Download miễn phí Đề tài Thực trạng về đầu tư cho ngành y tế Việt Nam thời kỳ 1991- 2000





Lời mở đầu 1

Phần thứ nhất 3

Tổng quan về đầu tư trong ngành y tế 3

I. Đầu tư và vai trò của đầu tư đối với ngành y tế 3

1. Đầu tư - khái niệm và đặc điểm 3

2. Vai trò của đầu tư phát triển 9

II. Y tế - đặc điểm, vai trò và quan điểm phát triển của Đảng và Nhà nước 14

1. Đặc điểm 14

2. Quan điểm phát triển sự nghiệp y tế của Đảng và Nhà nước 15

3. Vai trò và nhiệm vụ của ngành y tế 16

III. Sự cần thiết phải đầu tư cho ngành y tế 22

Phần thứ hai 24

Thực trạng về đầu tư cho ngành Y tế thời kỳ 1991-2000 24

I. Tình hình huy động vốn đầu tư cho ngành Y tế 24

1.Ngân sách Nhà nước đầu tư cho y tế 26

2. Nguồn viện trợ quốc tế 33

3. Viện phí 37

4.Bảo hiểm y tế 39

II. thực trạng sử dụng vốn đầu tư cho y tế 43

1. Tình hình cung cấp các dịch vụ y tế công cộng 44

1.1- Hệ thống bệnh viện 46

1.2 - Hệ thống trạm y tế xã 51

1.3 - Các chương trình y tế quốc gia 54

2. Cung cấp các dịch vụ y tế của khu vực tư nhân 58

3. Đầu tư cho nguồn nhân lực ngành y 61

4. Đầu tư cho trang thiết bị y tế 65

Phần thứ ba 67

 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ketnooi -


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ketnooi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


