Tải Tính toán lựa chọn bộ tăng áp tuabin khí lắp cho động cơ AMZ 236

Download miễn phí Tính toán lựa chọn bộ tăng áp tuabin khí lắp cho động cơ AMZ 236


MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU 2

1.MỤC ĐÍCH Ý NGHĨA CỦA ĐỀ TÀI 3
2.GIỚI THIỆU CHUNG VỀ ĐỘNG CƠ AMZ 236 . 5
2.1.Các đặc điểm và thông số kỹ thuật của động cơ . 5
2.2.Đặc điểm các cụm chi tiết chính của động cơ AMZ 236 8
2.3.Các hệ thống chính của động cơ . 12

3.TÍNH TOÁN NHIỆT ĐỘNG CƠ AMZ 236 16
3.1.Các thông số cho trước của động cơ: . 16
3.2.Tính toán các thông số của chu trình công tác . 17
3.3.Tính toán các thông số chỉ thị 20
3.4.Kết quả tính toán 21
3.5.Xây dựng đồ thị công . 23
3.6.Xây dựng đặc tính ngoài của động cơ AMZ 236 . 26
4.PHÂN TÍCH LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN LẮP ĐẶT BỘ TĂNG ÁP TRÊN ĐỘNG CƠ AMZ 236 27
4.1.Giới thiệu chung các hệ thống tăng áp trên động cơ . 27
4.2.Sơ đồ hệ thống nạp thải của động cơ AMZ 236 38
4.3.Lựa chọn phương án lắp đặt bộ tăng áp trên động cơ AMZ 236 41
4.4.Phối hợp làm việc TB-MN với ĐCĐT . 46
4.5.Lắp đặt bộ tăng áp GT3271 trên động cơ AMZ 236 . 50
4.6.Đặc điểm kết cấu TB-MN lắp trên động cơ AMZ 236 . 52
4.7.Tính toán nhiệt của động cơ AMZ 236 khi lắp đặt bộ tăng áp GT3271 64
5.TÍNH TOÁN CÁC THÔNG SỐ LÀM VIỆC TRONG TB-MN . 69
6.TÍNH TOÁN KIỂM NGHIỆM BỘ TĂNG ÁP TUABIN KHÍ LẮP TRÊN ĐỘNG CƠ AMZ 236 72
6.1.Tính toán máy nén ly tâm 73
6.2.Tính toán tuabin hướng kính 84
7.MỘT SỐ HƯ HỎNGTHƯỜNG GẶP VÀ BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC . 91
7.1. Xác định các hư hỏng và biện pháp khắc phục 92
7.2.Phân tích các hư hỏng thường gặp . 94
7.3.Kiểm tra hệ thống tăng áp của động cơ . 94
7.4.Các chú ý khi sử dụng hệ thống tăng áp 95
7.5.Tháo và lắp cụm TB-MN 96
8. KẾT LUẬN 96
TÀI LIỆU THAM KHẢO . 97
LỜI NÓI ĐẦU
Đề tài đồ án tốt nghiệp được giao là công việc cuối cùng trong chuyên ngành đào tạo kỹ sư của trường đại học Bách Khoa Đà Nẵng mà mọi sinh viên trước khi bước vào thực tế công việc phải thực hiện. Nó giúp cho sinh viên tổng hợp và khái quát lại kiến thức từ kiến thức cơ sở đến kiến thức chuyên ngành. Qua quá trình thực hiện đồ án sinh viên tự rút ra nhận xét và kinh nghiệm cho bản thân trước khi bước vào công việc thực tế của một kỹ sư tương lai.
Ngành động cơ đốt trong đã có lịch sử phát triển hàng trăm năm. Để hiểu rõ hơn về lịch sử phát triển của các quá trình tăng áp cho tới các biện pháp tăng áp và cuối cùng là những hư hỏng thông thường cũng như việc tính toán kiểm nghiệm bộ tuabin tăng áp. Trong đó, tăng áp tuabin khí là một loại tăng áp phổ biến hiện nay. Do vậy, việc nghiên cứu tìm hiểu một cách toàn diện về vấn đề tăng áp cho động cơ đốt trong nói chung và cho một hệ thống tăng áp tuabin khí cụ thể của một động cơ nói riêng là rất cần thiết. Chính vì vậy, em chọn đề tài đồ án tốt nghiệp là: “TÍNH TOÁN LỰA CHỌN BỘ TĂNG ÁP TUABIN KHÍ LẮP CHO ĐỘNG CƠ AMZ 236”.
