Download miễn phí Luận văn Thông tin cho các doanh nghiệp ở Trung tâm Thông tin Thương mại thuộc Bộ Thương mại - Hiện trạng và phương hướng phát triển





LỜI NÓI ĐẦU 1

CHƯƠNG I: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ THÔNG TIN TRONG HOẠT ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP VÀ NỀN KINH TẾ 5

1.1. THÔNG TIN VÀ VAI TRÒ CỦA NÓ TRONG NỀN KINH TẾ QUỐC DÂN 5

1.1.1. Khái niệm, phân loại vai trò của thông tin: 5

1.1.2. Đặc điểm thông tin trong lĩnh vực kinh tế: 8

1.1.3. Chức năng của hệ thống thông tin kinh tế: 11

1.1.4. Vai trò của hệ thống thông tin trong quá trình kinh tế và kinh doanh: 14

1.2. HOẠT ĐỘNG CUNG CẤP THÔNG TIN CHO CÁC DOANH NGHIỆP CỦA CÁC TỔ CHỨC CHUYÊN NGHIỆP: 16

1.2.1. Nghiên cứu yêu cầu thông tin của các doanh nghiệp: 16

1.2.2. Tổ chức hệ thống thu thập và xử lý thông tin và cung cấp thông tin: 17

1.2.3. Ký kết và thực hiện hợp đồng cung cấp thông tin: 18

1.2.4. Tổ chức xuất bản và cung cấp thông tin: 18

1.2.5. Quản lý và đánh giá hiệu quả hoạt động cung cấp thông tin: 19

1.3. TÌNH HÌNH THỊ TRƯỜNG THÔNG TIN HIỆN NAY: 19

1.3.1. Bối cảnh kinh tế thế giới và vị thế mới của Việt nam: 20

1.3.2. Thị trường thông tin: 23

1.3.3. Nền kinh tế thông tin và hiện tượng bùng nổ thông tin: 26

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG VỀ HOẠT ĐỘNG CUNG CẤP THÔNG TIN CHO CÁC DOANH NGHIỆP CỦA TRUNG TÂM THÔNG TIN THƯƠNG MẠI -BỘ THƯƠNG MẠI 30

2.1. KHÁI QUÁT VỀ TRUNG TÂM THÔNG TIN THƯƠNG MẠI - BỘ THƯƠNG MẠI: 30

2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Trung tâm: 30

2.1.2. Chức năng, nhiệm vụ và tổ chức bộ máy của Trung tâm: 33

2.1.3. Các lĩnh vực hoạt động của Trung tâm : 39

2.1.4. Đặc điểm các nguồn lực của Trung tâm: 40

2.2. PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CUNG CẤP THÔNG TIN CHO DOANH NGHIỆP CỦA TRUNG TÂM THÔNG TIN - BỘ THƯƠNG MẠI: 45

2.2.1. Phân tích kết quả hoạt động chủ yếu của Trung tâm thông tin Thương mại - Bộ Thương mại: 45

2.2.2. Kết quả và hiệu quả cung cấp thông tin cho doanh nghiệp của Trung tâm Thông tin Thương mại - Bộ Thương mại: 52

2.2.3. Thực trạng hoạt động cung cấp thông tin cho doanh nghiệp của Trung tâm thông tin Thương mại - Bộ Thương mại: 67

2.3. ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG CUNG CẤP THÔNG TIN CỦA TRUNG TÂM THÔNG TIN - BỘ THƯƠNG MẠI: 72

2.3.1. Những ưu điểm: 72

2.3.2. Những hạn chế: 74

CHƯƠNG III: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG CUNG CẤP THÔNG TIN CHO CÁC DOANH NGHIỆP Ở TRUNG TÂM THÔNG TIN THƯƠNG MẠI 76

