daigai

Well-Known Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối
Thiết kế tài liệu tự học có hướng dẫn theo môđun nhằm tăng cường năng lực tự học chương “Cân bằng hóa học” và “Cơ sở của động hóa học”, Hóa học đại cương 2 (2017)

Khóa luận tốt nghiệp Đại học chuyên ngành: Hóa học vô cơ
Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN................................................... 3
1.1. Đổi mới phương pháp dạy học........................................................................... 3
1.2. Cơ sở lí thuyết của quá trình tự học.................................................................... 3
1.2.1. Khái niệm tự học .............................................................................................. 3
1.2.2. Các hình thức tự học ........................................................................................ 4
1.2.3. Quy trình tự học ............................................................................................... 4
1.2.4. Các năng lực tự học cần bồi dưỡng và phát triển cho sinh viên ..................... 5
1.2.5. Biên soạn nội dung dạy học bằng môđun ........................................................ 5
1.3. Tài liệu tự học có hướng dẫn theo môđun .......................................................... 7
1.3.1. Khái niệm tài liệu tự học có hướng dẫn theo môđun....................................... 7
1.3.2. Cấu trúc nội dung tài liệu tự học ..................................................................... 7
1.3.3. Phương pháp tự học có hướng dẫn theo môđun.............................................. 9
1.4. Hướng dẫn cách tự học theo môđun ................................................................... 9
Chƣơng 2: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .....................................................11
2.1. Mục đích nghiên cứu........................................................................................11
2.2. Khách thể và đối tượng nghiên cứu .................................................................11
2.3. Nhiệm vụ nghiên cứu ........................................................................................11
2.4. Phạm vi nghiên cứu...........................................................................................11
2.5. Giả thiết khoa học .............................................................................................11
2.6. Phương pháp nghiên cứu...................................................................................12
2.7. Đóng góp của đề tài...........................................................................................12
2.8. Cấu trúc học phần Hóa đại cương 2..................................................................12
2.9. Nguyên tắc của việc thiết kế tài liệu tự học có hướng dẫn theo môđun...........12
2.10. Thiết kế tài liệu tự học có hướng dẫn theo môđun chương “Cân bằng hóa học”
và “Cơ sở của động hóa học”...................................................................................13
Chƣơng 3: THIẾT KẾ TÀI LIỆU TỰ HỌC CÓ HƢỚNG DẪN THEO
MÔĐUN CHƢƠNG “CÂN BẰNG HÓA HỌC” VÀ “CƠ SỞ ĐỘNG HÓA
HỌC”.......................................................................................................................14
3.1. Môđun 2: Cân bằng hóa học .............................................................................14
3.1.1. Tiểu môđun 2.1: Một số khái niệm cơ bản.....................................................14
3.1.2. Tiểu môđun 2.2: Cân bằng hóa học. Hằng số cân bằng ...............................19
3.1.3. Tiểu môđun 2. 3: Các yếu tố ảnh hưởng đến cân bằng hóa học. Nguyên lý Le
Chatelier...................................................................................................................26
3.2. Môđun 3: Cơ sở của động hóa học ..................................................................35
3.2.1. Tiểu môđun 3.1: Một số khái niệm cơ bản.....................................................35
3.2.2. Tiểu môđun 3.2: Các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng.......................42
3.2.3. Tiểu môđun 3.3: Phương trình động học của phản ứng................................51
KẾT LUẬN .............................................................................................................58
TÀI LIỆU THAM KHẢO .....................................................................................60
PHỤ LỤC................................................................................................................62
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1.1. Đổi mới phƣơng pháp dạy học
Mục tiêu của việc đổi mới chương trình giáo dục phổ thông là xây dựng nội
dung chương trình, phương pháp giáo dục, sách giáo khoa phổ thông mới nhằm
nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện thế hệ trẻ, đáp ứng yêu cầu phát triển nguồn
nhân lực phục vụ công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước, phù hợp với thực tiễn
và Việt Nam, tiếp cận trình độ giáo dục phổ thông ở các nước phát triển trong khu
vực và thế giới.
Đổi mới phương pháp dạy học thực chất không phải là sự thay thế các
phương pháp dạy cũ bằng một loạt các phương pháp dạy mới. Về mặt bản chất, đổi
mới phương pháp dạy là đổi mới cách tiến hành các phương pháp, đổi mới các
phương tiện và hình thức triển khai phương pháp trên cơ sở khai thác triệt để ưu
điểm của các phương pháp cũ và vận dụng linh hoạt một số phương pháp mới
nhằm phát huy tối đa tính tích cực, chủ động và sáng tạo của người học.
1.2. Cơ sở lí thuyết của quá trình tự học
1.2.1. Khái niệm tự học
Hồ Chí Minh là một tấm gương sáng về tự học. Quan niệm về tự học, Người
cho rằng: “Tự học có nghĩa là học một cách hoàn toàn tự giác, chủ động, không đợi
ai nhắc nhở, không chờ ai giao nhiệm vụ mà tự mình chủ động vạch ra kế hoạch
học tập cho mình rồi tự mình triển khai, thực hiện kế hoạch một cách tự giác, tự
mình làm chủ thời gian để học và tự mình kiểm tra đánh giá việc học của mình”.
Giáo sư Nguyễn Cảnh Toàn cho rằng: “Tự học là tự mình động não, suy
nghĩ, sử dụng cả năng lực trí tuệ và có khi cả cơ bắp và các phẩm chất khác của
người học, cả động cơ tình cảm, nhân sinh quan, thế giới quan để chiếm lĩnh một tri
thức nào đó của nhân loại, biến tri thức đó thành sở hữu của chính mình.