Tuy nhiên do những hạn chế về thời gian, kinh nghiệm thực tiễn, kiến thức cũng như tài liệu tham khảo, nên trong phạm vi đồ án này em không thể trình bày được hết các vấn đề liên quan cũng như tìm hiểu sâu hơn mối quan hệ giữa hệ thống này với hệ thống khác. Vì thế chắc chắn không tránh khỏi những sai sót trong vấn đề thực hiện. Rất mong có được sự quan tâm chỉ bảo hơn nữa của các thấy cô cùng các bạn.
Sau cùng, em xin chân thành Thank thầy giáo DƯƠNG VIỆT DŨNG; cùng toàn thể thầy cô khoa cơ khí giao thông và các bạn, những người đã trực tiếp giúp đỡ, chỉ dẫn, góp ý kiến cho em trong suốt thời gian thực hiện đồ án này.


Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

các rung động từ trục, bôi trơn trục và bạc. Các ổ bạc này được bôi trơn bằng dầu động cơ và quay tự do giữa trục và vỏ để tránh kẹt ở tốc độ cao. Dầu động cơ không bị rò nhờ các phớt làm kín dầu lắp trên trục.
Vỏ giữa: Vỏ giữa đỡ cánh tuabin và cánh nén thông qua trục và các ổ bạc. Bên trong vỏ có chế tạo các khoang trống và các rãnh để nước làm mát và dầu bôi trơn tuần hoàn trong các khoang và rãnh này, nhằm mục đích làm mát và bôi trơn cho tuabin.
Nguyên lý làm việc của bộ tuabin:
Hình 4-26 Kết cấu của bộ tuabin tăng áp.
1-Bánh công tác máy nén; 2- Ống lót; 3-Êcu tự khóa, 4-Trục quay; 5- Xéc líp ; 6- Vòng chặn; 7- Vỏ máy nén; 8- Ổ đỡ; 9- Vỏ tuabin; 10- Bulông; 11- Vành miệng phun; 12-Vòng bao kín; 13-Bánh công tác tuabin; 14-Ổ đỡ; 15-Vòng chặn; 16-Vỏ giữa; 17-Bạc hướng trục; 18-Roăng làm kín; 19-Vòng chặn.
Khí thải từ động cơ qua cửa miệng phun tác động vào bánh công tác làm quay trục rôto. Khí thải được thải qua hệ thống thải, đồng thời ở máy nén khi trục rôto quay dẫn động bánh công tác quay, hút không khí từ ngoài môi trường xung quanh qua bầu lọc, vào máy nén qua cửa nạp. Dưới tác dụng quay của bánh công tác không khí nạp lần lượt được nén qua bánh công tác, qua vành tăng áp, vòng xoắn ốc, sau đó theo đường ống nạp nạp vào xilanh động cơ qua cửa nạp.
4.6.2.Máy nén ly tâm
Nguyên lý làm việc
Máy nén lắp trong bộ tuabin khí là máy nén ly tâm dùng để chuyển năng lượng cơ khí thành năng lượng của dòng chảy trong máy nén, dựa vào tác dụng lực ly tâm để tăng áp cho không khí từ áp suất P0 lên áp suất Pk và làm cho không khí có lưu lượng Gk từ phần không gian này qua phần không gian khác. Nếu bánh công tác đang có chuyển động quay ở một tốc độ nào đó, thì sau khi không khí qua cửa đi vào bánh công tác nó sẽ cùng quay với bánh công tác và dòng khí chảy theo rãnh thông giữa các cánh của bánh. Do đó, chuyển động của dòng khí đi vào bánh công tác sẽ là tổng hợp của các chuyển động theo quay tròn của bánh công tác và chuyển động tương đối của dòng chảy trong rãnh cánh. Bánh công tác đang quay, truyền công cho không khí làm tăng áp suất và tốc độ của dòng khí trong rãnh cánh, lúc dòng khí ra tới miệng ra của bánh công tác dưới tác dụng của lực ly tâm và chuyển động quay, dòng khí đi ra với một tốc độ lớn, đồng thời tạo nên hiện tượng chân không cục bộ tại cửa vào, gây tác dụng hút không khí mới phía trước cửa vào và ra khỏi cửa ra với tốc độ lớn tạo nên dòng chảy liên tục trong rãnh cánh. Phía ngoài cửa ra của bánh công tác có một vành tăng áp, không khí qua đây chuyển một phần động năng thành áp năng làm cho áp suất không khí tiếp tục tăng lên và tốc độ giảm xuống. Vỏ xoắn ốc thu thập không khí từ vành tăng áp đi ra tiếp tục chuyển động năng của dòng khí thành áp năng, sau đó qua ống nối đưa tới đường nạp cho động cơ.
