Download Tiểu luận Phân tích quản trị tuyến sản phẩm xe máy của công ty Honda Việt Nam

Download Tiểu luận Phân tích quản trị tuyến sản phẩm xe máy của công ty Honda Việt Nam miễn phí





PHẦN THỨ I : KHÁI QUÁT LÝ LUẬN
 
1. Một số khái niệm
 
2.Các quyết định về quản trị tuyến sản phẩm
 
• Duy trì tuyến sản phẩm hiện tại
• Quyết định kéo dãn tuyến sản phẩm
• Quyết định lấp đầy tuyến sản phẩm
• Quyết định hiện đại hóa sản phẩm
• Quyết định làm nổi bật tuyến sản phẩm
• Quyết định thanh lọc sản phẩm cũ
 
PHẦN THỨ II : PHÂN TÍCH QUẢN TRỊ TUYẾN SẢN PHẨM XE MÁY HONDA
 
1. Giới thiệu công ty Honda và tuyến sản phẩm xe máy Honda
2. Tổng quan về ngành xe máy tại Việt Nam
3.Phân tích các quyết định về quản trị tuyến sản phẩm xe máy
của Honda
 
PHẦN THỨ III : MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN TRỊ TUYẾN SẢN PHẨM XE MÁY HONDA
 
1.Một vài nhận xét về quản trị tuyến sản phẩm xe máy Honda
 
2.Một số đề xuất nhằm nâng cao hiệu quả quản trị tuyến sản
phẩm xe máy Honda
 
 



++ Ai muốn tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho!

Tóm tắt nội dung:

và làm khách hàng bối rối. Công ty cần làm thế nào để khách hàng dễ phân biệt được từng mặt hàng. Mỗi mặt hàng phải có một điểm khác biệt có thể dễ dàng nhận biết. công ty phải kiểm tra xem mặt hàng được đề xuất có đáp ứng một nhu cầu của thị trường không hay là chỉ được bổ sung để thỏa mãn một số nhu cầu nội bộ.
C. Quyết định hiện đại hóa sản phẩm
Ngay cả khi chiều dài của loại sản phẩm đã thỏa đáng thì loại sản phẩm ấy vẫn có thể cần hiện đại hóa.
Vấn đề là sẽ thay đổi chủng loại theo từng phần hay toàn bộ ngay lập tức. Cách thay đổi từng phần cho phép công ty xem xét xem khách hàng và các đại lý có thái độ như thế nào đối với mẫu mã mới. Việc hiện đại hóa từng phần sẽ đỡ thất thoát lưu kim của công ty. Điểm bất lợi chủ yếu của việc hiện đại hóa từng phần là ở chỗ các đối thủ cạnh tranh thấy được những thay đổi đó và cũng bắt đầu thiết kế lại chủng loại sản phẩm của mình.
Trên những thị trường thay đổi nhanh chóng việc hiện đại hóa sản phẩm diễn ra liên tục. Các công ty đều có kế hoạch cải tiến sản phẩm, khuyến khích khách hàng chuyển sang những mặt hàng được đánh giá cao hơn. Vấn đề chính là xác định thời điểm cải tiến sản phẩm sao cho việc cải tiến không quá sớm (do đó làm tổn hại đến việc tiêu thụ những loại sản phẩm hiện có) hay quá muộn (sau khi các đối thủ cạnh tranh đã thiết lập được uy tín vững chắc đối với những thiết bị uy tín hơn).
D.Quyết định làm nổi bật sản phẩm
Người quản lý loại sản phẩm thường lựa chọn một hay một số loại mặt hàng trong loại sản phẩm của mình để làm nổi bật lên. Họ có thể làm nổi bật những mẫu mã khuyến mãi ở đầu dưới để phục vụ cho việc “mở đường”.
Cũng có khi người quản lý lại làm nổi bật mặt hàng ở đầu trên để tạo uy tín cho loại sản phẩm của mình.
Đôi khi một công ty phát hiện thấy một đầu của loại sản phẩm rất chạy, còn đầu kia thì lại bị tồn đọng. Công ty có thể hỗ trợ làm tăng nhu cầu về những hàng hóa bán chậm, đặc biệt là những sản phẩm được sản xuất ra tại một nhà máy đang bị ngưng hoạt động vì thiếu nhu cầu.Công ty IBM cũng đã từng gặp phải tình huống này khi các máy tính cỡ trung bán không chạy bằng những máy tính cỡ lớn của họ. Thế nhưng sự việc không chỉ đơn giản như vậy. Người ta cũng có thể lập luận rằng công ty đó phải đẩy mạnh những mặt hàng bán chạy, chứ không phải cố gắng chống đỡ với nhu cầu yếu kém.
E.Quyết định thanh lọc loại sản phẩm
Người quản lý loại sản phẩm định kỳ phải rà soát lại những mặt hàng của mình để thanh lọc bớt chúng. Có hai trường hợp cần thanh lọc. Thứ nhất là khi loại sản phẩm đó có mặt hàng đã chết, nhất là không đem lại lợi nhuận. Những mặt hàng yếu kém có thể xác định được thông qua việc phân tích doanh số bán và chi phí. RCA đã cắt giảm TV từ 69 xuống 44 mẫu mã và một công ty hóa chất đã cắt giảm sản phẩm của mình từ 217 xuống còn 93 thứ có khối lượng lớn nhất và đóng góp nhiều nhất vào lợi nhuận, đồng thời có nhiều khả năng tồn tại lâu dài nhất. Nhiều công ty đã tiến hành những đợt thanh lọc quan trọng để đạt được lơi nhuận lâu dài hơn.
Một trường hợp cần thanh lọc sản phẩm là khi công ty thiếu năng lực sản xuất. Nhà quản trị cần tập trung vào sản xuất những mặt hàng đem lại nhiều lời hơn. Các công ty thường rút ngắn các loại sản phẩm khi nhu cầu căng thẳng và kéo dài các loại sản phẩm của mình khi nhu cầu thấp.
PHẦN THỨ II : PHÂN TÍCH QUẢN TRỊ TUYẾN SẢN PHẨM XE MÁY HONDA
1.Giới thiệu công ty Honda và tuyến sản phẩm xe máy Honda
Công ty Honda Việt Nam là công ty liên doanh giữa Công ty Honda Motor Nhật Bản, Công ty Asian Honda Motor Thái Lan và Tổng Công ty Máy Động lực và Máy Nông nghiệp Việt Nam.
Công ty Honda Việt Nam được thành lập vào tháng 3 năm 2006 với lĩnh vực linh doanh là :
Sản xuất,lắp ráp xe máy và phụ tùng xe máy nhãn hiệu Honda
Sản xuất và lắp ráp ô tô Honda dưới 9 chỗ ngồi.
Honda là hãng có thị phần xe máy lớn nhất Việt Nam hiện nay nhờ lợi thế chủ yếu là người tiên phong và hiện đang nắm vai trò dẫn dắt thị trường.
Nhà máy xe máy thứ nhất : 
Nhà máy thứ nhất (tháng 3 /1998). Được đánh giá là một trong những nhà máy chế tạo xe máy hiện đại nhất trong khu vực Đông Nam Á, nhà máy của Honda Việt Nam là minh chứng cho ý định đầu tư nghiêm túc và lâu dài của Honda taị thị trường Việt Nam. 
 -  Thành lập: Năm 1998 
- Trụ sở: Phúc Thắng, Phúc Yên, Vĩnh Phúc 
 - Vốn đầu tư: USD 290,427,084  
 - Lao động: 3.560 người        
 -  Công suất: 1 triệu xe/năm 
Nhà máy xe máy thứ hai: 
Nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng gia tăng của khách hàng Việt Nam, Honda Việt Nam quyết định đầu tư mở rộng sản xuất, nâng cao sản lượng tại thị trường Việt Nam. Tháng 8 năm 2008, nhà máy xe máy thứ hai chuyên sản xuất xe tay ga và xe số cao cấp với công suất 500,000 xe/năm đã được khánh thành tại Viêt Nam. Điều đặc biệt của nhà máy xe máy thứ 2 chính là yếu tố“thân thiện với môi trường và con người”. Theo đó, nhà máy này được xây dựng dựa trên sự kết hợp hài hòa và hợp lý nhất các nguồn năng lượng tự nhiên là: Gió, Ánh sáng và Nước. 
            -Năm thành lập: Năm 2008              -Trụ sở: Phúc Thắng, Phúc Yên, Vĩnh Phúc              -Vốn đầu tư: 65 triệu USD              -Lao động: 1.375 người              -Công suất: 500.000 xe/năm 
Tính đến thời điểm hiện tại, tổng công suất sản xuất của cả 2 nhà máy xe máy là 1,5 triệu xe/năm, đưa Honda Việt Nam trở thành một trong những nhà máy sản xuất xe máy lớn nhất tại khu vực và trên toàn thế giới. 
Mục tiêu phát triển
Thông điệp của Honda là “tui yêu Việt Nam” và mục tiêu phát triển của công ty Honda Việt Nam là :
Xây dựng một tổ chức phát triển với sự tận tâm vượt trội ,duy trì và giữ vững vị trí nhà sản xuất và nhập khẩu xe máy hàng đầu Việt Nam
HVN luôn phấn đấu vì hạnh phúc và an toàn của người dân cũng như vì sự phát triển của kinh tế đất nước. HVN luôn nỗ lực áp dụng các công nghệ và trang thiết bị tiên tiến hiện đại trong sản xuất, phát triển mạng lưới các nhà cung cấp phụ tùng trong nước nhằm nâng cao tỷ lệ nội địa hoá, tiến hành chuyển giao công nghệ…
Luôn mang lại chất lượng cao và giá trị cho các sản phẩm dịch vụ.Honda không ngừng phấn đấu và cống hiến để cung cấp những sản phẩm có chất lượng cao nhất và giá cả được mọi người trên khắp Việt Nam chấp nhận.
Duy trì cam kết cải tiến liên tục cho sự đổi mới và phát triển ,phấn đấu luôn là nhà lãnh đạo trong thị trường thường xuyên thay đổi .
Chiến lược sản phẩm xe máy Honda
Đa dạng hóa về chủng loại và giá cả các sản phẩm trên tất cả các phân khúc thị trường.
Giữ vững và nâng cao uy tín,chất lượng sản phẩm của Honda.
Liên tục đổi mới về mầu sắc ,kiểu dáng và mẫu mã
Cam kết sản xuất sản phẩm thân thiện với môi trường.
2.Tổng quan thị trường xe máy Honda
Việt Nam là một trong những  nước có t...
 

Các chủ đề có liên quan khác

Top