girl_fan_f4

New Member
Download Đề tài Thực trạng tình hình chống lạm phát của chính phủ ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay

Download Đề tài Thực trạng tình hình chống lạm phát của chính phủ ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay miễn phí





Giá lương thực - thực phẩm do nông dân làm ra tăng cao hơn nhiều so với tốc độ
tăng của 9 nhóm hàng hóa, dịch vụ tiêu dùng khác và cao gấp rưỡi tốc độ tăng chung
(năm 2007 tăng 18,92% so với tăng 12,63%, 2 tháng đầu năm 2008 tăng 10,17% so với
tăng 6,02%). Nhóm hàng này hiện còn chiếm tới 42,85% tổng giá trị hàng hóa và dịch vụ
tiêu dùng của dân cư, nên tốc độ tăng giá của nó trở thành bộ phận quyết định đến tốc độ
tăng giá chung.
Đây không chỉ là vấn đề của Việt Nam mà còn là vấn đề của toàn thế giới. Giá gạo
xuất khẩu bình quân 2 tháng đầu năm 2008 so với cùng kỳ năm trước tăng tới 21,7%,
trong những ngày tháng 3 này còn cao gấp rưỡi, gấp đôi. Giá lúa mì nhập khẩu năm 2007
tăng 60% so với năm 2006, 2 tháng đầu năm nay tăng 55,9%. Tốc độ tăng giá lương thực,
thực phẩm của Trung Quốc tháng 2.2008 so với cùng kỳ năm trước cũng đã rất cao (giá
lương thực tăng trên 18%, giá thực phẩm tăng tới 29%). Giá lương thực, thực phẩm của
các nước phát triển cũng tăng hai chữ số.



++ Ai muốn tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho!

Tóm tắt nội dung:

