coca2510

New Member

Download miễn phí Đề tài Thực trạng hoạt động kinh doanh ăn uống tại Khách sạn Trường Cao đẳng Du lịch Hà Nội





LỜI NÓI ĐẦU 1

CHƯƠNG I. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ KHÁCH SẠN TRƯỜNG CAO ĐẲNG DU LỊCH HÀ NỘI 4

I. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ DU LỊCH VÀ KHÁCH SẠN . 4

II. LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN KHÁCH SẠN TRƯỜNG CAO ĐẲNG DU LỊCH HÀ NỘI 4

1. Lịch sử hình thành và phát triển 4

1.1. Giai đoạn khu chuyên gia Xuân Đỉnh thuộc Cục chuyên gia ( 1974 – 1987) 5

1.2. Giai đoạn trực thuộc Công ty Du lịch Hà Nội, từ năm 1987 đến năm 1995 ( Khách sạn Hoàng Long). 5

1.3. Giai đoạn trực thuộc trường THNVDL Hà Nội ( khách sạn trường). 6

2. Vị trí và quy mô khách sạn. 8

2.1. Vị trí 8

2.2. Quy mô khách sạn. 8

3. Cơ cấu tổ chức của khách sạn. 8

3.1. Mô hình tổ chức bộ máy quản lý của khách sạn. 8

3.2. chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận. 9

4. Trình độ lao động của đội ngũ nhân viên trong khách sạn 12

5. Đặc điểm nguồn khách trong khách sạn. 14

CHƯƠNG II. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH ĂN UỐNG TẠI KHÁCH SẠN 15

1. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TOÀN KHÁCH SẠN 15

1.1. Số lượng và đặc điểm về cơ cấu khách của khách sạn 15

1.2. Doanh thu hàng năm của khách sạn. 16

2. CƠ CẤU TỔ CHỨC TẠI BỘ PHẬN NHÀ HÀNG KHÁCH SẠN TRƯỜNG. 18

2.1. Nhà hàng – khách sạn. 18

2.2. Cơ sở vật chất bộ phận kinh doanh ăn uống tại khách sạn Trường. 18

2.3. Cơ cấu tổ chức bộ máy của bộ phận bàn bar. 19

3. TRÌNH ĐỘ NGHIỆP VỤ, KỸ NĂNG PHỤC VỤ CỦA BỘ PHẬN ĂN UỐNG. 20

4. THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN BỘ PHẬN PHỤC VỤ ĂN UỐNG 21

4.1. Thuận lợi 21

4.2. Khó khăn 22

5. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN TRONG THỜI GIAN TỚI 22

CHƯƠNG III. ĐỀ XUẤT MỘT SỐ KIẾN NGHỊ VÀ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG PHỤC VỤ TẠI NHÀ HÀNG –KHÁCH SẠN TRƯỜNG. 23

1. GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG PHỤC VỤ TẠI NHÀ HÀNG – KHÁCH SẠN TRƯỜNG. 23

1.1. Đào tạo lại đội ngũ nhân viên 23

1.2. Cải thiện điều kiện sống cho nhân viên. 23

2. KIẾN NGHỊ MỘT SỐ Ý KIẾN 23

 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ketnooi -


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ketnooi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


