờ những thiết thực của nó.
Hiện nay, việc thúc đẩy năng suất là một chủ đề quan trọng trong ngành đóng
tàu. Các đường đốt nóng, được sử dụng để tạo thành các tấm cong phức tạp, và
được thực hiện bởi công nhân lành nghề. Độ chính xác của hình dạng cuối cùng và
thời gian sản xuất chỉ dựa vào kinh nghiệm và trực giác của người lao động. Vì vậy
mà việc chế tạo các chi tiết cong phức tạp gặp nhiều khó khăn.
Với mục đích nghiên cứu và đề xuất phương pháp xác định vị trí đường đốt
nóng, nguồn nhiệt có thể đạt được .v..v… phục vụ cho gia công nhiệt trong điều
kiện hiện nay tại các nhà máy đóng tàu ở khu vực khác nhau. Nên việc thực hiện
nghiên cứu đề tài: “Tính toán và mô phỏng quá trình uốn tấm tôn bao vỏ tàu
bằng phần mềm Ansys”, là rất cần thiết.
Do thời gian còn ngắn để có thể đi sâu và do trình độ có hạn. Nên trong quá
trình thực hiện sẽ không tránh khỏi những thiếu sót. Đề tài rất mong được sự góp ý
của quý thầy, các bạn đồng nghiệp.
Chân thành Thank Thầy PGS TS. Trần Gia Thái, anh Trần Ngọc Anh và
Thầy Thạc Sĩ Bùi Văn Nghiệp – đã hướng dẫn cho tui trong suốt quá trình thực
hiện đề tài và quý Thầy cô trong Bộ Môn Đóng Tàu đã tạo điều kiện thuận lợi để tui
thực hiện tốt đề tài tốt nghiệp này.
CHƯƠNG 1
ĐẶT VẤN ĐỀ

1.1. TỔNG QUAN ĐỀ TÀI.
Trong quy trình công nghệ đóng tàu, việc chế tạo chi tiết kết cấu là một khâu
quan trọng, ảnh hưởng tới chất lượng, thẩm mỹ, cũng như thời gian hoàn thành con
tàu.
Trong quá trình đóng mới, để tạo hình cho những chi tiết và tấm cong có biên
dạng phức tạp, đặc biệt là tấm tôn bao vỏ tàu thì đòi hỏi phải có một phương pháp
gia công rõ ràng. Hiện nay phương pháp được sử dụng phổ biến nhất trong ngành
tàu là uốn bằng ngọn lửa. Tuy nhiên để uốn tấm tôn bao theo biên dạng các đường
sườn là một vấn đề khó khăn trong khi vật liệu gia công chỉ ở dạng phẳng. Vậy thì
làm thế nào để xác định được vị trí các đường cần gia nhiệt và nhiệt độ hỏa công để
phục vụ cho quá trình chế tạo?
Nghiên cứu này đề cập đến vấn đề nêu trên và đề xuất một giải pháp để khắc
phục chúng. Mối liên hệ giữa hình dạng ban đầu và cuối cùng của tấm tôn được làm
rõ thông qua quá trình tính toán và mô phỏng bằng cách sử dụng phần mềm Ansys
dựa trên Phương Pháp Phần Tử Hữu Hạn. Căn cứ trên những kiến thức thu được
qua phân tích FEM (Finite Element Method), ta xác định được vị trí của các đường
đốt nóng và số liệu cần thiết phục vụ cho quá trình chế tạo chi tiết.
1.2. THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ ĐẶT RA.
Ở nước ta hiện nay khá ít chủ đề nghiên cứu về quá trình uốn tấm bằng những
đường đốt nóng với sự hỗ trợ của phần mềm. Trong các nhà máy đóng tàu Việt
Nam hiện nay để tạo những tấm có biên dạng cong phức tạp chủ yếu là dựa vào
kinh nghiệm của những công nhân lành nghề và thực hiện theo phương pháp đúng
dần. Do đó số lượng phế phẩm sẽ tăng, mất rất nhiều thời gian cho công việc, sản
phẩm tạo thành khó đảm bảo về mặt cơ tính .v..v…
Hiện nay cũng chưa có cơ sở lý thuyết phù hợp để đoán kết quả hình dạng
và cơ tính của vật liệu cuối cùng sau khi gia công nhiệt đạt được yêu cầu chưa.
Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D ĐỒ ÁN MÔN HỌC KẾT CẤU VÀ TÍNH TOÁN Ô TÔ - THIẾT KẾ HỆ THỐNG PHANH XE TẢI Khoa học kỹ thuật 0
D Sử dụng sơ đồ tư duy trong các tiết ôn tập môn toán 12 nhằm phát huy tính sáng tạo và nâng cao khả năng ghi nhớ của học sinh Luận văn Sư phạm 0
D Nghiên cứu khả năng hấp phụ một số hợp chất hữu cơ trên các vật liệu tio2 và khoáng sét bằng phương pháp hóa học tính toán Ngoại ngữ 0
D Nghiên cứu khả năng hấp thụ tetracycline và ciprofloxacin trên bề mặt graphene oxide bằng phương pháp hóa học tính toán Khoa học Tự nhiên 0
D Tính độc lập của kiểm toán viên và sự ảnh hưởng đến chất lượng kiểm toán Luận văn Kinh tế 0
D Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại Công ty cổ phần đầu tư xây dựng bất động sản Lanmak Luận văn Kinh tế 0
D Tính toán thiết kế đồ gá chuyên dùng gia công chi tiết càng C15 với nguyên công phay đồng thời các mặt A , B và E Khoa học kỹ thuật 0
H Tính toán và thiết kế hệ thống sấy Khoa học kỹ thuật 0
D Tính toán phân tích độ tin cậy của hệ thống cung cấp điện và đánh giá hiệu quả của các thiết bị phân đoạn Khoa học kỹ thuật 0
D Dùng các vi mạch tương tự và vi mạch số tính toán, thiết kế mạch đo và cảnh báo nhiệt độ sử dụng cảm biến IC LM35,LM3X Khoa học Tự nhiên 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top