tctuvan

New Member
Link tải miễn phí luận văn

1. Sơ lược về đầu tư gián tiếp nước ngoài FII và FII qua thị trường chứng khoán
1.1. Khái niệm đầu tư gián tiếp nước ngoài
Theo luật đầu tư 2005 của Việt Nam thì đầu tư gián tiếp nước ngoài là hình thức đầu tư mua cổ phần, cổ phiếu, trái phiếu hay các giấy tờ có giá khác; quỹ đầu tư chứng khoán hay các định chế tài chính trung gian khác mà nhà đầu tư không tham gia quản lý hoạt động đầu tư.
Nguồn vốn FII là nguồn dinh dưỡng rất lớn nuôi dưỡng tinh thần khởi nghiệp trong nước, đưa những doanh nghiệp vừa và nhỏ tiếp cận đến nguồn vốn dồi dào kèm theo các điều kiện nâng chuẩn công bố thông tin, yêu cầu minh bạch hóa và hàng loạt các chuẩn mực quốc tế khác. Thực tế với thị trường tài chính và thị trường chứng khoán cho thấy sự tham gia của các tổ chức và quỹ đầu tư quốc tế đã đẩy tính thanh khoản, chiều sâu thị trường, tính hiệu quả cùng các yêu cầu chuẩn mực lên rất cao và rất nhanh chỉ trong một thời gian rất ngắn.
1.2. Khái niệm FII qua thị trường chứng khoán
Đầu tư nước ngoài qua thị trường chứng khoán (TTCK) là việc nhà đầu tư nước ngoài có thể là cá nhân hay tổ chức bỏ tiền ra mua chứng khoán của một tổ chức hay của nhà nước được phát hành trên TTCK nhằm kiếm lời từ thu nhập cổ tức hay trái tức hay từ chênh lệch giá do kinh doanh chứng khoán đem lại.
2. Tổng quan thị trường chứng khoán Việt Nam từ khi thành lập đến nay
2.1. Tổng quan thị trường chứng khoán Việt Nam từ khi thành lập đến nay
TTCK là phong vũ biểu của nền kinh tế mỗi nước. Sự phát triển ổn định của TTCK là tác nhân quan trọng cho nền kinh tế. TTCK Việt Nam chính thức đi vào hoạt động từ khi ra đời trung tâm giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh ngày 28/7/2000. Khi đó mới có một vài cổ phiếu được giao dịch với số vốn 27 tỷ đồng và 6 công ty chứng khoán thành viên. Hơn 6 năm đầu, mức vốn hóa của thị trường mới chỉ tăng lên 0,5 tỷ USD. Những năm gần đây, mức vốn hóa đã tăng lên. Theo số liệu năm 2012 là 756 nghìn tỷ đồng, tăng 226 nghìn tỷ đồng so với năm 2011, bằng 26% GDP.
Vốn FII đổ vào TTCK Việt Nam tăng lên đáng kể. Tính đến hết năm 2012, nguồn vốn FII ròng chảy vào TTCK Việt Nam là 300 triệu USD.
Chỉ số VN-index cũng chứng minh sự tăng trưởng nhanh chóng của thị trường. Nếu trong phiên giao dịch đầu tiên ngày 28/7/2000,VN-index ở mức 100 điểm thì tháng 3-2007 đạt mức kỷ lục trên 1170 điểm. Số liệu năm 2012 là 413,73 điểm.
2.2. Một số quy định đối với nhà đầu tư nước ngoài khi muốn tham gia vào thị trường chứng khoán Việt Nam
Nhà đầu tư nước ngoài bao gồm cá nhân và tổ chức phải đăng kí mã số giao dịch chứng khoán với Trung tâm Lưu ký chứng khoán Việt Nam VSD để thực hiện đầu tư trên TTCK Việt Nam dưới các hình thức sau:
a) Trực tiếp thực hiện giao dịch đầu tư chứng khoán, thông qua việc mua bán cổ phiếu, trái phiếu, các loại chứng khoán, đầu tư góp vốn... theo quy định pháp luật chứng khoán và TTCK và các văn bản pháp luật liên quan;
b) Gián tiếp đầu tư trên TTC K Việt Nam thông qua việc ủy thác vốn cho công ty quản lý quỹ, chi nhánh tại Việt Nam của công ty quản lý quỹ nước ngoài quản lý phù hợp với quy định của pháp luật liên quan.
Mỗi nhà đầu tư nước ngoài được cấp 01 mã số giao dịch chứng khoán theo quy định. Công ty chứng khoán nước ngoài được cấp hai (02) MSGD: một (01) mã số cho tài khoản tự doanh và một (01) mã số cho tài khoản môi giới của công ty. Quỹ đầu tư nước ngoài quản lý bởi nhiều công ty quản lý quỹ (Multiple Investment Managers Fund - MIMF) được đăng ký nhiều MSGD theo nguyên tắc các danh mục đầu tư của quỹ quản lý bởi một công ty cùng một công ty quản lý quỹ thì được đăng ký một MSGD.
Sau khi đăng ký MSGD, công ty chứng khoán nước ngoài, doanh nghiệp bảo hiểm 100% vốn nước ngoài, được mở (02) hai tài khoản lưu ký chứng khoán (TKLKCK) tại ngân hàng lưu ký. Quỹ đầu tư nước ngoài quản lý bởi nhiều công ty quản lý quỹ (MIMF) được mở nhiều TKLKCK theo nguyên tắc cứ mỗi một MSGD được cấp thì được mở một TKLKCK tại ngân hàng lưu ký. Các nhà đầu tư nước ngoài khác chỉ được phép mở duy nhất một TKLKCK tại ngân hàng lưu ký.
Trường hợp nhà đầu tư nước ngoài mở tài khoản lưu ký tại một thành viên lưu ký khác, nhà đầu tư nước ngoài phải đóng tài khoản lưu ký đã mở, chuyển toàn bộ số dư trên tài khoản này sang tài khoản mới.
Việc chỉ định, thay đổi thành viên lưu ký của nhà đầu tư nước ngoài, công ty chứng khoán nơi nhà đầu tư nước ngoài mở tài khoản giao dịch, người thay mặt giao dịch và các thay đổi thông tin khác của nhà đầu tư, phải được VSD chấp thuận bằng văn bản.
Một trong những nội dung chính của Quyết định số 55 của Thủ tướng Chính phủ, ban hành ngày 15/4/2009 là kể từ ngày 1/6/2009, nhà đầu tư nước ngoài mua, bán chứng khoán trên thị trường chứng khoán Việt Nam được nắm giữ tối đa 49% tổng số cổ phiếu của công ty cổ phần đại chúng.
3. Thực trạng FII vào thị trường chứng khoán Việt Nam từ khi thành lập đến nay