Theo từ điển giáo dục học – Nhà xuất bản Từ điển Bách khoa 2001: Tự học là
quá trình tự mình hoạt động lĩnh hội tri thức khoa học và rèn luyện kĩ năng thực
hành”.
1.2.2. Các hình thức tự học
Có 5 hình thức tự học
Hình thức 1: Tự học hoàn toàn (không có giáo viên): thông qua tài liệu, tìm
hiểu thực tế, thông qua học tập người khác. Người học gặp nhiều khó khăn do có
nhiều lỗ hổng về kiến thức. Người học khó thu xếp tiến độ và kế hoạch học tập của
mình, không tự đánh giá được kết quả tự học và dẫn đến chán nản.
Hình thức 2: Tự học trong một giai đoạn của quá trình học tập: tự học trong
thời gian học tập ở nhà. Đây là công việc thường xuyên của sinh viên.
Hình thức 3: Tự học qua phương tiện truyền thông (học từ xa): sinh viên
được nghe giảng viên giảng dạy, minh họa nhưng không được tiếp xúc trực tiếp với
giáo viên, không được trao đổi, không được giúp đỡ khi gặp khó khăn. Với hình
thức tự học này thì sinh viên cũng không thể đánh giá được kết quả tự học của bản
thân mình.
Hình thức 4: Tự học qua tài liệu hướng dẫn: trong tài liệu trình bày cả nội
dung, cách xây dựng kiến thức, cách kiểm tra kết quả sau mỗi phần, nếu chưa đạt
thì chỉ dẫn cách tra cứu, bổ sung, làm lại cho đến khi đạt. Nếu dùng tài liệu thì sinh
viên cũng gặp khó khăn và không biết hỏi ai.
Hình thức 5: Tự lực thực hiện một số hoạt động học dưới sự hướng dẫn chặt
chẽ của giáo viên ở lớp. Với hình thức này cũng đem lại hiệu quả nhất định. Song
nếu học sinh vẫn sử dụng sách giáo khoa hóa học như hiện nay thì họ cũng gặp khó
khăn khi tiến hành tự học vì thiếu sự hướng dẫn về phương pháp học.
1.2.3. Quy trình tự học
Gồm 3 giai đoạn:
Giai đoạn 1: Tự nghiên cứu: người học tự tìm tòi, tự quan sát, mô tả, giải
thích, phát hiện vấn đề, định hướng, giải quyết vấn đề, và tự tìm ra kiến thức mới
Giai đoạn 2: Tự thể hiện: người học tự thể hiện mình bằng lời nói, bằng văn
bản, tự nhập vai trong các tình huống, vấn đề, tự trình bày, bảo vệ kiến thức, tự thể
hiện qua sự hợp tác, trao đổi, đối thoại, giao tiếp với thầy cô và bạn bè để tạo ra sản
phẩm mang tính cộng đồng.
Giai đoạn 3: Tự kiểm tra, tự điều chỉnh: sau khi đã qua trao đổi với thầy cô,
bạn bè. Sau đó thầy kết luận, người học tự kiểm tra, đánh giá sản phẩm của mình,
tự sửa sai, tự điều chỉnh thành sản phẩm khoa học.
1.2.4. Các năng lực tự học cần bồi dưỡng và phát triển cho sinh viên
- Năng lực nhận biết, tìm tòi và phát hiện vấn đề.
- Năng lực giải quyết vấn đề.
- Năng lực xác định những kết luận đúng (kiến thức, cách thức, con đường,
giải pháp, biện pháp..) từ quá trình giải quyết vấn đề.
- Năng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn (hay nhận thức kiến thức mới).
- Năng lực đánh giá và tự đánh giá.
1.2.5. Biên soạn nội dung dạy học bằng môđun
