sad_daytv9999

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối

Lấy ý kiến trực tiếp của khách hàng: được thực hiện thông qua các đại lý phâNhà nước phối sản phẩm cảu Nhà máy và đội ngũ nhân viên trực tiếp đi giao hàng theo hợp đồng tại các Bưu điện tỉnh. Những ý kiến trên không phải được thu thập bằng miệng mà Nhà máy phải thiết kế các mẫu phiếu điều tra gửi đến tận tay khách hàng, sau đó đội ngũ nhân viên giao hàng, đại lý chính là người thu thập lại các phiếu đó đưa về Nhà máy để tổng kết.
Lấy ý kiến khách hàng gián tiếp: Có thể thực hiện thông qua gọi điện thoại trực tiếp hay gửi các phiếu điều tra thông qua thông qua đường bưu điện, đây là hình thức rất đơn giản khi mà khách hàng chính là các Bưu điện tỉnh.
Thực tế thì Nhà máy nên sử dụng kết hơp cả hai hình thức trên.
Thông qua hình thức điều tra như vậy, giúp cho Nhà máy có được thông tin phản hồi từ khách hàng một cách khá chính xác và có hệ thống. Từ những thông tín ấy Nhà máy sẽ phát hiện, khắc phục kịp thời những yếu kém của chất lượng sản phẩm, trong dịch vụ sau bán. Bên cạnh đó cũng tạo cho Nhà máy một hình ảnh tôt, cho thấy Nhà máy luôn chú ý đến việc nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ, quan tâm đến lợi ích khách hàng.
2.5. Giải pháp về thị trường tiêu thụ sản phẩm
Từ trước đến nay Nhà máy chỉ tiêu thụ sản phẩm của mình ở thị trường trong nước mà chủ yếu là trong nghành là chủ yếu và đã chiếm một thị phần khá lớn, cụ thể với một số nhóm sản phẩm chính như sau:
Bảng 9: Thị phần mọt số sản phẩm chính của Nhà máy

STT Năm
Nhóm sản phẩm Đ.vị 1999 2000
1 Thị phần Điện thoại % 10 40
2 Thị phần Sản phẩm cách từ % 95 95
3 Thị phần Sản phẩm ống sóng % 25 30