từ cơ chế kế hoạch hoá tập trung sang cơ chế tự chủ về sản xuất theo Quyết định số 217/HĐBT năm 1985 của Hội đồng Bộ trưởng. Ngành Du lịch có những bước phát triển mới về quy mô cả về chiều rộng và chiều sâu. Với tầm nhìn của những nhà quản lý ngành Du lịch về khu chuyên gia Xuân Đỉnh nằm ở ngoại ô Hà Nội và cơ sở vật chất sẵn có đang còn giá trị sử dụng có thể đầu tư cải tạo, Tổng cục Du lịch đề nghị Hội đồng Bộ trưởng tại công văn số 460 – TCDL ngày 14/4/1987 xin mua lại toàn bộ cơ sở vật chất khu chuyên gia Xuân Đỉnh để cải tạo nâng cấp thành Khách sạn Du lịch.
Sau khi xem xét đề nghị Tổng cục Du lịch, văn phòng Hội đồng Bộ trưởng đã ký công văn số 510. Văn phòng ngày 15/05/1987 với nội dung: “ Đồng ý để Bộ Giao thông vận tải nhượng lại cho Tổng cục Du lịch khu chuyên gia Xuân Đỉnh, để Tổng cục Du lịch cải tạo nâng cấp thành khách sạn kinh doanh đón tiếp khách du lịch thu ngoại tệ”.
Thực hiện Công văn của Hội đồng Bộ trưởng, Tổng cục Du lịch và Cục chuyên gia đã kí văn bản số 374 ngày 25/5/87 uỷ nhiệm cho Khách sạn La Thành bàn giao khu chuyên gia Xuân Đỉnh cho Công ty Du lịch Hà Nội thuộc Tổng cục Du lịch.
Thực hiện văn bản nói trên của Tổng cục Du lịch và cục chuyên gia Xuân Đỉnh La Thành đã bàn giao khu chuyên gia Xuân Đỉnh cho Công ty Du lịch Hà Nội tại biên bản bàn giao này 19/6/1987. Từ đây khu chuyên gia Xuân Đỉnh trở thành Khách sạn Xuân Hồng.
Đến năm 1989 do nhu cầu mở rộng sản xuất kinh doanh Công ty Du lịch Hà Nội mua thêm 2 nhà 3 tầng ( trụ sở làm việc) của Liên hiệp các xí nghiệp xây dựng cầu Thăng Long tại hợp đồng nhượng nhà ngày 28/11/1989. Để xứng đáng với tầm vóc của Khách sạn Xuân Hồng thành Khách sạn Hoàng Long vào năm 1991 và hoạt động từ đó đến tháng 7 năm 1995.
1.3. Giai đoạn trực thuộc trường THNVDL Hà Nội ( khách sạn trường).
Vào những năm của thập kỷ 90 ngành Du lịch Việt Nam đang có những sự kiện quan trọng: năm 1990 là năm Du lịch Việt Nam phát triển. Ban bí thư Trung ương Đảng khoá VII đã ra chỉ thị số 46-CT/TW ngày 14/10/1994 về “ Lãnh đạo đổi mới và phát triển Du lịch tình hình mới”đồng thời đã khẳng định “ Du lịch là một ngành kinh tế tổng hợp quan trọng” Nghị quyết số 45/Cp ngày 22 tháng 6 năm 1993 của Chính phủ về đổi mới quản lý và phát triển du lịch khẳng định: “ xây dựng mô hình trường khách sạn để gắn đào tạo với thực hành đáp ứng nhu cầu phát triển Du lịch của đất nước trước mắt và lâu dài” Từ những sự kiện lịch sử đó của ngành Du lịch mà khách quốc tế đến Việt Nam ngày càng nhiều, doanh thu về hoạt động du lịch không ngừng tăng lên qua các năm.
Thực hiện Chỉ thị của Ban bí thư Trung ương Đảng về đổi mới phát triển Du lịch, Nhà nước đã đầu tư vốn cho ngành Du lịch để duy trì, tôn tạo các nguồn tài nguyên du lịch sẵn có và xây dựng các khu du lịch mới. Đặc biệt tăng đầu tư trong lĩnh vực đào tạo nguồn nhân lực cho ngành. Để triển khai chiến lược đào tạo nguồn nhân lực cho ngành Tổng cục Du lịch đã ra quyết định số 228/QĐ-TCDL ngày 21/9/1995 thành lập trường Du lịch Việt Nam. Khách sạn Hoàng Long từ đây trở thành khách sạn trường, trong mô hình Trường – Khách sạn là một đơn vị trực thuộc trường Du lịch Hà Nội.
Đến năm 1997 căn cứ vào sự trưởng thành nhanh chóng bằng nỗ lực của tập thể lãnh đạo cán bộ giáo viên nhà trường cả về trình độ chuyên môn và cơ sở vật chất Tổng cục Du lịch đã ra quyết định số 239/QĐ-TCDL ngày 24/7/1997 nâng cấp Trường Du lịch Hà Nội lên thành Trường Trung học nghiệp vụ Du lịch Hà Nội. Trường có chức năng đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ du lịch từ dạy nghề đến học nghề cho các thành phần kinh tế trong cả nước.
Sau khi nâng cấp thành trường trung học theo mô hình Trường – Khách sạn. Đến năm 1998 nhà trường nhận được nguồn tài trợ 1 triệu USD từ phía Chính phủ Luxembourg thông qua dự án VIE/002 hoàn thành, Tổng cục Du lịch đã ra quyết định số 45/QĐ-TCDL ngày 09 tháng 02 năm 1999, thành lập trung tâm thực hành nghề khách sạn.
Ngày 25/03/2004, căn cứ vào quyết định số 5907/QĐ- BGD và DT-TCCB của Bộ trưởng Bộ giáo dục và đào tạo về thành lập trường Cao đẳng Du lịch Hà Nội (27/10/2003).
Căn cứ vào quyết định 493/QĐ-TCDL ( 25/12/2003) của Tổng cục Trưởng Tổng cục Du lịch về quy chế tổ chức và hoạt động nghề khách sạn Trường Cao đẳng Du lịch Hà Nội và hoạt động từ đó đến nay.
2. Vị trí và quy mô khách sạn.
2.1. Vị trí
Khách sạn trường Cao đẳng Du lịch Hà Nội nằm ở cửa ngõ Thủ đô, nằm trên đường cao tốc từ sân bay Nội bài về trung tâm thủ đô Hà Nội. Nó vô cùng thuận lợi trong việc đón tiếp các khách lưu trú.
Cách trung tâm Thủ đô không xa, gần với nhiều khu đô thị, thương mại, ***, thuận tiện cho khách nghỉ tại khách sạn.
2.2. Quy mô khách sạn.
Khách sạn Trường Cao đẳng Du lịch Hà Nội có một khuôn viên rộng, với diện tích khá lớn là 22.000m2 lại nằm trên đường cao tốc Thăng Long là đầu mối giao lưu trong nước và quốc tế, gần Hồ Tây gồm các làng hoa phong cảnh hữu tình, nên rất thuận lợi cho việc khai thác khách du lịch quốc tế và khách nghỉ cuối tuần.
Đối với bất kỳ một Doanh nghiệp nào thì cơ sở vật chất là yếu tố không thể thiếu được trong hoạt động sản xuất kinh doanh của Doanh nghiệp. Khách sạn cũng là một cơ sở sản xuất kinh doanh nên hệ thống cơ sở vật chất không thể thiếu, càng không thể kém chất lượng khi nó là hoạt động kinh doanh mang tính dịch vụ. Mọi sản phẩm từ dịch vụ đến nay người tiêu dùng phải đảm bảo chất lượng tốt, nhất là đối với một khách sạn có một lịch sử phát triển lâu như thế này. Phải nói rằng tuy Khách sạn Trường Cao đẳng Du lịch Hà Nội là khách sạn có quy mô nhỏ nhưng cơ sở vật chất thì thật là đầy đủ và hiện đại.
3. Cơ cấu tổ chức của khách sạn.
3.1. Mô hình tổ chức bộ máy quản lý của khách sạn.
Giám đốc
Phó giám đốc
Dịch vụ bổ sung
Nhà hàng
Lưu trữ
Dịch vụ tân thu
Phục vụ
bàn
bar
Phục vụ bếp

