Download miễn phí Khóa luận Tính thống nhất của pháp luật về doanh nghiệp





MỤC LỤC
 
LỜI NÓI ĐẦU 1
CHƯƠNG I 3
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ PHÁP LUẬT DOANH NGHIỆP 3
1. Khái niệm doanh nghiệp và pháp luật về doanh nghiệp 3
1.1. Khái niệm doanh nghiệp 3
1.2. Khái niệm pháp luật về doanh nghiệp 9
2. Khái niệm và yêu cầu về tính thống nhất của pháp luật về doanh nghiệp 10
2.1. Khái niệm tính thống nhất của pháp luật về doanh nghiệp 10
2.2. Sự cần thiết của tính thống nhất của pháp luật về doanh nghiệp 12
3. Ý nghĩa của việc thống nhất pháp luật về doanh nghiệp 13
CHƯƠNG II 16
SỰ THỐNG NHẤT CỦA PHÁP LUẬT VỀ DOANH NGHIỆP 16
Ở VIỆT NAM VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN SỰ THỐNG NHẤT ĐÓ 16
1. Sự thống nhất pháp luật về doanh nghiệp theo quy định của pháp luật Việt Nam 16
1.1. Sự thống nhất pháp luật về loại hình doanh nghiệp 16
1.2. Thống nhất về quyền thành lập và góp vốn vào doanh nghiệp 20
1.3. Thống nhất về trình tự, thủ tục thành lập doanh nghiệp 23
1.4. Thống nhất về quản trị nội bộ doanh nghiệp 29
1.5. Thống nhất pháp luật về tổ chức lại doanh nghiệp 36
1.6. Thống nhất pháp luật về giải thể doanh nghiệp 38
2. Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện sự thống nhất trong pháp luật doanh nghiệp ở Việt Nam 40
2.1. Kiến nghị nhằm thống nhất về các loại hình doanh nghiệp 41
2.2. Kiến nghị nhằm thống nhất những quy định về thủ tục thành lập doanh nghiệp 44
2.3. Kiến nghị nhằm thống nhất quy định về quản trị doanh nghiệp 46
2.4. Kiến nghị nhằm thống nhất quy định về tổ chức lại doanh nghiệp 47
KẾT LUẬN 50
TÀI LIỆU THAM KHẢO 51
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