Trong thời gian tới, song song với việc tiếp tục khẳn định, củng cố vị trí của mình ở thị trường trong nước Nhà máy cần tìm cách từng bước thâm nhập vào thị trường nước ngoài. Hiện tại, Nhà máy đang có kế hoạch thâm nhập vào thị trường Nga và một số nước Đông Âu khác cho sản phẩm điện thoại nhưng chưa mang lại kết quả. Khó khăn lớn nhất của Nhà máy khi vào thị trường này là sản phẩm của Nhà máy chưa được khẳng định trên thị trường, mẫu mã còn ngheo nàn, khó cạnh trah với sản phẩm của Hàn Quốc, Nhật Bản…
Trong khi đó, thị trường Lào và Campuchia hiện nay Nhà máy vẫn đang bỏ ngỏ, đây có thể là một hướng đi nữa, một thị trường tiềm năng cho Nhà máy, với hai thị trường này có một số thuận lợi sau:
- Về mặt địa lý, khí hậu, văn hoá… không có sự khác biệt nhiều so với Việt nam.
- Yêu cầu về kỹ thuật, chất lượng không quá cao so với khách hàng khác cũng như khả năng đáp ứng của Nhà máy.
- Cũng đang trong thời kỳ xây dựng, hiện đại hoá cơ sở vật chất kỹ thuật, cơ sở hạ tầng.
- Việt nam đã có mối quan hệ láng giềng tôt đẹp từ trước…
Tuy nhiên, Nhà máy cũng gặp một số khó khăn nhất định: Thị trường hấp dẫn nhất là Lào, đây là đất nước có địa hình nhiều đồi núi, chỉ thích hợp với cáp treo nên sản phẩm ống nhựa là khó tiêu thụ mà sản phẩm thiết bị đấu nối tỏ ra có nhiều thuận lợi hơn. Một khó khăn nữa cho Nhà máy là hiện nay Công ty Viễn thông Quân đội đã thâm nhập vào thị trường Lào và đang hoạt động khá mạnh, họ có nhiều thuận lợi hơn nhờ mối quan hệ của Quân đội ta từ trước. Nhìn chung, đây vẫn là một thị trường tiềm năng mà Nhà máy có thể tìm kiếm cho mình các cơ hội kinh doanh bên cạnh thị trường Nga, Đông âu và một số nước ASEAN khác.
Ngoài ra còn một số thị trường khác cũng có nhiều triển vọng chưa được khai thác đó là thị trường quốc phòng. Đặc điểm của thị trường này là được Nhà nước bao cấp, người ta quan tâm đén chất lương sản phẩm là chủ yếu, với yêu cầu tính bảo mật cao và vậy khi lựa chọn nhà cung cấp sản phẩm mới họ thường ưu tiên độ tin cậy. Hình thức mua sắm chủ yếu của họ là thông qua đấu thầu hạn chế hay chỉ định thầu, do tính bảo mật họ thường tránh sự tham gia của người nước ngoài. Đây là những cơ hội để Nhà máy thâm nhập vào thị trường này vì đây là một doanh nghiệp Nhà nước cũng thuộc lĩnh vực đôc quyền lại được đảm bảo bởi Tổng công ty Bưu chính Viễn thông Việt nam nên độ tin cậy rất cao.
Đang hoạt đông tại thị trường này có một số doanh nghiệp của Bộ quốc phòng nhưng hiệu quả không cao, trình độ công nghệ không cao. Như vậy Nhà máy đã có những lợi thế cạnh tranh nhất định song để thâm nhập vào thị trường này cần tạo lập các mối quan hệ cần thiết. Nếu thâm nhập được vào thị trường này lượng hang tiêu thụ sẽ rất lớn, thế đứng của Nhà máy sẽ vững chắc hơn.
2.6.Giải pháp về chính sách giá cả
Quan điểm của nhà máy trong chiến lược phát triển rộng rãi sản phẩm của nhà máy là: hàng của nhà máy phải cạnh tranh với các hàng hoá khác bằng chất lượng và giá cả, còn hệ thống phân phối sản phẩm của nhà máy chỉ cạnh tranh với nhau thông qua dịch vụ, Marketing, bán hàng và mối quan hệ. Vì vậy nhà máy cần có giá cả linh hoạt. Mấy năm gần đây nhà máy đều thực hiện chính sách một mức giá áp dụng cho bất kỳ loại khách hàng nào. Đây là chính sách giá cứng nhắc không phù hợp với tình hình thị trường hiện nay.
Để có một mức giá phù hợp công nghiệp phải bắt đầu từ khâu kế hoạch hoá tiêu thụ. Từ những thông tin thu được bộ phận Marketing sẽ xây dựng kế hoạch về số lượng và giá cả cho từng loại sản phẩm. Bộ phận phân xưởng sẽ dựa vào đó mà tổ chức quá trình quản trị, tác nghiệp làm sao sản phẩm sản xuất ra phù hợp với kế hoạch tiêu thụ cả về số lượng, chất lượng và giá thành. Sau đó sản phẩm được bán gia với mức giá cả thị trường do quan hệ cung cầu trên thị trường quyêt định.
Đó là hướng đi chung còn riêng từng sản phẩm có những mức giá nhất định, đối với các sản phẩm độc quyền nên duy trì mức giá cao để hớt phần ngon của thị trường còn với sản phẩm mới như điện thoại, mục tiêu là thâm nhập nên định mức giá thấp cùng tỷ lệ chiết khấu cao để thâm nhập sâu vào thị trường.