Hình 4-27 Giản đồ máy nén ly tâm
1- Đoạn cửa vào; 2- Bánh công tác; 3- Vành tăng áp; 4- Vỏ xoắn ốc; D0- Đường kính trong của miệng vào bánh công tác; D1- Đường kính ngoài của miệng vào bánh công tác; D1m- Đường kính trung bình của miệng vào bánh công tác; D2- Đường kính ngoài của miệng vào bánh công tác; D3- Đường kính trong của vành tăng áp;
D4- Đường kính ngoài của vành tăng áp.
Hình 4-28 Sơ đồ biến thiên của các thông số dòng chảy trong máy nén
Ở tiết diện 0-0 không khí có các thông số sau: Nhiệt độ T0, áp suất P0, và tốc độ C0. ở tiết diện 1-1 do không khí được hút và chia đều vào khoảng cách nên tốc độ dòng khí tăng lên C1, đồng thời nhiệt độ, áp suất giảm xuống tới T1, P1. Tại tiết diện 2-2 bánh cánh máy nén là dạng cánh hở, ở các cánh có dạng rãnh co thoắt, tại đây tốc độ tuyệt đối, áp suất và nhiệt độ của dòng khí đều tăng lên giá trị C2, P2, T2. Tại tiết diện 3-3 do không khí từ bánh cánh nạp vào vành khe hở hướng kính (ống giảm tốc không cánh) sau đó nạp vào ống giảm tốc có cánh. Tại đây, tiết diện lan rộng theo hướng chuyển động của dòng khí nên giảm tốc độ xuống C3, đồng thời áp suất và nhiệt độ của dòng khí tăng lên P3, T3. Sau khi ra khỏi ống giảm tốc, không khí được nạp vào ống tăng áp dạng vỏ xoắn ốc, tại đây tốc độ dòng khí tiếp tục giảm và áp suất nhiệt độ tiếp tục tăng. Sau khi dòng khí ra khỏi vỏ xoắn ốc của máy nén ở tiết diện k-k, thì dòng khí có các thông số Ck, Pk, Tk.
Đặc điểm kết cấu các bộ phận trong máy nén
Đoạn ống cửa vào đây là đoạn ống hướng trục có tiết diện hình tròn, dòng khí đi vào máy nén theo hướng trục nên dễ phân đều trên các cánh mà ít bị cản. Bánh công tác máy nén là chi tiết duy nhất của máy nén cấp năng lượng để nén không khí nạp, gồm 12 cánh nhỏ được phân bố đều trên bánh công tác, các cánh có dạng rãnh hướng kính. Khi rôto máy nén quay, dưới tác dụng của lực ly tâm không khí theo rãnh cánh bị nén ra vùng mép cánh.
Mép vào của cánh hơi cong theo hướng quay trùng với hướng dòng khí nên đảm bảo dòng khí lưu động tại cửa vào không bị gián đoạn. Lưu động dòng khí trong rãnh cánh có đặc tính rất phức tạp, phần không khí chuyển động sát mép lồi của rãnh có tốc độ lớn nhất còn phần lõm có tốc độ nhỏ nhất.