1.2.5.1. Khái niệm môđun dạy học
Môđun dạy học là một đơn vị chương trình dạy học tương đối độc lập được
cấu trúc đặc biệt nhằm phục vụ cho người học và chứa đựng mục tiêu, nội dung,
phương pháp dạy học cũng như hệ thống các công cụ đánh giá kết quả tạo thành
một hệ toàn vẹn. Mỗi môđun gồm các tiểu môđun, là các thành phần cấu trúc
môđun được xây dựng tương ứng với các nhiệm vụ học tập mà người học phải thực
hiện.
1.2.5.2. Những đặc trưng cơ bản của một môđun dạy học
Có 5 đặc trưng cơ bản:
Đặc trưng 1: Tính trọn vẹn. Mỗi môđun dạy học mang một chủ đề xác định
từ đó xác định mục tiêu, nội dung, phương pháp và quy trình thực hiện do vậy nó
không phụ thuộc vào nội dung đã có và sẽ có sau nó. Tính trọn vẹn là dấu hiệu bản
chất của môđun dạy học thể hiện sự độc đáo khi xây dựng nội dung dạy học.
Đặc trưng 2: Tính cá biệt (tính cá nhân hóa). Tính cá biệt nghĩa là chú ý tới
trình độ nhận thức và các điều kiện khác nhau của người học. Môđun dạy học có
khả năng cung cấp cho người học nhiều cơ hội để có thể học tập theo nhịp độ của
cá nhân, việc học tập được cá thể hóa và phân hóa cao độ.
Đặc trưng 3: Tính tích hợp. Tính tích hợp là đặc tính căn bản tạo nên tính
chỉnh thể, tính liên kết và tính phát triển của môđun dạy học. Trước hết mỗi môđun
dạy học đều là sự tích hợp giữa lý thuyết và thực hành cũng như các yếu tố của quá
trình dạy học.
Đặc trưng 4: Tính phát triển. Môđun dạy học được thiết kế theo hướng "mở"
tạo ra cho nó khả năng dung nạp - bổ sung những nội dung mang tính cập nhật. Vì
thế môđun dạy học luôn có tính "động" và có tính "phát triển".
Đặc trưng 5: Tính tự kiểm tra, đánh giá. Quy trình thực hiện một môđun dạy
học được đánh giá thường xuyên bằng hệ thống câu hỏi dạng kiểm tra diễn ra trong
suốt quá trình thực hiện môđun dạy học nhằm tăng thêm động cơ cho người học.
1.2.5.3. Cấu trúc của môđun dạy học
Môđun dạy học bao gồm ba phần hợp thành: Hệ vào, thân và hệ ra của
môđun.
Hệ vào của môđun
Hệ vào của môđun thực hiện chức năng đánh giá về điều kiện tiên quyết của
người học trong mối quan hệ với các mục tiêu dạy học của môđun. Tùy theo mức
độ của mối quan hệ người học sẽ nhận thức được những hữu ích của nó hay là họ
sẽ tiếp tục học môđun hay là đi tìm một môđun khác phù hợp hơn.
Thân của môđun
Thân môđun bao gồm một loạt các tiểu môđun tương ứng với các mục tiêu
đã được xác định ở hệ vào của môđun. Cũng có trường hợp thân của môđun tương
ứng với một tiểu môđun duy nhất. Các tiểu môđun liên kết với nhau bởi các câu hỏi
kiểm tra trung gian và đều cần đến một thời gian học tập nhất định.
Các tiểu môđun được cấu trúc bởi các thành phần:
Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 

Các chủ đề có liên quan khác

Top