- BỘ THƯƠNG MẠI 76

3.1. PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA TRUNG TÂM THÔNG TIN THƯƠNG MẠI - BỘ THƯƠNG MẠI (VTIC): 76

3.2. BIỆN PHÁP CHỦ YẾU NHẰM PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG CUNG CẤP THÔNG TIN CHO DOANH NGHIỆP Ở TRUNG TÂM THÔNG TIN THƯƠNG MẠI - BỘ THƯƠNG MẠI: 78

3.2.1. Biện pháp tăng cường nghiên cứu nhu cầu của khách hàng về thông tin: 78

3.2.2. Phát triển hệ thống thu thập và xử lý thông tin: 81

3.2.3. Đảm bảo cung cấp những thông tin có chất lượng cao: 85

3.2.4. Phát triển các loại hình cung cấp thông tin: 90

3.2.5. Tăng cường hiệu quả của bộ phận Marketing 92

KẾT LUẬN 93

 

 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ketnooi -


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ketnooi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


a đội ngũ công nhân viên.
Ngày nay, yêu cầu đối với nguồn nhân lực trong lĩnh vực thông tin trong thời đại công nghệ thông tin và bùng nổ thông tin ngày càng cao. Họ không chỉ cần có kỹ năng và kiến thức về kinh tế mà còn phải có kỹ năng tìm tin, phân tích vấn đề và trình bày các thông tin ở dạng thích hợp. Và quan trọng hơn, ngoài các kỹ năng cơ bản về sử dụng máy tính , người làm nghề thông tin hiện nay còn cần biết sử dụng các phần mềm để lưu trữ và tìm kiếm tài liệu, các kiến thức cơ bản về mạng máy tính và khai thác mạng cục bộ, kiến thức về internet, web,… Trong thời đại nền kinh tế đang được toàn cầu hóa, hệ thống thông tin kinh tế cũng phải đáp ứng được yêu cầu đó. Vì vậy, các cán bộ thông tin ngày nay muốn làm tốt công việc của mình phải thực hành ít nhất một ngoại ngữ, đặc biệt là tiếng Anh để sử dụng trong giao tiếp, lựa chọn, tìm kiếm và xử lý tài liệu cũng như các thao tác với chương trình máy tính.Về cơ bản, nguồn nhân lực của Trung tâm Thông tin Thương mại đáp ứng được các yêu cầu đó.
Với quan điểm và đồng thời để đáp ứng các nhu cầu ngày càng cao của nguồn nhân lực hoạt động trong lĩnh vực thông tin, đội ngũ nhân viên của Trung tâm có trình độ ngày càng cao hơn:
Bảng 2: Trình độ nhân viên Trung tâm
Trình độ
Số lượng (người)
Tỷ lệ
Tiến sĩ
2
0.50%
Thạc sĩ
4
0.99%
Đại học
350
86.85%
Trung cấp trở xuống
47
11.66%
Biểu đồ 1: Trình độ nhân viên Trung tâm Thông tin Thương mại
Như vậy, số lượng nhân viên có trình độ từ Đại học trở lên chiếm tới 88.34%. Trong đó, có 2 người là tiến sĩ, 4 người là thạc sĩ và 350 người có trình độ Đại học. Số người có trình độ trung cấp trở xuống chỉ chiếm 11.66% (47 người) và số người này trong những năm tới sẽ được trung tâm chú ý bồi dưỡng và tạo điều kiện nâng cao trình độ nhằm đáp ứng nhu cầu hoạt động của trung tâm.
Ngoài các cán bộ chủ chốt sẵn có ở trung tâm, trong số 403 nhân viên hiện nay, 350 người được tuyển dụng thông qua thi tuyển và xét tuyển nên đáp ứng được đầy đủ các yêu cầu đề ra đối với nguồn nhân lực trong lĩnh vực thông tin.
Nhờ có sự gia tăng cả về lượng và chất của đội ngũ cán bộ công nhân viên mà Trung tâm Thông tin Thương mại Việt nam không những hoàn thành tốt những nhiệm vụ được giao phó mà còn cung cấp cho các doanh nghiệp các thông tin ngày càng hoàn thiện hơn, chính xác hơn và toàn diện hơn.
b) Cơ sở hạ tầng của Trung tâm
Trong lĩnh vực thông tin, nói đến các yếu tố nguồn lực thì không thể không nói tới yếu tố cơ sở hạ tầng mà đặc biệt là trình độ trang thiết bị thông tin, công nghệ thông tin hiện đại tiên tiến.
Đối với Trung tâm Thông tin Thương mại - Bộ Thương mại đây là yếu tố luôn được chú trọng. Trung tâm có hệ thống hạ tầng cơ sở thông tin khá hiện đại, thực hiện vi tính hóa và nối mạng nội bộ khá chặt chẽ, nối mạng với các đầu mối thông tin quan trọng như Tổng cục Hải quan để theo dõi thông tin một cách nhanh chóng nhất.