điểm một số vấn đề sức khoẻ bức bách hay những bệnh có ảnh hưởng trên diện rộng.
-Chưa cân đối và phối hợp tốt nguồn trong nước với nguồn bên ngòai để đảm bảo các mục tiêu ưu tiên trong sự nghiệp chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ nhân dân.
-Vẫn còn tình trạng chồng chéo, trùng lắp trong sử dụng viện trợ: Có những hiện tượng thừa nhiều loại trang thiết bị y tế ở đơn vị này không được sử dụng trong khi có nhiều cơ sở khác khó khăn, thiếu thốn về trang thiết bị y tế và cơ sở vật chất; có lĩnh vực được nhiều nhà tài trợ quan tâm và cùng tài trợ, ví dụ lĩnh vực chăm sóc sức khoẻ ban đầu có 5 nhà tài trợ; có chương trình phòng chống bệnh tật đã được nhà nước đầu tư từ ngân sánh lại nhận được nhiều viện trợ, trong khi đó có chương trình ưu tiên thì lại nhận được rất ít (kể cả từ ngân sách và nguồn viện trợ).
-Thiếu chương trình thống nhất từ Trung ương đến địa phương đối với công tác vận động và tranh trủ viện trợ.
-Thiếu một đầu mối điều phối và quản lý viện trợ trong ngành y tế nên việc theo dõi, giám sát và đánh giá tình hình thực hiện còn gặp nhiều khó khăn.
-Công tác xây dựng dự án để vận động viện trợ còn yếu do thiếu số liệu điều tra cơ bản, đặc biệt không có hệ thống chỉ tiêu để đánh giá, kiểm tra dự án, thiếu thông tin từ dưới lên.
-Khâu quản lý sau dự án còn buông lỏng.
-Bộ máy quản lý và điều hành thực hiện các chương trình và dự án viện trợ trong lĩnh vực này còn cồng kềnh, làm giảm hiệu quả sử dụng.
-Năng lực cán bộ làm công tác quản lý viện trợ của ngành còn bị hạn chế cả về số lượng và chất lượng.
-Sự phối hợp giữa Bộ y tế và các sơ quan điều phối của Chính phủ chưa thật chặt chẽ.
Điều phối viện trợ ODA
Tất cả các nước đang phát triển mà đang nhận một khối lượng lớn viện trợ ODA từ các nhà viện trợ và một số tổ chức khác nhau đều có một vấn đề cần quan tâm là việc điều phối hoạt động của các nhà tài trợ. Vấn đề này đặc biệt quan trọng ở Việt Nam vì cho đến tận những năm đầu của thập kỷ 90, Chính phủ không có nhiều kinh nghiệm đối với viện trợ bên ngoài cho ngành y tế. Năng lực quản lý và giám sát của Bộ Y tế còn hạn chế. Việc theo dõi và điều phối hoạt động của hơn 99 dự án ODA trong ngành y tế với tổng cam kết là 470 triệu USD đã là một nhiệm vụ nặng nề cho Bộ Y tế. Kết quả là đôi khi Bộ Y tế ít có sự tham gia trong việc xác định và xây dựng các dự án ODA. Điều này dẫn đến 4 hậu quả xấu: Thứ nhất, một số dự án y tế được viện trợ không tập trung vào các ưu tiên của Chính phủ trong lĩnh vực y tế. Thứ hai, thiếu sự điều phối giữa các nhà tài trợ và Chính phủ cũng như là giữa các nhà tài trợ với nhau dẫn đến hậu quả là có sự chồng chéo, trùng lặp, không nhất quán trong các chương trình của Nhà nước và của các nhà tài trợ. Điều này làm giảm hiệu quả chung của viện trợ cho ngành y tế. Thứ ba, thiếu sự tham gia của Bộ Y tế trong việc xác định và thiết kế dự án, có nghĩa là các cán bộ của Bộ đã để lỡ mất những cơ hội quý giá để phát triển năng lực trong lĩnh vực này. Thứ tư là việc thực hiện các dự án đầu tư cũng gặp khó khăn vì các đối tác địa phương không cảm giác họ là chủ dự án.
Tình trạng tương tự như vậy cũng thấy trong việc theo dõi và đánh giá các dự án viện trợ. Việc này thường được để lại cho các nhà tài trợ, một phần vì nhu cầu và kế hoạch đánh giá là việc các nhà tài trợ quan tâm nhất, phần nữa là vì đã vượt quá khả năng về nhân lực của Bộ Y tế. Từ đó dẫn đến một kết quả là biết rất ít về hiệu quả của viện trợ ODA đối với ngành.
Tuy nhiên Bộ Y tế đã ngày càng quan tâm hơn trong việc điều phối các hoạt động viện trợ để thúc đẩy các dự án xung quanh các mục tiêu và các ưu tiên chung.
3. Viện phí
Trước kia, tất cả mọi người đều được chăm sóc sức khoẻ cơ bản miễn phí, bất kể bệnh nhân có khả năng chi trả một phần hay toàn bộ chi phí. Năm 1989, chế độ viện phí đã được áp dụng ở 3 tuyến trên (huyện, tỉnh, trung ương) trong hệ thống cung cấp dịch vụ y tế, yêu cầu những bệnh nhân có khả năng chi trả ít nhất là một phần chi phí. Riêng người tàn tật, trẻ mồ côi, gia đình cán bộ y tế, những người cùng kiệt đói được thôn xóm và địa phương chứng nhận và những người mắc các chứng bệnh xã hội như tâm thần, phong, lao được điều trị miễn phí.
Năm 1985, Bộ Y tế ban hành các mức phí cho các loại hình khám, chẩn đoán và các dịch vụ tại các phòng khám và bệnh viện. Đối với các dịch vụ nội trú, còn tính cả chi phí nằm viện hàng ngày. Mức phí được quy định khác nhau giữa các tuyến bệnh viện (Nghĩa là bệnh viện loại I, loại II, loại II, loại IV và phòng khám đa khoa...) Thêm vào đó, mức phí được quy định theo khoảng cho mỗi loại dịch vụ. Ví dụ, mức phí cho toàn bộ một lần khám bệnh để cấp giấy chứng nhận đủ sức khoẻ lao động là từ 25- 50000 đồng ở bệnh viện loại I, 25- 40000 đồng ở bệnh viện loại II, 18- 35000 ở bệnh viện loại III.
Từ khi ra đời (năm 1989) đến nay, lượng tiền thu từ viện phí chi cho y tế ngày càng tăng. So với tổng ngân sách của ngành y tế thì viện phí chiếm tỷ trọng không lớn (dưới 10 %). Mặc dù không chiếm tỷ trọng lớn trong tổng ngân sách y tế song viện phí lại chiếm tỷ lệ đáng kể (khoảng 50%) trong các chi phí ở bệnh viện hiện nay. Ngoài nguồn ngân sách trung ương cũng như hỗ trợ từ ngân sách địa phương, hoạt động của bệnh viện còn phải dựa trên nguồn thu từ viện phí. Hiện nay đã có hướng dẫn về việc sử dụng tiền viện phí, đặc biệt là trong các bệnh viện. 70 % số viện phí thu được dùng để cải thiện việc cung cấp các vật liệu tiêu hao (thuốc, cung cấp máu, hoá chất, nguyên liệu cho điện quang...) và trang thiết bị y tế cho cơ sở y tế đó, 25- 28 % dùng để thưởng cho nhân viên và 2-8 % được chuyển lên tuyến trên để thành lập quỹ hỗ trợ cho bệnh viện. Bệnh viện không được sử dụng tiền viện phí vào việc xây dựng.
Việc ngân sách thu được từ viện phí tăng là một dấu hiệu tốt trong việc thu hút vốn đầu tư cho y tế. Tuy nhiên, viện phí tăng sẽ dẫn tới gánh nặng cho người dân đặc biệt là người nghèo. Nghiên cứu tại 4 tỉnh gần đây của Bộ Y tế (1998) cho thấy có tới 43-63 % bệnh nhân điều trị nội trú ở 30 bệnh viện huyện đã không có sẵn tiền để thanh toán viện phí mà phải vay mượn hay bán một số tài sản. Một tỷ lệ người đã vì ốm, vì nằm viện mà trở nên cùng kiệt túng. Một yếu tố quan trọng trong vấn đề thu hồi viện phí là phải đảm bảo cho người cùng kiệt và người chịu thiệt thòi không phải chịu gánh nặng viện phí. Hiện nay ở Việt Nam có một cơ chế chính thức để miễn phí cho những nhóm người nhất định như là người nghèo, tàn tật, cựu chiến binh, trẻ mồ côi và một số người mắc phải một số bệnh cụ thể như lao, phong... Thêm vào đó, trẻ em nhận được một số dịch vụ miễn phí từ các chương trình dọc do trung ương hay các tổ chức viện trợ trực tiếp cấp vốn. Trước mắt, khi những nguồn thu khác còn hạn chế, chúng ta chưa thể giảm mức thu viện phí, song trong tương ...

