my_chicken

New Member

Download miễn phí Tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam: TCXDVN 357: 2005 nhà và công trình dạng tháp - Quy trình quan trắc độ nghiêng bằng phương pháp trắc địa





Khi tiến hành các thao tác đo cần thực hiện các điểm sau:
a) Vì không trực tiếp ngắm tới tâm của công trình tại đỉnh và đáy vì vậy thay cho việc ngắm vào tâm của công trình có thể ngắm vào mép của công trình theo đường tiếp tuyến bên phải và bên trái. Giá trị của hướng đo từ điểm đặt máy tới tâm công trình được lấy là giá trị trung bình khi ngắm theo đường tiếp tuyến mép bên trái và mép bên phải;
b) Việc xác định góc và trong sơ đồ giao hội được thực hiện ít nhất là 3 vòng đo đầy đủ, mỗi vòng đo thực hiện các thao tác sau:
- Đặt máy tại điểm A;
- Ngắm đường tiếp tuyến bên trái công trình ở vị trí bàn độ trái, đọc số trên bàn độ ngang;
- Ngắm đường tiếp tuyến bên phải công trình ở vị bàn độ trái đọc số trên bàn độ ngang;
- Ngắm vào tiêu đặt tại điểm B ở vị trí bàn độ trái, đọc số trên bản độ ngang;
- Đảo kính sang bàn độ phải và thực hiện trình tự ngắm và đọc số ngược lại bắt đầu từ điểm B và kết thúc là đường tiếp tuyến phía bên trái của công trình;
c) Để tăng độ chính xác xác định toạ độ tâm của công trình cần chọn thêm một điểm cố định C với điều kiện tương tự như các điểm A và B. Việc chọn thêm điểm C và chương trình đo cho phép xác định từng toạ độ tâm công trình 2 lần độc lập với nhau. Giá trị toạ độ chính thức được lấy là trung bình của hai giá trị toạ độ thu được và độ chính xác xác định toạ độ tầng xấp xỉ 1.5 lần;
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

