Download Tiểu luận Tại sao phải thu hút vốn đầu tư nước ngoài và Nhà nước Việt Nam nên có những quy định như thế nào để vừa thu hút được vốn nước ngoài, vừa bảo hộ được các nhà đầu tư trong nước

Download miễn phí Tiểu luận Tại sao phải thu hút vốn đầu tư nước ngoài và Nhà nước Việt Nam nên có những quy định như thế nào để vừa thu hút được vốn nước ngoài, vừa bảo hộ được các nhà đầu tư trong nước





Đầu tư là việc nhà đầu tư bỏ vốn bằng các loại tài sản hữu hình hay vô hình để hình thành tài sản tiến hành các hoạt động đầu tư theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
Nhà đầu tư được nhà nước Việt Nam đảm bảo các nội dung sau:
1. Bảo đảm về vốn và tài sản
- Vốn đầu tư và tài sản hợp pháp của nhà đầu tư không bị quốc hữu hóa, không bị tịch thu bằng biện pháp hành chính.
- Trường hợp thật cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh và lợi ích quốc gia, Nhà nước trưng mua, trưng dụng tài sản của nhà đầu tư thì nhà đầu tư được thanh toán hay bồi thường theo giá thị trường tại thời điểm công bố việc trưng mua, trưng dụng.
Việc thanh toán hay bồi thường phải bảo đảm lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư và không phân biệt đối xử giữa các nhà đầu tư.
- Đối với nhà đầu tư nước ngoài, việc thanh toán hay bồi thường tài sản được thực hiện bằng đồng tiền tự do chuyển đổi và được quyền chuyển ra nước ngoài.
- Thể thức, điều kiện trưng mua, trưng dụng theo quy định của pháp luật.
 



Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:

đối ngoại, phát triển ngoại thương, thực hiện tốt chương trình hàng xuất khẩu thu hút đầu tư nước ngoài vào Việt Nam là những nhiệm vụ có tầm chiến lược quan trọng trước mắt, là lâu dài của Đảng và Nhà nước ta.
Trong điều kiện hiện nay, khi mà nguồn vốn đầu tư ngày càng khan hiếm, cuộc cạnh tranh để thu hút vốn ngày càng trở nên gay gắt, các nước đều nhận thức được vai trò của đầu tư trực tiếp nước ngoài và luôn có những quyết sách thích hợp để cải thiện môi trường đầu tư. Các biện pháp khuyến khích đầu tư ngày càng mở rộng phong phú hơn, cùng với nền tảng bảo hộ pháp chế chắc chắn tạo nên môi trường đầu tư thông thoáng, hấp dẫn hơn đối với các nhà đầu tư.
Việt Nam, sau hơn 10 năm ban hành Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam (1987), đã có những đổi mới căn bản trong nhận thức và đường lối, chính sách khuyến khích đầu tư nước ngoài đã đạt được thành tựu đáng khích lệ, nguồn vốn, công nghệ, kinh nghiệm quản lý đã bước đầu được thu hút, tốc độ tăng
trưởng kinh tế được thúc đẩy theo hướng tích cực. Tuy nhiên, trong một số năm gần đây đồng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam có xu hướng chững lại, gặp nhiều khó khăn. Vì vậy, để đẩy mạnh hơn nữa việc thu hút đầu tư nước ngoài vào Việt Nam cần có những biện pháp khuyến khích và bảo hộ đầu tư nước ngoài vào Việt Nam sao cho thoáng hơn nữa nhằm tạo ra môi trường đầu tư hấp dẫn để có thể cạnh tranh với các nhà đầu tư trên thế giới. Đặc biệt, đó là điều hết sức cần thiết và có ý nghĩa đối với sự nghiệp CNH, HĐH đất nước.
