adminxen

Administrator
Staff member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối
MỤC LỤC

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI 1
1.1. CƠ SỞ HÌNH THÀNH ĐỀ TÀI 1
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 2
1.2.1 Mục tiêu chung 2
1.2.2 Mục tiêu cụ thể 2
1.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2
1.3.1 Phương pháp thu thập số liệu 2
1.3.2 Phương pháp phân tích số liệu 2
1.4. ĐỐI TƯỢNG 2
1.5. PHẠM VI NGHIÊN CỨU 3
1.6. Ý NGHĨA ĐỀ TÀI 3
1.7. BỐ CỤC NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 3
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU 4
2.1. HÀNH VI TIÊU DÙNG 4
2.2. NGƯỜI TIÊU DÙNG VÀ THỊ TRƯỜNG NGƯỜI TIÊU DÙNG 5
2.2.1. Người tiêu dùng 5
2.2.2. Thị trường người tiêu dùng 5
2.3. CÁC KIỂU HÀNH VI MUA SẮM 5
2.4. MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU 7
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 13
3.1. PHƯƠNG PHÁP THU THẬP SỐ LIỆU 13
3.1.1 Số liệu thứ cấp 13
3.1.2 Số liệu sơ cấp 13
3.2. PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH SỐ LIỆU 14
3.2.1 Phương pháp nghiên cứu từng mục tiêu cụ thể 14
3.2.2 Phương pháp thống kê mô tả 14
3.2.3 Kiểm định độ tin cậy thang đo bằng Cronbach’s Alpha 15
3.2.4 Phương pháp phân tích nhân tố (EFA) 15
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 16
4.1. NHẬN DẠNG NHU CẦU 16
4.2. TÌM KIẾM THÔNG TIN 19
4.3. HÀNH VI MUA 20
4.4. NHỮNG YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HÀNH VI MUA CỦA 23
KHÁCH HÀNG 23
4.5. CÂU HỎI PHÂN LOẠI 29
4.6. PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HÀNH VI TIÊU DÙNG CỦA SINH VIÊN ĐỐI VỚI XE GẮN MÁY TẠI THÀNH PHỐ CẦN THƠ 31
4.6.1 Đánh giá thang đo thông qua hệ số Cronbach’s Alpha 31
4.6.2 Kết quả phân tích nhân tố khám phá EFA 33
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ 35
5.1 KẾT LUẬN 35
5.2 KIẾN NGHỊ 35
5.3 HẠN CHẾ 35
Phụ Lục 1 37



CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI
1.1. CƠ SỞ HÌNH THÀNH ĐỀ TÀI
Cũng như những nhu cầu tự nhiên như ăn, mặc, ở thì một nhu cầu khác cũng không thể thiếu được đối với con người trong cuộc sống hiện nay đó là phương tiện đi lại hay còn gọi là phương tiện giao thông. Và để đáp ứng đựơc nhu cầu đó của người dân thì hàng loạt các phương tiện giao thông đã đựơc nghiên cứu, sản xuất và đưa vào sử dụng như ô tô, xe máy, xe đạp điện…
Nếu như ở Việt Nam khoảng một hai thập niên trước đây xe máy mang tính thiểu số, thì trong những năm gần đây, chiếc xe máy đã trở nên phổ biến hơn và hầu như trở thành phương tiện giao thông chính của đại đa số người dân. Hiện nay, có những hộ gia đình có 1, 2 thậm chí có đến 3, 4 chiếc xe máy trong nhà. Trong cơ cấu tham gia giao thông đô thị ở Việt Nam, các số liệu cho biết: xe máy chiếm vị trí đầu bảng với tỉ lệ khoảng 61% tổng các phương tiện giao thông.Nhận biết được nhu cầu lớn về xe máy như vậy nên trong thời gian qua đã có nhiều nhà cung cấp trên thị trường xe máy Việt Nam. Các hãng xe máy nổi tiếng trên thế giới như: Honda, SYM, Suzuki, Yamaha…đã tiến hành liên doanh với Việt Nam để sản xuất và cung cấp cho người tiêu dùng Việt Nam.
Sản lượng hàng hoá bán ra không chỉ phụ thuộc vào chất lượng sản phẩm mà còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố khác, đáp ứng được thị hiếu, sở thích của khách hàng. Trong lúc đó, thực tế cho thấy thị hiếu khách hàng và cả thói quen tiêu dùng dường như thay đổi theo từng vùng miền, độ tuổi, mức thu nhập,… Việc thấu hiểu hành vi tiêu dùng của khách hàng là yêu cầu bức thiết đối với các nhà sản xuất xe gắn máy nhằm đưa ra các quyết định marketing đúng đắn.
Để hiểu rõ hơn tầm quan trọng của xe gắn máy trong cuộc sống nói chung và trong thời sinh viên nói riêng. tui đã tiến hành khảo sát hành vi tiêu dùng xe gắn máy của sinh viên tại thành phố Cần Thơ. Trong đề tài này chủ yếu tập trung vào các cơ sở lý thuyết, cơ bản là hành vi tiêu dùng làm nền tảng, cơ sở cho việc nghiên cứu của đề tài. Sau quá trình thu thập thông tin và phân tích dữ liệu sơ cấp sẽ đưa ra một số đề xuất cá nhân giúp ích cho các doanh nghiệp kinh doanh, sản xuất xe gắn máy trong môi trường cạnh tranh như ngày nay.
Thông qua đề tài sẽ giúp sinh viên nhận thấy được mặt mạnh và yếu trong hành vi tiêu dùng của mình và rút ra kinh nghiệm cho bản thân tạo nên tính thận trọng trong quá trình chọn mua sản phẩm. cũng thông qua kết quả nghiên cứu của đề tài giúp cho các doanh nghiệp hiểu rõ hơn hành vi tiêu dùng xe gắn máy của sinh viên, từ đó đưa ra các chiến lược marketing phù hợp để tăng lượng tiêu thụ xe gắn máy.
Nhận thức được tầm quan trọng từ những vấn đề lý thuyết trên tui đã lựa chọn đề tài nghiên cứu “Khảo sát hành vi mua xe gắn máy của sinh viên tại Cần Thơ 2016 - 2017” để làm niên luận năm 3 của mình.
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1 Mục tiêu chung
Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến hành vi tiêu dùng xe gắn máy của sinh viên tại Cần Thơ. Đề xuất các giải pháp nhầm nâng cao hành vi tiêu dùng của khách hàng và thúc đẩy tăng doanh thu đối với các thương hiệu xe máy trên thị trường.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
Đề tài được hình thành nhầm giả quyết các mục tiêu cụ thể sau:
- Đánh giá thực trạng hành vi tiêu dùng xe gắn máy của sinh viên tại Cần Thơ 2016-2017.
- Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hành vi tiêu dùng của khách hàng đối với xe gắn máy trên thị trường thành phố Cần Thơ.
- Đề xuất các giải pháp nhầm nâng cao hành vi tiêu dùng của khách hàng đối với xe gắn máy.
1.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1.3.1 Phương pháp thu thập số liệu
- Số liệu thứ cấp: Bao gồm các thông tin về kinh tế, các hoạt động của các dòng xe trên thị trường hiện nay. Số liệu được thu thập từ các tài liệu, tạp chí và tham khảo các nghiên cứu có liên quan trước đây.
- Số liệu sơ cấp: Số liệu sơ cấp được thu thập thông qua bảng câu hỏi phỏng vấn 100 sinh viên tại Cần Thơ.
1.3.2 Phương pháp phân tích số liệu
Phần mềm SPSS được sử dụng để thực hiện các phân tích thống kê mô tả, phân tích hệ số tin cậy Cronbach Alpha, EFA.
1.4. ĐỐI TƯỢNG
Đề tài này chỉ tập trung nghiên cứu sinh viên đã từng mua và tiêu dùng xe gắn máy tại Cần Thơ. Việc giới hạn đối tượng nghiên cứu nhằm đảm bảo các khách hàng đã có trải nghiệm về hành vi tiêu dùng trước và sau khi mua sản phẩm.
1.5. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
- Phạm vi về không gian: Đề tài được nghiên cứu tại thành phố Cần Thơ.
- Phạm vi về thời gian: Đề tải được thực hiện từ ngày 01/10/2016 đến ngày 08/11/2016.
1.6. Ý NGHĨA ĐỀ TÀI
