Jerardo

New Member

Download miễn phí Tiểu luận Tìm hiểu tư tưởng thân dân của Hồ Chủ Tịch so với các bậc tiền bối. Vấn đề này ngày nay được Đảng và Nhà nước triển khai, giải quyết như thế nào





MỤC LỤC
 
I. LỜI MỞ ĐẦU . .1
II. THÂN DÂN TRONG TƯ TƯỞNG CÁC BẬC TIỀN BỐI TRƯỚC HỒ CHÍ MINH .2
III. THÂN DÂN TRONG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH 8
IV. VẬN DỤNG CỦA ĐẢNG VÀ NHÀ NƯỚC VÀO CÔNG CUỘC XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN ĐẤT NỨƠC 14
V. KẾT LUẬN .19
 
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

hái tử. Đẩy thuyền, làm lật thuyền là dân, dân có sức mạnh như nước. Bài Quan hải là sự suy nghiệm của ông về lịch sử, về sự sụp đổ của một triều đại để tìm ra nguyên nhân cơ bản của thảm hoạ mất nước là do triều đại đó không được lòng dân.Theo Nguyễn Trãi, dân có sức mạnh vô địch và vô tận. Dân mạnh thì nước còn, nước phát triển; dân yếu thì nước yếu, có khi nước mất; không có dân thì không có nước…Những bài thơ viết trong thời gian mười năm phiêu bạt tìm đường cứu nước như Loạn hậu cảm tác,Hải khẩu dạ bạc,Thanh minh,…là những bài thơ ăm ắp nỗi niềm sâu nặng với nhân dân, đối với quê hương, đất nước. Ông quả thực là một con người “kinh bang tế thế”, tư tưởng “vang đến muôn đời”.Qua đó ta thấy, tuy Nguyễn Trãi sinh ra trong thời kỳ phong kiến nhưng tư tưởng của ông lại không mang nặng phong kiến, bảo thủ, gia trưởng về dân mà còn khiến cho tư tưởng triết lý nhân sinh của ông mang đậm tính nhân văn sâu sắc.
3.Phan Bội Châu và Phan ChâuTrinh.
Hai cụ Phan sinh ra cùng một thời, lúc mà nhân dân ta đang chịu đựng xiềng xích của bọn thực dân cũng như chế độ phong kiến thối nát. Xuất thân từ nhân dân, trực tiếp gần gũi với dân chúng, hai cụ hiểu được nỗi thống khổ của nhân dân. Chính vì thế, hai cụ đã tìm đường để mong giải phóng dân tộc, giải phóng đất nước. Hai cụ đi theo hai con đường khác nhau nhưng lại cùng một mục đích đó là xây dựng một xã hội mà nhân dân lao động là chủ.Một xã hội gần gũi, thân thiết với dân chúng…Phan Châu Trinh là người chống Nam triều rất quyết liệt.Ông cũng là người vạch trần những cái thối tha trong xã hội Việt Nam từ chốn triều đình đến vùng thôn ấp, từ vua quan cho đến cường hào, thân sĩ, dân thường.Phan Châu Trinh đã làm cho người ta căm giận, ông làm cho người ta tởm lợm cái cảnh “cá bậc đai thần ăn đầm, nằm đìa ở chốn triều đình”, các quan tỉnh huyện chỉ biết “bắt phu, thu thuế, cùng đi đón, đi tiễn quý quan”, “đút lót người trên nhiễu kẻ dưới”. Trong khi đó, Phan Bội Châu chủ trương bạo động đánh đổ ách thống trị của thực dân Pháp giành độc lập cho dân tộc.Theo ông thì Phan ChâuTrinh là người đi đầu đề xướng dân chủ và điều đó dẫn đến tranh luận, chia rẽ ý kiến, gây trở ngại cho cuộc vận động võ trang bạo động của ông…Phan Bội Châu không phải không thích dân chủ nhưng cụ cho rằng với thực trạng nước đã mất và dân trí kém cỏi thì dân chủ là quá cao cả: “ Nước không còn nữa, chủ cái gì?” ( Thư gửi Phan Châu Trinh ). Phan Bội Châu tập trung viết văn cổ động đoàn kết và cứu nước giành độc lập. Nhưng về sau, chính Phan Bội Châu lại đề cập nhiều khía cạnh liên quan đến tư tưởng dân chủ hay là viết chính cương, tuyên ngôn của chính đảng, viết những bài thơ tố cáo bất công xã hội …Trong bài “ Hải ngoại huyết thư”, ông đã viết:
Người, dân ta; của dân ta
Dân là nước, nước là dân
...Sông phía Bắc, bể phương Đông
Nếu không có dân cũng là không có gì.