Tân
Phục vụ buồng
Kỹ thuật bảo dưỡng
Tổ
vệ sinh
Tắm hơi, tennis
Thuê phòng
Thuê hội trường
Nguồn: Khách sạn Trường Cao đẳng Du lịch Hà Nội
3.2. chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận.
Cũng như các khách sạn khác, khách sạn Trường Du lịch Hà Nội cũng có các bộ phận khác nhau, và mỗi bộ phận giữ nhiệm vụ khác nhau, nhưng các bộ phận đều có liên quan mật thiết, bổ sung và hỗ trợ cho nhau.
Ban giám đốc.
- Giám đốc khách sạn Trường Cao đẳng Du lịch Hà Nội do Hiệu trưởng trường bổ nhiệm chịu trách nhiệm trước Hiệu trưởng, trực tiếp quả lý điều động toàn bộ hoạt động của Khách sạn Trường Cao đẳng Du lịch Hà Nội theo điều lệ hoạt động của Trường và là chủ tài khoản khách sạn Trường.
- Phó giám đốc khách sạn Trường phụ trách đào tạo.
+ Chức danh : Do giám đốc đề nghị Hiệu trưởng ra quyết định bổ nhiệm.
+ Chức trách: Chịu sự phân công của giám đốc khách sạn Trường, chịu trách nhiệm trước giám đốc về những mảng công việc phân công phụ trách tổ chức thực hiện kế hoạch đào tạo thực hành cho học sinh và kế hoạch đào tạo bồi dưỡng, nâng cao kỹ năng, thực hành nghiệp vụ du lịch cho các cán bộ công nhân viên trong ngành theo kế hoạch của nhà trường và kế hoạch tự khai thác của khách sạn Trường.
- Phó giám đốc khách sạn Trường Cao đẳng Du lịch Hà Nội phụ trách kinh doanh tân thu: doanh tân thu
+ Chức danh: Phó giám đốc khách sạn Trường Cao đẳng Du lịch Hà Nội phụ trách kinh doanh tân thu do giám đốc khách sạn Trường Cao đẳng Du lịch Hà Nội đề nghị Hiệu trưởng ra quyết định bổ nhiệm.
+Chức trách: chịu sự phân công của giám đốc khách sạn Trường, chịu trách nhiệm trước giám đốc về những lĩnh vực được phân công, phụ trách xây dựng và tổ chức kế hoạch tân thu, kế hoạch ứng dụng khai thác tạo nguồn thu đảm bảo hạch toán theo kế hoạch và nhà Trường.
- Các tổ trưởng, tổ phó, trưởng bộ phận, phó bộ phận.
+ Chức danh: Các tổ trưởng, tổ phó và các chức danh tương đương do giám đốc khách sạn Trường Cao đẳng Du lịch Hà Nội đề nghị Hiệu trưởng ra quyết định bổ nhiệm.
+ Chức trách : Căn cứ vào nhiệm vụ và từng tổ điều hành công việc cụ thể hàng ngày bảo đảm đúng tiến độ kế hoạch xử lý các công việc phát sinh, nhắc nhở đôn đốc nhân viên thuộc quyền, thực hiện tốt nội quy, quy chế của cơ quan.
- Các bộ phận tác nghiệp.
* Tổ hành chính quản trợ.
+ Nhiệm vụ : Tham mưu cho ban giám đốc Trung tâm về công tác quản lý lao động, thực hiện các chế độ chính sách tiền lương, tiền thưởng, xác định giờ giảng của giáo viên, chế độ bảo hiểm xã hội, y tế, phòng bệnh dịch và quản lý học sinh.
Thực hiện các công tác hành chính, văn thư.
Thực hiện các công tác về quản trị, mua sắm hàng hoá, vật tư, trang phục, vệ sinh môi trường, chăm sóc vườn hoa, cây cảnh.
Bảo dưỡng hệ thống trang thiết bị kỹ thuật, theo dõi số lượng, chất lượng tài sản, tham mưu, đề xuất tổ chức thực hiện sửa chữa lớn, nhỏ
* Tổ kế toán.
- Nhiệm vụ :
+ Quản lý và giám sát các nguồn thu chi theo đúng chế độ kế toán của Nhà nước, thực hiện hạch toán kinh tế theo phân cấp của trường.
+ Quản lý vốn, tài sản, theo dõi cấp phát hàng hoá, vật tư theo phân cấp của trường.
+ Tham mưu khác nguồn thu, đảm bảo nguồn tài chính do công tác hoạt động của khách sạn Trường.
+ Lập kế hoạch tài chính phục vụ cho kế hoạch đào tạo sản xuấ...