I. Lợi ích của việc thu hút vốn đầu tưu nước ngoài:
Trước hết chúng ta phải khẳng định là: Đầu tư nước ngoài đem lại nhiều lợi ích cho thúc đẩy phát triển kinh tế, đặc biệt là những nước đang phát triển như Việt Nam: 1. Đem lại nguồn vốn để phát triển kinh tế:
Trong các lý luận về tăng trưởng kinh tế, nhân tố vốn luôn được đề cập. Khi một nền kinh tế muốn tăng trưởng nhanh hơn, nó cần nhiều vốn hơn nữa. Nếu vốn trong nước không đủ, nền kinh tế này sẽ muốn có cả vốn từ nước ngoài, trong đó có vốn FDI.Việt Nam là một trong những nước đang phát triển. Vì vậy mà chúng ta rất cần nguồn vốn đầu tư để phát triển kinh tế,xây dựng đất nước. Nhưng hiện tại đất nước rất thiếu vốn, đầu tư trong nước không đủ nên ta phải đi huy động nguồn vốn đầu tư từ nước ngoài. Việc huy động, thu hút vốn từ nước ngoài sẽ giúp nước ta có nguồn vốn để sản xuất kinh doanh, phát triển kinh tế, tận dụng và khai thác hiệu quả các nguồn lực của đất nước như: tài nguyên thiên nhiên, khí hậu,... 2 Khi thu hút vốn đầu tư từ nước ngoài chúng ta còn có thể thu hút được khoa học công nghệ tiên tiến trên thế giới.
Điều đó góp phần nâng cao năng suất lao động, phát triển kinh tế trong nước.. Thu hút được các chuyên gia nước ngoài vào làm việc, từ đó tạo điều kiện cho đội ngũ kỹ sư trong nước Có điều kiện học hỏi, trau dồi kiến thức, kinh nghiệm tiến tới làm chủ công nghệ.
Trong một số trường hợp, vốn cho tăng trưởng dù thiếu vẫn có thể huy động được phần nào bằng "chính sách thắt lưng buộc bụng". Tuy nhiên, công nghệ và bí quyết quản lý thì không thể có được bằng chính sách đó. Thu hút FDI từ các công ty đa quốc gia sẽ giúp một nước có cơ hội tiếp thu công nghệ và bí quyết quản lý kinh doanh mà các công ty này đã tích lũy và phát triển qua nhiều năm và bằng những khoản chi phí lớn. Tuy nhiên, việc phổ biến các công nghệ và bí quyết quản lý đó ra cả nước thu hút đầu tư còn phụ thuộc rất nhiều vào năng lực tiếp thu của đất nước. 3. Tạo công ăn việc làm cho người lao động, nhất là ở các vùng kinh tế còn kém phát triển.
Từ đó góp phần nâng cao mức sống của người dân, tránh lãng phí nguồn lực lao động(nước ta lại là nước có cơ cấu dân số trẻ có nguồn lực lao động dồi dào). Vì một trong những mục đích của FDI là khai thác các điều kiện để đạt được chi phí sản xuất thấp, nên xí nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài sẽ thuê mướn nhiều lao động địa phương. Thu nhập của một bộ phận dân cư địa phương được cải thiện sẽ đóng góp tích cực vào tăng trưởng kinh tế của địa phương. Trong quá trình thuê mướn đó, đào tạo các kỹ năng nghề nghiệp, mà trong nhiều trường hợp là mới mẻ và tiến bộ ở các nước đang phát triển thu hút FDI, sẽ được xí nghiệp cung cấp. Điều này tạo ra một đội ngũ lao động có kỹ năng cho nước thu hút FDI. Không chỉ có lao động thông thường, mà cả các nhà chuyên môn địa phương cũng có cơ hội làm việc và được bồi dưỡng nghiệp vụ ở các xí nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.