Cả hai cụ Phan khi tiếp nhận tư tuởng dân chủ, mong muốn đem nó ra cứu nước đều gặp một khó khăn: người dân quá lạc hậu. Hai cụ dẫu chủ trương con đường khác nhau nhưng lại rất nhất trí là phải khai dân trí, tức là tuyên truyền, cổ động để nâng cao tinh thần yêu nước và duy tân, để mở mang hiểu biết cho dân. Nhưng lấy ai để làm công việc “ giáo hoá” đó? Phan Bội Châu nghĩ ngay đến nhà nho, những người đại biểu cho dân và tin ở sức mạnh văn chương của họ. Phan Châu Trinh lại có cái nhìn bi quan hơn. Ông không tin gì ở đám hủ nho. Đám nhà Nho “ ươn hèn, lười biếng, ù ù, cạc cạc”. Giống như những nhà Nho, Phan Châu Trinh coi quần chúng chỉ là dân đen, dân ngu và tự coi mình là tiên tri, những “ chí sĩ nhân dân” tự nhận lấy trách nhiệm giáo dục đám quần chúng ấy.Tư tưởng dân chủ của các nhà Nho duy tân, những người tiền chiến nhất của thời đại đó còn rất nhiều hạn chế. Quả thật, thực tế đất nước và quan điểm giai cấp của các cụ chưa cho phép các cụ nhìn ra nhiều vấn đề. Tuy con đường cứu nước của hai cụ đã sai lầm và nhanh chóng bị thất bại nhưng đã góp phần thức tỉnh lòng yêu nước của nhân dân.
4.C.Mác, Ph.Ăngghen, V.I.Lênin.
Quan niệm của chủ nghĩa Mác – Lênin về dân và quần chúng nhân dân là quan niệm đúng đắn nhất, khoa học nhất, phù hợp với thực tiễn lịch sử. Chủ nghĩa Mác – Lênin quan niệm quần chúng nhân dân bao gồm rộng rãi các tầng lớp nhân dân, chẳng những là đa số công nhân mà là đa số tất cả những người bị bóc lột. Chủ nghĩa Mác – Lênin phê phán một cách mạnh mẽ không khoan nhượng những quan điểm và thái độ sai lầm, hạ thấp hay phủ nhận vai trò của quần chúng nhân dân. Trong tác phẩm “ Gia đình thần thánh” viết vào thập kỷ 40 của thế kỷ 19, Mác - Ănghen đã phê phán tỉ mỉ và bác bỏ lý luận sai trái của anh em Bruno và đồng bọn – những kẻ rất kiêu ngạo, tự xưng là những nhà phê phán, rất coi khinh quần chúng trong sự phát triển của lịch sử. Theo chủ nghĩa Mác – Lênin, quần chúng có vai trò đặc biệt quan trọng là đã chuyển hóa lý thuyết cách mạng thành hiện thực cách mạng. Những cuộc cách mạng có vai tró cực kỳ to lớn như Mác đã từng nói là “ nhưng đầu tàu của lịch sử”. Do đó, quần chúng nhân dân không chỉ là lực lượng sản xuất cơ bản của xã hội, trực tiếp sáng tạo ra mọi vật chất, của cải của xã hội mà là người quyết định vận mệnh lịch sử. Trong cách mạng vô sản, giai cấp công nhân là người có sứ mệnh thủ tiêu chế độ áp bức, bóc lột tư bản chủ nghĩa, xây dựng chế độ mới xã hội chủ nghĩa. Nhưng cách mạng vô sản muốn thắng lợi, phải được sự ủng hộ của các tầng lớp nhân dân. Nếu coi sự ủng hộ của lực lưọng nhân dân đông đảo với phong trào vô sản là một bài đồng ca mà nếu không có được bài đồng ca đó thì cách mạng vô sản sẽ trở thành một bài ai điếu.Trong cách mạng XHCN và xây dựng CNXH, Lênin càng chú ý đến vai trò quyết định của quần chúng nhân dân, coi CNXH sáng tạo là sự nghiệp của bản thân quần chúng nhân dân. Người nói: “ CNXH chỉ có thể xây dựng được khi quần chúng đông đảo gấp 10, gấp 100 trước tự bắt tay vào việc xây dựng Nhà nước và một đời sống kinh tế mới”.
ii.thân dân trong tư tưởng hồ chí minh.
Sinh ra và lớn lên trong một gia đình nhà Nho nghèo, Hồ Chí Minh được hưởng nền giáo dục gia đình “yêu nước thương nòi” cùng với truyền thống đấu tranh bất khuất của nhân dân, của nhiều bậc sĩ phu yêu nước nổi danh. Ngay từ nhỏ, Người đã tự mắt chứng kiến đời sống khổ cực của những người nông dân vùng quê nắng mưa khắc nghiệt
công việc đồng áng lam lũ quanh năm mà vẫn đói rét. Thêm vào đó là chế độ sưu thuế nặng nề, phu phen tạp dịch của đế quốc thực dân phong kiến đè nặng lên vai người dân, đẩy họ đến tột cùng của khổ cực. Người xót xa trước cảnh người nông phu bị đưa sang Lào để phục vụ khai thác thuộc địa của thực dân Pháp. Những người nông phu “ sống chui rúc trong những túp lều tranh thảm hại, nơi “ ma thiêng nước độc”, ốm đau không thuốc me...
 

Các chủ đề có liên quan khác

Top