 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Tìm hiểu về bộ chứng từ trong thanh toán xuất nhập khẩu thực trạng và các giải pháp hoàn thiện tại Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
D Thực trạng kiến thức thái độ hành vi về sức khỏe sinh sản ở học sinh trung học phổ thông huyện Đại Từ Thái Nguyên Y dược 0
C Tìm Thực trạng và giải pháp về đầu tư và sử dụng vốn cho cơ sở hạ tầng nông nghiệp nông thôn Tài liệu chưa phân loại 0
D lý luận chung về gia đình – liên hệ với thực trạng gia đình ở việt nam hiện nay Văn hóa, Xã hội 0
D Nghiên cứu đánh giá tiềm năng về sản lượng Biogas và thực trạng sử dụng năng lượng biogas tại khu vực Đan – Hoài – Hà Nội Khoa học Tự nhiên 0
D Tìm hiểu về thực trạng công tác tổ chức phân công hiệp tác lao động tại một tổ chức, từ đó đưa ra đánh giá, nhận xét và hướng hoàn thiện Luận văn Kinh tế 0
D Nguyên nhân và thực trạng về giao thông ở các đô thị nước ta Văn hóa, Xã hội 1
V Thực trạng về lao động việc làm và vấn đề giải quyết việc làm ở tỉnh Thỏi Bỡnh Luận văn Kinh tế 0
Y Thực trạng về cấu trúc tài chính và chi phí sử dụng vốn tại công ty cổ phần chế biến thủy sản xuất k Luận văn Kinh tế 0
V Thực trạng về kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Nhà Máy Chế Biến Gỗ FORIMEX II Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top