điểm đang quan sát (ex và ey) so với vị trí tâm chính xác của nó dưới mặt đất;
Véc tơ tổng hợp độ nghiêng tổng hợp và hướng nghiêng được tính theo các công thức (5) và (2);
Độ lệch thành phần, véc tơ độ lệch tổng hợp và hướng lệch phải được thông báo kịp thời cho đơn vị thi công để chỉnh mâm sàng về vị trí thẳng đứng.
6.4. Nếu kết cấu của công trình không cho phép chiếu trực tiếp từ tâm lên thì có thể thực hiện việc xác định độ nghiêng bằng phương pháp chiếu từ bên ngoài theo quy trình sau đây:
Bố trí điểm tâm của công trình và dựng hệ toạ độ giả định XOY giống như mục 6.3 nhưng không cần đánh dấu điểm O bằng mốc kiên cố và cũng không cần xây dựng mốc dọi tâm bắt buộc. Mốc O ở tâm của công trình chỉ sử dụng tạm thời;
Từ tâm của công trình bố trí bốn điểm O1, O2, O3, O4 sao cho điểm này nằm nằm trên các trục toạ độ và cách mép ngoài của công trình từ 0,8m - 1m (hình A8, phụ lục A). Các điểm được đánh dấu bằng các mốc bê tông kiên cố có hệ thống dọi tâm bắt buộc để đặt máy chiếu loại ZL;
Dựng trên 4 tấm mica 4 hệ toạ độ X'O1'Y', X'O'2Y'2, X'O'3Y' và X'O'4Y’ giống như làm trong mục 6.3;
Đặt máy chiếu ZL tại điểm O1 và gắn tấm mica có chia vạch như hình 3 lên mâm sàng ở vòng đầu tiên sao cho điểm O1 trùng với điểm O'1 và các trục O1’X’, O1’Y’ song song với các trục O1X và O1Y. Cũng làm tương tự như vậy đối với các điểm O2, O3 và O4;
Trong quá trình thi công silo bằng phương pháp côp pha trượt, sau mỗi lần trượt cán bộ kỹ thuật lần lượt đặt máy chiếu ZL tại các điểm O1, O2, O3,và O4, đọc các giá trị Dx và Dy trên các thang số tương ứng. Dựa vào các số đọc này tính được toạ độ thực tế của các điểm O1’, O2’, O3’ và O4’ trên cơ sở đó tính ra toạ độ thực tế của tâm công trình;
Tính được độ nghiêng của thực tế của nó để đơn vị thi công kịp thời điều chỉnh. Trình tự xử lý số liệu xác định độ nghiêng bằng phương pháp này được trình bày trong phụ lục E;
6.5. Trong giai đoạn khai thác sử dụng đối với các công trình có dạng hình côn hay hình trụ tròn có bán kính lớn thì tốt nhất nên xác định độ nghiêng của chúng bằng phương pháp đo toạ độ bên ngoài công trình sử dụng các máy toàn đạc điện tử có chế độ đo trực tiếp bằng LASER không cần gương phản xạ. Trình tự thực hiện việc đo độ nghiêng trong trường hợp này như sau:
Lập một đường chuyền khép kín xung quanh đối tượng cần xác định độ nghiêng (hình A6, phụ lục A). Số điểm đường chuyền tối thiểu là 3, khuyến cáo từ 5 ÷ 9 điểm. Toạ độ và độ cao của các điểm được xác định trong một hệ giả định;
Lần lượt đặt các máy toàn đạc điện tử tại các điểm của đường chuyền, nhập toạ độ và độ cao của điểm đặt máy, định hướng máy theo toạ độ của một điểm đường chuyền khác;
Khởi động chế độ xác định toạ độ không gian ba chiều và ngắm máy vào đối tượng cần xác định độ nghiêng ở vòng sát mặt đất (chân của công trình) theo hướng vuông góc với bề mặt của đối tượng, xác định toạ độ x(1)A, y(1)A, H(1)A ;
Đưa ống kính lên cao dần và đo toạ độ cho đến khi H(2)A = H(1)A+ h trong đó h = 2m, 5m hay 10m tuỳ theo yêu cầu của cơ quan thiết kế hay ban quản lý công trình, đo các giá trị x(2)A, y(2)A và H(2)A và lần lượt làm như vậy cho đến hết chiều cao của công trình;
Chuyển máy sang điểm đường chuyển tiếp theo và lặp lại các thao tác như bước b, c và d như tại điểm A;
Dựa vào toạ độ của các điểm được đo trên từng vòng xác định ra toạ độ x(i)c y(i)c và bán kính Ri của vòng đó;
So sánh toạ độ x(i)c y(i)c của từng vòng với vòng gốc ở sát mặt đất sẽ xác định được độ nghiêng của công trình. Trình tự tính toán số liệu xác định độ nghiêng của công trình được trình bày trong phụ lục B;
6.6. Nếu không có máy toàn đạc điện tử với chế độ đo trực tiếp bằng LASER thì có thể sử dụng máy kinh vĩ thông thường để xác định toạ độ tâm công trình bằng phương pháp giao hội thuận. Bài toán giao hội thuận có thể thực hiện từ 2, 3 hay 4 điểm ở đây chỉ trình bày qui trình giao hội từ 2 điểm. Việc mở rộng ra giao hội từ 3 hay 4 điểm được thực hiện tương tự như đối với trường hợp 2 điểm. Trình tự thực hiện như sau:
Triển khai một đường chuyền khép kín 3 - 4 điểm xung quanh đối tượng cần kiểm tra độ nghiêng như mục 6.5. Vị trí các điểm phải chọn cách công trình một khoảng tối thiểu bằng chiều cao của nó. Toạ độ và độ cao của các điểm được tính trong một hệ giả định;
Đặt máy tại điểm A đo chiều cao máy và hướng máy lên đối tượng tại điểm nằm sát mặt đất đo các giá trị T1, P1, aB1 và Z1.
Trong đó:
T1 - Số đọc trên mặt bàn độ ngang khi tia ngắm tiếp xúc với đối tượng ở mép bên trái của vòng 1
P1 - Số đọc trên mặt độ ngang khi tia ngắm tiếp xúc với đối tượng ở mép phải
Z1 - Góc thiên đỉnh khi ngắm vòng 1;
Dựa vào khoảng cách từ điểm đặt máy tới công trình tính các giá trị Zi ứng với các vòng trên đối tượng cần quan trắc theo công thức
(8)
Trong đó:
D - khoảng cách từ điểm đặt máy tới công trình ;
dH - Chênh cao giữa các vòng (2m, 5m hay 10m tuỳ theo yêu cầu của cơ quan thiết kế hay Ban quản lý công trình);
Hst - Chiều cao máy tại điểm A.
Lần lượt đặt giá trị của bàn độ đúng bằng góc Zi vừa tính được và ngắm máy vào mép trái hay mép phải của đối tượng và đọc các số đọc Ti, Pi và aBi như đối với vòng 1;
Chuyển máy sang điểm B và lại các thao tác như ở điểm A. Các số đọc trên bàn độ ngang kí hiệu là bTi , bPi và bAi,
Trong đó:
bT1 - Số đọc trên mặt bàn độ ngang khi tia ngắm tiếp xúc với đối tượng ở mép bên trái của vòng 1
bP1 - Số đọc trên bàn độ ngang khi tia ngắm tiếp xúc với đối tượng ở mép phải góc thiên đỉnh khi ngắm vòng 1;
bA1 - Số đọc trên bàn độ ngang khi ngắm tới tiêu ngắm đặt tại điểm A.
Tính các góc i i theo công thức:
i = aBi - Ti+Pi) (9)
i = Ti+Pi) - bAi (10)
Tính toạ độ (xc)i và (yc)i (toạ độ tâm của vòng thư i)theo công thức:
(xc)i = (11)
(12)
Tính các thành phần độ lệch theo các trục X và Y theo các công thức
(ex)i = (xc)i - (xc)1 (13)
(ey)i = (yc)i - (yc)1 (14)
Véc tơ độ nghiêng tổng hợp và góc nghiêng được tính theo các công thức (5) và (1)
6.7. Nếu có thể chọn được hai điểm đặt máy sao cho chúng tạo thành hai hướng vuông góc với nhau như hình A.5 (phụ lục A) thì có thể xác định độ nghiêng của đối tượng bằng phương pháp đo hướng như theo trình tự sau:
Đặt máy tại điểm A cân bằng máy chính xác, đo khoảng cách từ máy tới đối tượng DA và chiều cao máy iA sau đó ngắm theo hướng tiếp tuyến với 2 mép của đối tượng ở vòng sát mặt đất (chân công trình) đọc các số đọc T1, P1 và Z1 (hình A5, phụ lục A).
Tính giá trị các góc thiên đỉnh Zi của các vòng cách nhau 2,5 hay 10m tuỳ theo yêu cầu của ban quản lý công trình theo công thức (8);
Đặt bàn độ đứng của máy lần lượt vào các giá trị góc Zi tính được của các vòng, tại mỗi vòng đọc các giá trị Ti và Pi ;
Chuyển máy sang điểm B và lặp lại các thao tác như tại điểm A;
Độ nghiêng c
 

Các chủ đề có liên quan khác

Top