Ở Việt Nam, bình quân trong thời kỳ 2001 – 2006 khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đã tạo việc làm thêm cho khoảng 11 vạn việc làm mỗi năm đưa tổng số lao động trực tiếp của khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài tính đến cuối năm 2006 lên 1, 13 triệu người. Ngoài ra khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đã tạo ra khoảng vài triệu lao động gián tiếp trong 6 năm qua. 4. Giúp tạo nguồn thu lớn cho ngân sách nhà nước:
Đối với nhiều nước đang phát triển, hay đối với nhiều địa phương, thuế do các xí nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài nộp là nguồn thu ngân sách quan trọng. Chẳng hạn, ở Hải Dương riêng thu thuế từ công ty lắp ráp ô tô Ford chiếm 50 phần trăm số thu nội địa trên địa bàn tỉnh năm 2006
FDI cũng đã giúp Việt Nam có một bước tiến lớn hơn vào các thị trường quốc tế, cải thiện tiềm năng xuất khẩu của Việt nam. FDI chiếm một tỷ lệ đáng kể trong các ngành công nghiệp chủ đạo của Việt Nam, cụ thể là 42% công nghiệp giầy da, 25% trong may mặc và 84% trong điện tử, máy tính và các linh kiện. Đóng góp của FDI cho Ngân sách Nhà nước trong giai đoạn 2001 - 2005 là khoảng 3,67 tỷ đô-la Mỹ, với mức tăng nộp ngân sách năm sau cao hơn năm trước, năm 2006 đạt 1,4 tỷ USD, tăng 36,3% so với năm 2005. 5. Học tập được kinh nghiệm quản lý, lãnh đạo điều hành doanh nghiệp công ty chuyên nghiệp của các nước tiên tiến hơn. Từ đó góp phần nâng cao năng lực quản lý, điều hành của các nhà lãnh đạo trong nước. 6. Tạo điều kiện cho việc giao lưu kinh tế, tăng khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trong nước.
Khi thu hút FDI từ các công ty đa quốc gia, không chỉ xí nghiệp có vốn đầu tư của công ty đa quốc gia, mà ngay cả các xí nghiệp khác trong nước có quan hệ làm ăn với xí nghiệp đó cũng sẽ tham gia quá trình phân công lao động khu vực. Chính vì vậy, nước thu hút đầu tư sẽ có cơ hội tham gia mạng lưới sản xuất toàn cầu thuận lợi cho đẩy mạnh xuất khẩu.
7. Tạo đà phát triển cho kinh tế trong nước.
Việt Nam đã công nhận một cách chính thức và rộng rãi rằng FDI đang ngày càng đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của Việt Nam trên nhiều phương diện: vốn, công nghệ, nâng cao khả năng thanh toán quốc tế, phát triển xuất khẩu, tham gia vào các thị trường quốc tế, ….FDI đã hỗ trợ Việt Nam một cách tích cực trong việc mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại để Việt nam gia nhập ASEA...
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
A Tiểu luận khảo sát hành vi mua xe gắn máy của sinh viên tại cần thơ Luận văn Kinh tế 0
T Tiểu luận: Một số tồn tại phát hiện qua thanh tra quản lý tài chính ngân sách tại các đơn vị hành ch Tài liệu chưa phân loại 2
T Tiểu luận: Ảnh hưởng của nhà ở đến sức khỏe của người nghèo tại Quận Thanh Xuân, Hà Nội Tài liệu chưa phân loại 0
P Tiểu luận: Về hàng thừa kế qui định tại điều 676 BLDS- một số vấn đề lý luận và thực tiễn Tài liệu chưa phân loại 0
G Tiểu luận: Quản trị quảng cao sản phẩm và nhãn hiệu sản phẩm tại công ty unilever Tài liệu chưa phân loại 0
M Tiểu luận: Thực trạng đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Trung Quốc và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam Tài liệu chưa phân loại 0
F Tiểu luận: THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN TẠI VIỆT NAM: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP Tài liệu chưa phân loại 0
M Tiểu luận: Một số giải pháp hoàn thiện và phát triển hoạt động kinh doanh thẻ tín dụng tại NHTM Luận văn Kinh tế 0
S Tiểu luận: THỦ TỤC PHÂN TÍCH ÁP DỤNG TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY KIỂM TOÁN MỸ Luận văn Kinh tế 0
H Tiểu luận: Một số quy định bảo vệ và bảo đảm quyền của phụ nữ và trẻ em. Thực tiễn thực hiện tại tỉn Văn hóa, Xã hội 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top