ấp, nên hàng lọat các ngân hàng đã gia tăng tiền gửi tiết kiệm bằng cách tăng lãi suất
tiền gửi, và để có đủ khả năng trả tiền cho người gửi khi đến hạn thì buộc lòng các ngân
hàng phải tăng tiền lãi cho vay, điều đó sẽ làm cho các nhà đầu tư gặp nhiều trở ngại; một
là nhà đầu tư dù muốn đầu tư nhưng cũng không thể kham nổi lãi suất đó, từ đó sẽ làm đó
thị trường tài chính bị đóng băng; hai là nhà đầu tư sẵn sàng vay với lãi suất đó để sản
xuất, như vậy chi phí tăng, buộc lòng các nhà đầu tư phải tăng giá thành sản phẩm, và vô
hình chung sẽ càng làm cho giá cả hàng hóa tăng cao hơn.
* Hiện nay, hàng lọat các ngân hàng được thành lập, đặc biệt là các ngân hàng
thuộc sự quản lý của các tập đòan lớn, chúng sẽ là một ngòi nổ có thể khiến cho việc giải
quyết tình trạng lạm phát hiện nay gặp nhiều trở ngại hơn. Nguyên nhân là khi các tập
đòan này mở các ngân hàng của riêng mình thì việc cho chính bản thân họ vay sẽ không
12
gặp nhiều trở ngại như khi đi vay tại các ngân hàng khác, khiến cho tình trạng họat động
của ngân hàng đó gặp rủi ro cao. Và khi ngân hàng đó rơi vào tình trạng phá sản thì sẽ
kéo theo nhiều ngân hàng khác, kết quả sẽ làm cho hệ thống ngân hàng rơi vào tình trạng
khó khăn, từ đó có thể làm cho nền kinh tế bị suy thóai trầm trọng.
2.3 Tác động của lạm phát đến các mặt đời sống xã hội
2.3.1 Thị trường tài chính
Kể từ khi Ngân hàng Nhà nước công bố quyết định phát hành ngay một lúc tới
20.300 tỷ đồng tín phiếu bắt buộc, không được vay tái cấp vốn, với mục tiêu kiềm chế
lạm phát, thị trường chứng khoán và thị trường tiền tệ đã có phản ứng tức thì, nhạy cảm
tới biện pháp mạnh tay và cứng rắn của Ngân hàng Nhà nước, đó là thị trường chứng
khoán sụt giảm mạnh, thị trường tiền tệ hết sức nóng.
Thị trướng chứng khoán hiện đang giảm liên tục, các phiên giao dịch cũng ít dần,
làm cho tình hình ngày càng xấu đi. Thâm hụt tài khoản vãng lai sẽ tăng lên, thặng dư tài
khoản thanh toán giảm, thặng dư cán cân thanh toán giảm.
Từ đầu năm đến nay, luồng vốn đầu tư trực tiếp và gián tiếp sau khi Việt Nam gia
nhập WTO đã tăng lên nhanh chóng đã tạo sức ép tăng giá tiền đồng và một mặt gây khó
khăn cho việc điều hành chính sách tiền tệ và giám sát tài chính, đặc biệt trong bối cảnh
thị trường chứng khoán tăng trưởng rất khả quan.
Do Việt Nam muốn giữ được một tỉ giá tương đối cạnh tranh, vì vậy Ngân Hàng
Nhà nước đã phải mua tiền vào, làm tăng dự trữ ngoại tệ, nhưng mặt khác cũng làm cho
lượng cung ứng tiền về lớn, dẫn đến cân đối cung - cầu ngoại tệ thay đổi, gây áp lực lạm
phát.
Để giải quyết vấn đề ấy, Ngân Hàng Nhà nước đã hút tiền về bằng cách áp dụng
chính sách thị trường mở, bán tín phiếu, tăng dự trữ bắt buộc của các Ngân Hàng Thương
Mại. Nhưng biện pháp này có tổn phí khá cao và khiến cho lãi suất bị đẩy lên. Vì vậy, sẽ
ảnh hưởng đến tăng trưởng do lãi suất cao.
Bên cạnh đó, nếu có sự can thiệp của chính sách tiền tệ bằng cách mua tiền vào thì
phải tăng cường được hiệu lực của các công cụ tiền tệ và vai trò độc lập hơn của NHTƯ
13
trong quyết định các chính sách của mình để vừa đảm bảo khả năng cạnh tranh của tỉ giá,
đồng thời giảm tổn phí cho các biện pháp trung hoà hoá tiền tệ...
Hơn nữa, sức ép tăng giá đồng Việt Nam đã làm giảm sự cạnh tranh của hàng xuất
khẩu, do đó làm giảm cầu xuất khẩu làm ảnh hưởng tiêu cực đến sản xuất hàng xuất khẩu,
làm ảnh hưởng đến cán cân tài khoản vãng lai. Theo ADB, các chỉ số của thị trường tài
chính được tính toán và được dự báo qua các năm:
MỘT SỐ CHỈ SỐ VĨ MÔ CỦA VIỆT NAM, 2006 - 2009
2006 2007 2008 2008
Lạm phát giá tiêu dùng (%)
Chỉ số lạm phát bình quân kỳ
Chỉ số lạm phát cuối kỳ
7.5
6.6
8.3
12.6
18.3
15.6
10.2
7.6
Tăng trưởng thực GDP (%) 8.2 8.5 7.0 8.1
Tốc độ tăng xuất khẩu (%) 23.0 21.3 18.7 23.5
Cán cân vãng lai (% của GDP) -0.3 -8.0 -10.3 -9.4
(Nguồn: Tổng cục thống kê, Ước tính và dự báo của cán bộ ADB)
Theo dự báo của ADB thì cán cân vãng lai của Việt Nam bị thâm hụt cao trong