Kết quả nghiên cứu sẽ cung cấp những nhân tố ảnh hưởng đến hành vi tiêu dùng của khách hàng đối với xe gắn máy tại thời điểm nghiên cứu. Qua đó các hãng xe máy có thể xác định các yếu tố cần được cải thiện nhầm nâng cao tính cạnh tranh, tăng doanh thu và nâng cao chất lượng dịch vụ đem lại sự hài lòng từ đó duy trì khách hàng.
1.7. BỐ CỤC NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
Chương 1: Tổng quan về đề tài
Chương 2: Cơ sở lý luận và mô hình nghiên cứu
Chương 3: Phương pháp nghiên cứu
Chương 4: Kết quả nghiên cứu
Chương 5: Kết luận – Kiến nghị
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU
2.1. HÀNH VI TIÊU DÙNG
Theo Peter D.Bennet (1988), hành vi của người tiêu dùng là những hành vi mà người tiêu dùng thể hiện trong việc tìm kiếm, mua, sử dụng, đánh giá sản phẩm và dịch vụ mà họ mong đợi sẽ thỏa mãn nhu cầu cá nhân của họ.
Theo Charles W. Lamb, Joseph F. Hair và Carl McDaniel (2000), hành vi của người tiêu dùng là một quá trình mô tả cách thức mà người tiêu dùng ra quyết định lựa chọn và loại bỏ một loại sản phẩm hay dịch vụ.
Theo Philip Kotler (2001), người làm kinh doanh nghiên cứu hành vi người tiêu dùng với mục đích nhận biết nhu cầu, sở thích, thói quen của họ. Cụ thể là xem người tiêu dùng muốn mua gì, sao họ lại mua sản phẩm, dịch vụ đó, tại sao họ mua nhãn hiệu đó, họ mua như thế nào, mua ở đâu, khi nào mua và mức độ mua ra sao để xây dựng chiến lược marketing thúc đẩy người tiêu dùng lựa chọn sản phẩm, dịch vụ của mình.
Nghiên cứu hành vi người tiêu dùng hiện nay còn đi xa hơn các khía cạnh nói trên. Đó là người tiêu dùng được các nhà kinh doanh tìm hiểu xem họ có nhận thức được các lợi ích của sản phẩm, dịch vụ họ đã mua hay không và cảm nhận, đánh giá như thế nào sau khi sử dụng sản phẩm, dịch vụ. Vì điều này sẽ tác động đến những lần mua hàng sau đó của người tiêu dùng và tác động đến việc thông tin về sản phẩm của họ đến những người tiêu dùng khác.
Vì thế, người làm marketing phải hiểu được các nhu cầu và các yếu tố tác động, chi phối hành vi lựa chọn của khách hàng. Philip Kotler (2001) đã hệ thống diễn biến của hành vi người mua hàng qua hình sau:
Kích thích marketing Kích thích khác Đặc điểm người mua Quá trình ra quyết định Quyết định của người mua
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ
5.1 KẾT LUẬN
Qua quá trình nghiên cứu về hành vi tiêu dùng xe gắn máy của sinh viên trên địa bàn TP.Cần Thơ. Chúng tui đã thu thập được những đặc tính cơ bản của đối tượng này như giới tính, nơi cư trú, chi tiêu, thời gian quyết định mua xe, thường mua xe ở đâu và giá thành đối với các dòng xe máy hiện nay như thế nào. Qua nghiên cứu xác định được đa số sinh viên sinh viên có thời gian quyết định mua xe gắn máy là sau khi vào Đại học/Cao đẳng/… (51%), chi tiêu hàng tháng phổ biến ở mức từ 2 đến 3 triệu, đa phần đều chọn mua xe ở các đại lý chính hãng (97%) và giá thành hiện nay của các dòng xe thì ở mức trung bình có thể chi trả được (78%).
Nghiên cứu đồng thời còn xác định được ngày nay đa phần sinh viên đều tìm kiếm thông tin trước khi mua trên các trang Internet (48%), qua đó cho thấy được sự phát triển mạnh mẽ cho việc PR và quảng cáo trên các trang mạng điện tử là rất quan trọng. Yếu tố quyết định mua xe là do nhu cầu của bản thân là chính (91%) và chủ yếu để phục vụ cho việc đi học (88%).
Nghiên cứu còn khám phá rằng động cơ mua xe chủ yếu của sinh viên là chất lượng tốt (30%) và mẫu mã đẹp (29%). Thương hiệu có ảnh hưởng đến hành vi mua xe của sinh viên (59%). Các yếu tố mà sinh viên quan tâm sau khi chọn mua xe gắn máy đó là chất lượng, độ an toàn và tiết kiệm nhiên liệu. Bên cạnh đó các chương trình khuyến mãi mà sinh viên đặc biệt quan tâm đó là bảo hành xe miễn phí và tặng thêm thời gian bảo hành.
5.2 KIẾN NGHỊ
Từ những kết luận trên, tui nghĩ thị trường tiêu dùng xe gắn máy cho sinh viên vẫn đã và đang rất tiềm năng để các doanh nghiệp khai thác. Bên cạnh việc xây dựng một thương hiệu uy tín, vững mạnh trong lòng của khách hàng. Thì bên cạnh đó, việc quan trọng không kém đó là nâng cao chất lượng sản phẩm, mẫu mã phải có nhiều thay đổi phù hợp cho từng phân khúc khách hàng khác nhau, giá cả hợp lý, đi kèm đó là chất lượng dịch vụ, chăm sóc khách hàng cũng phải thật chu đáo và tận tình. Có thể có nhiều ưu đãi hơn dành riêng cho sinh viên chẳng hạn như những chương trình hỗ trợ trả góp.
5.3 HẠN CHẾ
Nghiên cứu hành vi tiêu dùng là một quá trình lâu dài và đòi hỏi sự phân tích cao khi đó niên luận năm ba này chỉ sử dụng chủ yếu phương pháp phỏng vấn trực tiếp bằng cách gửi bảng câu hỏi mà không kết hợp các phương pháp khác để hiểu sâu hơn và nắm bắt hết các vấn đề về hành vi tiêu dùng xe gắn máy của sinh viên. Trong cuộc sống các bạn chọn mua xe gắn máy có rất nhiều tiêu chí nhưng đề tài chỉ đưa ra các tiêu chí cơ bản mà được nhiều người biết đến.


Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 

Các chủ đề có liên quan khác

Top