ngoài được quy định trong Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.
Đối với quyền thành lập công ty nhà nước, pháp luật có quy định: Bộ trưởng, Thứ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh là những người có thẩm quyền đề nghị thành lập mới công ty nhà nước (Điều 7 Luật doanh nghiệp nhà nước). Về thẩm quyền quyết định việc thành lập mới công ty nhà nước, Thủ trưởng Chính phủ quyết định thành lập mới đối với công ty nhà nước đặc biệt quan trọng, chi phối những ngành, lĩnh vực then chốt, làm nòng cốt thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và đóng góp lớn cho ngân sách nhà nước; Bộ trưởng, Thứ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thành lập mới công ty nhà nước không thuộc trường hợp nêu trên (Điều 9 Luật doanh nghiệp nhà nước năm 2003). Quy định như vậy là vì Luật doanh nghiệp nhà nước năm 2003 được ban hành vẫn theo lối tư duy truyền thống, coi các doanh nghiệp nhà nước giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế nên phải được thành lập theo những thủ tục đặc biệt, không giống với doanh nghiệp thuộc thành phần kinh tế khác. Tuy nhiên, trên thực tế, quy định như vậy sẽ tạo ra cho doanh nghiệp nhà nước quá nhiều cơ quan chủ quản, do đó doanh nghiệp không thể tự chủ và mất đi sự linh hoạt, nên càng không thể phát huy vai trò chủ đạo của mình.
Đối với quyền thành lập doanh nghiệp liên doanh, doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài, Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam quy định như sau:
Đối với doanh nghiệp liên doanh, nhà đầu tư nước ngoài và nhà đầu tư Việt Nam đáp ứng điều kiện về chủ thể theo Quy định tại Điều 2 Nghị Định số 24/2000/NĐ-CP ngày 31/7/2000 và được sửa đổi tại Khoản 2 Điều 1 Nghị Định số 27/2003/NĐ-CP ngày 19/3/2003 quy định chi tiết một số điều của Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, bao gồm doanh nghiệp nhà nước được thành lập theo Luật doanh nghiệp nhà nước, Hợp tác xã được thành lập theo Luật hợp tác xã, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị xã hội, công ty TNHH, công ty cổ phần, công ty hợp danh, doanh nghiệp tư nhân được thành lập theo Luật doanh nghiệp; cơ sở khám chữa bệnh, giáo dục đào tạo, nghiên cứu khoa học ở trong nước đáp ứng những điều kiện do Chính phủ quy định; nhà đầu tư nước ngoài; doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài; người Việt Nam định cư ở nước ngoài; cơ quan nhà nước có thẩm quyền ký kết hợp đồng BOT, BTO và BT.
Đối với doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài thì đối tượng được quyền thành lập loại doanh nghiệp này chỉ có thể là nhà đầu tư nước ngoài.
Việc Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam liệt kê những chủ thể được phép thành lập doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài như trên không những không hợp lý về mặt kỹ thuật lập pháp mà còn tạo ra sự bất bình đẳng giữa tổ chức, cá nhân trong nước với các tổ chức, cá nhân nước ngoài, dẫn đến những cơ hội không giống nhau cho các nhà đầu tư thuộc các thành phần kinh tế khác nhau trong việc gia nhập thị trường. Cá nhân, tổ chức nước ngoài chỉ là một bên liên doanh trong doanh nghiệp liên doanh hay thành lập doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài mà không có nhiều cơ hội lựa chọn những loại hình doanh nghiệp phù hợp với điều kiện của mình như tổ chức, cá nhân trong nước.
Khắc phục những hạn chế nêu trên, Luật doanh nghiệp năm 2005 đã quy định thống nhất về quyền thành lập, quản lý doanh nghiệp như sau: tổ chức, cá nhân Việt Nam, tổ chức, cá nhân nước ngoài nếu không thuộc những trường hợp cấm thành lập doanh nghiệp theo Khoản 2 Điều 13 Luật doanh nghiệp năm 2005 thì có quyền thành lập, quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam (Khoản 1 Điều 13). Những cá nhân, tổ chức không được quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp là:
- Cơ quan nhà nước, lực lượng vũ trang nhân dân sử dụng tài sản của nhà nước để thành lập doanh nghiệp kinh doanh thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị mình;
- Cán bộ, công chức theo Luật cán bộ, công chức;
- Sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng trong các cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân Việt Nam; sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp trong các cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân Việt Nam;
- Cán bộ lãnh đạo, quản lý nghiệp vụ trong các doanh nghiệp 100% vốn sở hữu nhà nước, trừ những người được cử làm thay mặt theo uỷ quyền để quản lý phần vốn góp của nhà nước tại những doanh nghiệp khác;
- Người chưa thành niên, người bị hạn chế năng lực hành vi hay bị mất năng lực hành vi dân sự;
- Người đang chấp hành hình phạt tù hay đang bị toà án cấm hành nghề kinh doanh;
- Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật về phá sản.
Có thể nói, cách quy định đối tượng có quyền thành lập theo phương pháp loại trừ như trên là phù hợp với đòi hỏi của cơ chế thị trường, tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư có thể tự nhận thức pháp luật để tiến hành thành lập doanh nghiệp một cách đúng pháp luật. Việc hạn chế một số đối tượng thành lập doanh nghiệp xuất phát từ yêu cầu bảo vệ lợi ích của nhà nước, lợi ích của xã hội cũng như lợi ích của bản thân các nhà đầu tư. Một cách tổng quát, quy định như vậy là phù hợp với thông lệ quốc tế trong lĩnh vực pháp luật về doanh nghiệp.
Một điểm tích cực không thể không đề cập đến của việc pháp luật quy định quyền thành lập của tổ chức, cá nhân nước ngoài và tổ chức, các nhân trong nước cùng một điều luật chính là để tạo cơ hội thuận lợi, dễ dàng và bình đẳng cho hai đối tượng trên khi thành lập doanh nghiệp. Tuy nhiên, để đảm bảo chủ trương mở cửa theo lộ trình đã cam kết trong các Hiệp định song phương và đa phương của Việt Nam, các nhà đầu tư nước ngoài vẫn còn phải chịu một số hạn chế kinh doanh trong một số ngành nghề nhất định theo danh mục Chính phủ ban hành. Hơn nữa, pháp luật còn quy định thêm một số điều kiện so với điều kiện áp dụng đối với các nhà đầu tư trong nước trong một số ngành nghề, lĩnh vực như: tài chính, ngân hàng, lĩnh vực tác động đến sức khoẻ cộng đồng; văn hoá, thông tin, báo chí, xuất bản, dịch vụ giải trí, kinh doanh bất động sản; khảo sát, tìm kiếm, thăm dò, khai thác tài nguyên thiên nhiên, môi trường sinh thái; phát triển sự nghiệp giáo dục đào tạo và một số lĩnh vực khác theo quy định của pháp luật.
Bên cạnh đó, xét về kỹ thuật lập pháp, trong khi thống nhất về quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp, Luật doanh nghiệp năm 2005 đã có những quy định hợp lý hơn. Đó là việc tránh quy định bằng cách liệt kê những trường hợp cụ thể mà dẫn chiếu tới quy định khác của pháp luật. Theo Điểm e Khoản 1 Điều 13 Luật doanh nghiệp năm 2005, các nhà làm luật đã không liệt kê các trường hợp toà án tước quyền hành nghề mà rút ngắn lại là: “bị toà án cấm hành nghề kinh doanh”. Hay Luật doanh nghiệp năm 2005 không liệt kê những đối tượng bị cấm thành lập doanh nghiệp trong trường hợp doanh nghiệp bị tuyên bố phá sản mà dẫn chiếu: “theo quy định của phá...
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
C Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm của công ty xe đạp Thống nhất Luận văn Kinh tế 0
T Tính chất của các hạt cơ bản trong các mẫu lý thuyết thống nhất mở rộng Luận văn Sư phạm 0
D Tính thống nhất trong đa dạng các quốc gia Đông Nam Á Văn hóa, Xã hội 0
A Tính thống nhất và sắc thái riêng trong ca dao người Việt ở ba miền Bắc, Trung, Nam Văn hóa, Xã hội 2
X Vai trò của pháp luật trong việc bảo đảm sự thống nhất giữa bản chất giai cấp, tính dân tộc, tính nh Văn hóa, Xã hội 0
H Quốc hội với việc bảo đảm tính thống nhất của hệ thống pháp luật : Luận văn ThS. Luật: 60 38 01 Luận văn Luật 0
N Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH Nhà nước MTV Thống Nhất Tài liệu chưa phân loại 0
N Kiểm tra thống kê các giả thuyết về tính đồng nhất, ngẫu nhiên và phù hợp của thông tin khí tượng th Tài liệu chưa phân loại 0
C [Free] Lý luận về thẩm định, thẩm tra tính hợp hiến, hợp pháp và tính thống nhất của văn bản quy phạ Tài liệu chưa phân loại 0
B [Free] Tiểu luận Bảo đảm tính hợp hiến, hợp pháp và tính thống nhất của văn bản quy phạm pháp luật t Tài liệu chưa phân loại 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top