Mục lục

I. Khái quát chung về đấu thầu mua sắm hàng hoá. 1
1. Một số khái niệm cơ bản về đấu thầu 1
2. Phân loại đấu thầu 2
3. Một số tính chất và nguyên tắc đấu thầu mua sắm hàng hoá 6
4. Lợi ích và sự cần thiết áp dụng đấu thầu mua sắm hàng hoá tại Việt Nam 9
II. nội dung của hoạt động đấu thầu mua sắm hàng hoá 12
1. Điều kiện thực hiện đấu thầu 12
2. Quy trình tổ chức đấu thầu 13
Giai đoạn II- Lập và nhận hồ sơ dự thầu 15
3. Về tiêu chuẩn đánh giá hồ sơ dự thầu 23
4. Những nhân tố chính ảnh hưởng đến khả năng thắng thầu của doanh nghiệp 25

Phần II
Thực trạng hoạt động đấu thầu mua sắm hàng hoá tại Nhà máy thiết bị bưu điện 32
I. Giới thiệu chung về nhà máy 32
1. Lịch sử hình thành và phát triển. 32
2. Chức năng nhiệm vụ của Nhà máy Thiết bị bưu điện 34
II. Một số đặc điểm kinh tế - Kỹ thuật ảnh hưởng đến hoạt động đấu thầu của Nhà máy 39
1. Đặc điểm sản phẩm của nhà máy 39
2. Đặc điểm khách hàng của Nhà máy 39
3. Đặc điểm thiết bị công nghệ 40
4. Đặc điểm về lao động 41
5. Đặc điểm về nguyên, vật liệu 41
6. Các đặc điểm của ngành 42
III. Kết quả kinh doanh và tình hình thực hiện công tác đấu thầu mua sắm hàng hoá của Nhà máy 43
1. Kết quả kinh doanh của Nhà máy thời gian gần đây 43
Đánh giá chung: 45
2.Tình hình thực hiện đấu thầu mua sắm hàng hoá tại Nhà máy thời gian qua 51
IV. Đánh giá tình hình thực hiện đấu thầu mua sắm hàng hoá tại Nhà máy thiết bị Bưu điện. 63
1. Những ưu điểm 63
2. Những hạn chế và nguyên nhân 65

Phần III
Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác đấu thầu tại Nhà máy thiết bị Bưu điện
I. Quan điểm và định hướng phát triển của Tổng công ty Bưu chính Viễn thông Việt nam và của Nhà máy trong thời gian tới 67
1. Quan điểm phát triển của Tổng công ty và Nhà máy 67
2. Định hướng phát triển của Tổng công ty và của Nhà máy trong thời gian tới 68
3. Định hương phát triển của Nhà máy 71
4. Những thời cơ và thách thức đối với Nhà máy 72
II. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác đấu thầu mua sắm hàng hoá tại Nhà máy thiết bị Bưu điện 74
1. Giải pháp vĩ mô ( kiến nghị với cơ quan cấp trên ) 74
2. Một số giải pháp vi mô (từ phía Nhà maý) 76