năm 2008, và có xu hướng giảm vào năm 2009. Điều này cũng có thể được lý giải bằng
việc sức ép tăng giá đồng Việt Nam đã ngày càng làm cho việc xuất khẩu của Việt Nam
ngày càng khó khăn hơn, do đó làm thâm hụt cán cân tài khoản vãng lai.
Báo cáo của Goldman Sachs dự báo, tăng trưởng GDP của Việt Nam có thể giảm
trong năm 2008 và 2009 lần lượt là 7,3% và 7,8%, so với mức tăng trưởng 8,5% trong
năm ngoái. Chỉ số CPI cũng được dự báo ở mức 19% và 10% cho cả năm nay và năm
sau, so với mức 8,3% của năm 2007.
Các chuyên gia của Goldman Sachs cũng nhận định, tình trạng kinh tế tăng trưởng
quá nóng tại Việt nam là điều hiển nhiên do nhiều yếu tố.
14
Giải thích về tình trạng lạm phát tăng cao tại Việt Nam, báo cáo của Goldman
Sachs cho rằng, lượng cung tiền tăng mạnh chính là nguyên nhân chủ đạo gây ra tình
trạng này.
Tình trạng này bắt đầu hiện từ năm 2006 và tăng tốc vào đầu năm 2007. Cùng với
đó, tốc độ tăng trưởng tín dụng cũng tăng từ mức 29% lên 54%. Goldman Sachs đưa ra
hai lý do chính khiến gây ra việc tín dụng tăng trưởng mạnh đó là: luồng vốn chảy vào
Việt Nam tăng đột biến và sự mở rộng của hệ thống ngân hàng, đặc biệt là ngân hàng
thương mại và ngân hàng nước ngoài.
Để giữ VND không bị trượt giá, Ngân hàng Nhà nước đã mua USD về và như thế
bơm thêm VND vào hệ thống tiền tệ. Để tránh thừa VND, Ngân hàng Nhà nước đã phát
hành tín phiếu bắt buộc và tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với các ngân hàng, nhưng vẫn
còn một lượng tiền dư thừa lớn trong nền kinh tế.
Ngoài việc đẩy mạnh cho vay để chiếm thị phần, các ngân hàng cũng tìm mọi cách
để tăng dư nợ nhằm đảm bảo tỷ lệ bắt buộc 3% đối với cho vay cầm cố chứng khoán vào
thời điểm cuối năm 2007.
Theo các chuyên gia của Goldma Sachs, chính sách tiền tệ đóng một vai trò quan
trọng trong việc kiểm soát lạm phát.
Kể từ tháng 6 năm ngoái, Ngân hàng Nhà nước đã áp dụng nhiều công cụ chính
sách tiền tệ để chặn lạm phát như tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc, sử dụng nghiệp vụ repo, phát
hành tín phiếu, tăng lãi suất, nới biên độ tỷ giá VND/USD…
Tuy nhiên, từ nay trở đi, Ngân hàng Nhà nước sẽ không còn nhiều công cụ chính
sách để áp dụng. Và báo cáo cho rằng, hai công cụ sẽ có nhiều khả năng được sử dụng
nhất là tăng lãi suất và kiểm soát tín dụng.
Việc Ngân hàng Nhà nước dỡ bỏ trần lãi suất huy động, ấn định lãi suất tối đa
18%/năm của ngày 17/5 được Goldman Sachs đánh giá là một bước đi tích cực trong việc
chống lạm phát và giảm nhẹ áp lực tiền tệ.
Tuy nhiên, với tình trạng thắt chặt thanh khoản trong các ngân hàng hiện nay kể từ
khi Ngân hàng Nhà nước phát hành 20.000 tỷ tín phiếu bắt buộc trong tháng 3 khiến xuất
hiện một nhân tố rủi ro trong hệ thống.
15
Bản báo cáo cho rằng, đã đến lúc Ngân hàng Nhà nước nên tính đến chuyện...
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
T Nhờ tải TÌNH TRẠNG DINH DƯỠNG và THỰC TRẠNG NUÔI DƯỠNG NGƯỜI BỆNH tại KHOA hồi sức TÍCH cực Khởi đầu 1
K Phân tích thực trạng và đề xuất biện pháp cải thiện tình hình tài chính của Công ty TNHH HAL Việt Na Luận văn Kinh tế 0
L Thực trạng và giải pháp để khắc phục tình trạng lạm phát ở nước ta hiện nay Luận văn Kinh tế 0
A Thực trạng tình hình tài chính doanh nghiệp Nidec Tosok Khoa học Tự nhiên 0
A Thực trạng tình hình kinh doanh xuất khẩu của công ty Cổ phần xuất nhập khẩu Nam Hà Nội trong thời g Luận văn Kinh tế 0
S Tình hình thực hiện bảo hiểm xã hội trong các doanh nghiệp ngoài quốc doanh ở nước ta – Thực trạng v Công nghệ thông tin 0
N Các chuyến thăm thực địa, tình trạng và một số vấn đề nổi bật do phái đoàn kiểm điểm adb ghi chép 25 Luận văn Kinh tế 0
S Thực trạng tình hình duy trì và phát triển thị trường tại công ty TNHH Hoá chất Hồng Phát Luận văn Kinh tế 0
W Thực trạng xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam và tình hình xuất khẩu mặt hàng này ở Công t Luận văn Kinh tế 0
R Phân tích thực trạng về kết quả và tình hình hoạt động tiêu thụ ở công ty kính mắt Hà Nội Luận văn Kinh tế 2

Các chủ đề có liên quan khác

Top