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Tình hình thu gom và quản lý rác thải sinh hoạt ở Chợ Đầu Mối Phường Phú Hậu Thành Phố Huế Luận văn Kinh tế 0
D Phân tích thống kê tình hình thu nhập của người lao động trong Công ty Cổ Phần Quốc Tế MBA Luận văn Kinh tế 0
C Báo cáo thu hoạch lớp kế toán trưởng với tình hình thực tế kế toán tại Công ty vận tải Thủy Bắc Luận văn Kinh tế 2
C Hoàn thiện nội dung và phương pháp phân tích tình hình thực hiện doanh thu ở Công ty xuất nhập khẩu Công nghệ thông tin 0
M Tình hình tiêu thụ sản phẩm và Doanh thu tiêu thụ sản phẩm của công ty vật tư - Vận tải - xi măng Luận văn Kinh tế 0
M Tình hình thu hút và sử dụng vốn viện trợ chính thức (ODA) giai đoạn 2001-2005, kế hoạch giai đoạn 2 Luận văn Kinh tế 0
T Đánh giá tình hình thực hiện việc thu hút và sử dụng nguồn vốn ODA trong ngành giáo dục ở Việt Nam g Luận văn Kinh tế 0
H Phân tích tình hình doanh thu bán hàng ở Công ty TNHH Vật tư thiết bị phụ tùng Quảng Ninh Luận văn Kinh tế 0
A Tình hình quản lý thu - Chi quỹ bảo hiểm xã hội tại bảo hiểm xã hội huyện Văn Giang Luận văn Kinh tế 0
N Phân tích tình hình thu ngân sách nhà nước năm 2006 - 2007 và giải pháp tài chính nhằm thực hiện nhi Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top