Sở dĩ yếu tố hạ tầng cơ sở thông tin luôn được chú trọng bởi Trung tâm ý thức được rằng yếu tố này là yếu tố không thể thiếu trong việc thúc đẩy sự phát triển của hoạt động cung cấp thông tin. Thêm vào đó, Trung tâm còn phải duy trì và phát triển sự hoạt động của một số mạng diện rộng như: Vinanet, Asemconnect (phụ trách trang chủ quốc gia của Việt nam trên các trang asemconnect và WTO), Thông tin thương mại Việt nam, Rau hoa quả Việt nam,…
Thương mại điện tử và công nghệ thông tin là những yếu tố vô cùng quan trọng và không thể thiếu trong quá trình hoạt động và phát triển của lĩnh vực thông tin. Chú trọng điều này, Trung tâm đã tham gia dự án đầu tư phát triển Thương mại điện tử, tham gia xây dựng các đề tài nghiên cứu khoa học,… nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của trung tâm trong những năm sắp tới.
2.2. PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CUNG CẤP THÔNG TIN CHO DOANH NGHIỆP CỦA TRUNG TÂM THÔNG TIN - BỘ THƯƠNG MẠI:
2.2.1. Phân tích kết quả hoạt động chủ yếu của Trung tâm thông tin Thương mại - Bộ Thương mại:
Trong bối cảnh đất nước đang vận động mạnh mẽ trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế và tham gia vào tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), việc cạnh tranh để tồn tại và phát triển diễn ra gay gắt giữa các doanh nghiệp và cả các đơn vị sự nghiệp có thu ngày càng diễn ra gay gắt. Để tồn tại và phát triển, không còn cách lựa chọn nào khác ngoài việc các đơn vị phải tự đổi mới, nâng cao năng lực sản xuất và chất lượng sản phẩm để đáp ứng nhu cầu.
Ngoài việc cung cấp thông tin theo các nhiệm vụ chính trị được giao, có thể nói năm 2006 là năm hoạt động khó khăn đối với Trung tâm, đặc biệt đối với các bản tin, mạng và khối dịch vụ do nhiều ban ngành “thi đua” phát hành các bản tin, các website và sách chuyên ngành làm cho thị trường thông tin bùng nổ và cạnh tranh tương đối gay gắt, giành giật thị phần của Trung tâm không chỉ ở khoảng không gian cấp Bộ, ngành mà thậm chí ở từng địa phương, từng cơ quan nên phần nào hạn chế việc phát triển các hoạt động dịch vụ tạo nguồn thu. Tuy vậy, nhiều đơn vị vẫn nỗ lực tìm cách khai phá hướng đi mới, tạo thêm việc làm thông qua việc liên kết mật thiết với các địa phương, mở các chuyên san, chuyên mục và các website mới, nâng cao chất lượng thông tin, cải tiến hình thức các bản tin, tăng cường quảng bá,… và điều quan trọng là tin tưởng, giao quyền chủ động cho các cán bộ cấp dưới, khích lệ được chức năng động của cán bộ trong công tác nên nói chung vẫn duy trì được doanh thu và mức thu nhập ổn định ở toàn Trung tâm.
Nhờ vậy, doanh thu của Trung tâm vẫn đảm bảo được xu hướng tăng dần qua các năm:
Bảng 3: Doanh thu của Trung tâm qua các năm
Đơn vị: Tỷ đồng
Năm
Doanh thu
So với năm trước
Tuyệt đối
%
2003
18,737
3,378
121,99%
2004
24,352
5,615
129,97%
2005
27,529
3,177
113,05%
2006
28,964
1,435
105,21%
Biểu đồ 2: Doanh thu của Trung tâm qua các năm
Như vậy, doanh thu của Trung tâm luôn tăng đều. Năm 2003 tăng 3.378 tỷ đồng so với năm 2002 (21.99%), năm 2004 tăng 5.615 tỷ đồng so với năm 2003 (29.97%), năm 2005 tăng 3.177 tỷ đồng so với năm 2004 (13.05%), và năm 2006 tăng 1.435 tỷ đồng so với năm 2005 (5.21%) mặc dù đây được đánh giá là năm tương đối khó khăn đối với Trung tâm.
Kết quả hoạt động cụ thể của các lĩnh vực hoạt động chính của Trung tâm có thể thấy qua các số liệu cụ thể sau:
a) Hoạt động của các đơn vị bản tin:
Nhìn chung các đơn vị bản tin hoạt động đều tay, đảm bảo bản tin ra đúng kỳ hạn, đúng tôn chỉ mục đích, bám sát các yêu cầu về tuyên truyền, quản lý ngành và diễn biến của thị trường. Tình hình tài chính của các đơn vị bản tin lành mạnh, lượng phát hành tăng, tăng số xuất bản, bộ máy tổ chức được kiện toàn theo hướng chuyên sâu về các ngành hàng và nâng cao chất lượng tin
Bản tin Thông tin Thương mại (tiền thân là bản tin A): số lượng các bản tin chuyên ngành tăng lên qua từng năm đảm bảo chuyển tải được những nội dung chuyên sâu từng ngành hàng và những nhận định tổng quát cũng như những dự báo mới nhất
Năm 2003, bản tin Thông tin Thương mại Việt nam có 6 bản tin chuyên ng...