 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Thực trạng hoạt động của tổ chức Tài Chính Vi Mô CEP Luận văn Kinh tế 0
D Thực trạng hoạt động thẻ tín dụng tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín – Chi nhánh Bình Dương Luận văn Kinh tế 0
D Thực trạng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Việt Á Chi nhánh Bình Dương Luận văn Kinh tế 0
D Thực trạng và giải pháp đẩy mạnh hoạt động kinh doanh dịch vụ giao nhận hàng hóa Luận văn Kinh tế 0
D Thực trạng và giải pháp hoạt động bù trừ thanh toán và lưu ký Chứng khoán ở Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
D Thực trạng phát triển hoạt động logistics của nhật bản và bài học kinh nghiệm cho việt nam Luận văn Kinh tế 0
D Hoạt động gia công hàng may mặc xuất khẩu của công ty cổ phần May 10: Thực trạng và giải pháp hoàn thiện Luận văn Kinh tế 0
D Thực trạng hoạt động của công ty Bảo Hiểm Việt Nam - Bảo Việt trong thời gian qua Luận văn Kinh tế 0
D Thực trạng hoạt động của bảo hiểm tiền gửi việt nam Chi nhánh khu vực Hà Nội Luận văn Kinh tế 0
D Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả của hoạt động xuất khẩu than và tập đoàn công nghiệp thanh Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top