Phần I
một số vấn đề về đấu thầu mua sắm hàng hoá ở Việt nam

I. Khái quát chung về đấu thầu mua sắm hàng hoá.
1. Một số khái niệm cơ bản về đấu thầu
Có nhiều cách định nghĩa đấu thầu khác nhau, nhưng theo Quy chế Đấu thầu được ban hành kèm theo Nghị định số 88/ NĐ- CP ngày 01-9-1999 của Chính phủ thì đấu thầu được định nghĩa như sau:
“Đấu thầu” là quá trình lựa chọn nhà thầu đáp ứng các yêu cầu của bên mời thầu.
Đấu thầu là một phạm trù gắn liền với nền kinh tế hàng hoá, không có sản xuất, không có trao đổi hàng hoá thì không có đấu thầu. Đấu thầu thực chất là một hình thức để người mua chọn mua một loại hàng hoá nào đó thoả mãn các tiêu chuẩn về kỹ thuật được đặt ra và với mức giá có thể chấp nhận được, trong điều kiện có một người mua nhưng lại có rất nhiều người bán.
Liên quan đến khái niệm đấu thầu có một số khái niệm sau đây cần được tìm hiểu:
“Xét thầu” là quá trình bên mời thầu xem xét, phân tích, đánh giá xếp hạng các hồ sơ dự thầu trúng thầu
“Dự án” là tập hợp những đề xuất để thực hiện một phần hay toàn bộ một công việc , một mục tiêu hoăc yêu cầu nào đó. Dự án bao gồm dự án không có tính chất đầu tư.
“Bên mời thầu” là chủ dự án, chủ đầu tư hay pháp nhân thay mặt hợp pháp của chủ dự án, chủ đầu tư được giao trách nhiệm thực hiện công việc đấu thầu.
“Nhà thầu” là tổ chức kinh tế có đủ tư cách pháp nhân tham gia đấu thầu. Trong trường hợp đấu thầu tuyển chọn tư vấn, nhà thầu có thể là cá nhân. Nhà thầu là nhà xây dựng trong đấu thầu xây lắp; là nhà cung cấp đấu thầu trong mua sắm hàng hoá; là nhà đầu tư trong đấu thầu lựa chọn đối tác đầu tư. Nhà thầu trong nước là nhà thầu có tư cách pháp nhân Việt Nam và hoạt động hợp pháp tại Việt Nam.
“Gói thầu” là toàn bộ dự án hay một phần công việc của dự án được phân chia theo tính chất kỹ thuật hay trình tự dự án, có quy mô hợp lý và bảo tính đồng bộ của dự án. Trong trường hợp mua sắm, gói thầu có thể là một hay một loại đồ dùng, trang thiết bị hay phương tiện. Gói thầu được thực hiện theo một hay nhiều hợp đồng (khi gói thầu được nhiều phần).
“Gói thầu quy mô nhỏ” là gói thầu có giá trị dưới 2 tỷ đồng đối với mua sắm hàng hoá hay xây lắp.
“Tư vấn” là hoạt động đáp ứng các yêu cầu về kiến thức, kinh nghiệm chuyên môn cho bên mời thầu trong việc xem xét, quyết định, kiểm tra quá trình chuẩn bị và thực hiện dự án.
“Xây lắp” là những công việc thuộc quá trình, hạng mục công trình.

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Last edited by a moderator:
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Thực trạng hoạt động của tổ chức Tài Chính Vi Mô CEP Luận văn Kinh tế 0
D Thực trạng hoạt động thẻ tín dụng tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín – Chi nhánh Bình Dương Luận văn Kinh tế 0
D Thực trạng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Việt Á Chi nhánh Bình Dương Luận văn Kinh tế 0
D Thực trạng và giải pháp đẩy mạnh hoạt động kinh doanh dịch vụ giao nhận hàng hóa Luận văn Kinh tế 0
D Thực trạng và giải pháp hoạt động bù trừ thanh toán và lưu ký Chứng khoán ở Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
D Thực trạng phát triển hoạt động logistics của nhật bản và bài học kinh nghiệm cho việt nam Luận văn Kinh tế 0
D Hoạt động gia công hàng may mặc xuất khẩu của công ty cổ phần May 10: Thực trạng và giải pháp hoàn thiện Luận văn Kinh tế 0
D Thực trạng hoạt động của công ty Bảo Hiểm Việt Nam - Bảo Việt trong thời gian qua Luận văn Kinh tế 0
D Thực trạng hoạt động của bảo hiểm tiền gửi việt nam Chi nhánh khu vực Hà Nội Luận văn Kinh tế 0
D Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả của hoạt động xuất khẩu than và tập đoàn công nghiệp thanh Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top