 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D triển khai hệ thống thông tin di động 4g LTE cho mạng di động mobifone tại tỉnh tuyên quang Công nghệ thông tin 0
T Tất cả thông tin về cuốn sách Cambridge IELTS 18 cho ai cần Kinh nghiệm và kỹ năng 0
S Lập trình nhúng cho WSN (dùng để truyền thông tin nhiệt độ) Luận văn Kinh tế 0
H Giải pháp xác thực cho Kiosk giao dịch và tra cứu thông tin cho Ngân Hàng Công Thương Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
X Phân tích thiết kế hệ thống thông tin quản lý trang web bán vé tàu trực tuyến cho ga tàu Giáp Bát Luận văn Kinh tế 2
N Xây dựng chương trình quản lý điểm sinh viên các khóa học cho một khoa Công nghệ thông tin Luận văn Kinh tế 0
L Thông tin tích hợp của kế toán cho việc ra quyết định doanh nghiệp Kiến trúc, xây dựng 0
C Khảo sát hiện trạng môi trường và đề xuất mô hình trung tâm trao đổi thông tin chất thải cho khu côn Khoa học Tự nhiên 0
T Thực trạng và giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động đầu tư cho công nghệ thông tin ở Tổng công ty Hàng k Luận văn Kinh tế 0
R Phân tích thiết kế hệ thống thông tin quản lý khách hàng cho tại công ty phần mềm quản lý doanh nghiệp Fast Công nghệ thông tin 3

Các chủ đề có liên quan khác

Top