Ông giảm tốc: Từ bánh công tác dòng khí nén có động năng cao được nạp vào ống giảm tốc qua vành tăng áp có các cánh tác dụng dẫn hướng cho dòng khí nén từ bánh công tác đi ra. Giữa bánh công tác và vành tăng áp có một khe hở được gọi là đoạn tăng áp không cánh, khe hở này giảm cường độ âm thanh và tạo không gian chuyển tiếp của dòng khí đi vào vành tăng áp đều và ổn định.
Vỏ xoắn ốc: Không khí từ ống giảm tốc được nén vào vỏ xoắn ốc máy nén. Tại đây động năng của dòng khí tiếp tục biến thành thế năng áp suất, làm cho nhiệt độ và áp suất của dòng khí tiếp tục tăng lên, đồng thời tốc độ dòng khí giảm xuống vì tiết diện lưu thông qua vỏ xoắn ốc tăng dần. Vỏ xoắn ốc có tiết diện ngang là hình tròn chế tạo bằng hợp kim nhôm.
Đặc tính máy nén ly tâm
Ngoài các ưu điểm nổi trội về kích thước nhỏ và giá thành thấp, MN ly tâm còn cho phép tạo ra áp suất đủ cao mà rất ít nhạy cảm khi hình dáng của nó không đạt sự hoàn hảo như yêu cầu nên nó là loại MN luôn được ưu tiên sử dụng trong tăng áp cho ĐCĐT.
Cơ sở để thành lập đặc tính cung cấp khí cho MN ly tâm là phương trình Euler. Phương trình này cho phép thiết lập mối quan hệ giữa công cung cấp của MN cho 1 kg khí đi qua bánh công tác như sau:
Trong đó: L. Công cung cấp tương ứng với lượng khí mk (kg)
u1, u2. Tốc độ vòng ở cửa vào và cửa ra (hình 4-30)
C1u, C2u. Tốc độ tuyệt đối theo phương tiếp tuyến
hlt- Công lý thuyết cần thiết cấp cho 1 kg chất khí hay còn gọi là độ cao cung cấp lý thuyết (bỏ qua ma sát, không có sự va đập và tách dòng giữa dòng chảy với cánh).
Công thức trên có dấu trừ khi 900.
Hình 4-29 Tam giác tốc độ của bánh công tác máy nén ly tâm
Nếu chất lỏng đi qua máy nén là chất lỏng không chịu nén thì thể tích ở đầu ra của máy nén có thể nói là bằng thể tích đầu vào, tức là thể tích và trọng lượng gần không đổi. Điều đó làm cho đặc tính lưu lượng ...
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D NGHIÊN CỨU TÍNH TOÁN, LỰA CHỌN TRANG BỊ KỸ THUẬT CHO MỘT TRUNG TÂM BẢO TRÌ CHẨN ĐOÁN MÁY XÂY DỰNG Nông Lâm Thủy sản 0
M [Free] TÍNH TOÁN VÀ LỰA CHỌN HỆ THỐNG BƠM CẤP Tài liệu chưa phân loại 0
S Nghiên cứu, tính toán lựa chọn hệ thống thiết bị bơm vận chuyển dầu ở xí nghiệp liên doanh dầu khí V Tài liệu chưa phân loại 0
N Kết quả tính toán lựa chọn hàm vận chuyển bùn cát thích hợp nhất cho đoạn sông Hồng từ Hoà Bình đến Tài liệu chưa phân loại 0
C Cơ sở lựa chọn và trình tự hạch toán các phương pháp tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm Tài liệu chưa phân loại 0
T [Free] Đề tài Lựa chọn mô hình đặc tính đất phù hợp cho bài toán tải trọng động Tài liệu chưa phân loại 0
N Tính toán lựa chọn bộ tăng áp tuabin khí lắp cho động cơ AMZ 236 Tài liệu chưa phân loại 0
T Nghiên cứu trạm máy nén ga-75 Tính toán lựa chọn thiết bị ép khí trên giàn msp-8 Tài liệu chưa phân loại 0
L Tính toán và lựa chọn ống chống cho giếng khai thác dầu tại xí nghiệp liên doanh dầu khí Vietsovpetro Tài liệu chưa phân loại 2
D hướng dẫn sử dụng phần mềm plaxis tính toán thiết kế công trình trên nền đất yếu Khoa học kỹ thuật 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top