fragrantstrong

New Member
Download Luận văn Thiết kế sách giáo khoa điện tử phần hóa học vô cơ lớp 11- Nâng cao

Download miễn phí Luận văn Thiết kế sách giáo khoa điện tử phần hóa học vô cơ lớp 11- Nâng cao





MỤC LỤC
Trang phụbìa
Lời Thank
Mục lục
Danh mục các chữviết tắt
Danh mục các bảng
Danh mục các hình vẽ, đồthị
MỞ ĐẦU.1
Chương 1. CƠSỞLÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀTÀI.4
1.1. Tổng quan vấn đềnghiên cứu.4
1.2. Đổi mới phương pháp dạy và học .6
1.2.1. Phương pháp dạy học .6
1.2.2. Định hướng đổi mới phương pháp dạy học .6
1.2.3. Đặc trưng của phương pháp dạy học tích cực .7
1.2.4. Đổi mới PPDH với sựhỗtrợcủa CNTT .8
1.3. Tựhọc. 10
1.3.1. Tựhọc là gì?. 10
1.3.2. Các hình thức của tựhọc. .11
1.3.3. Chu trình dạy – tựhọc. 11
1.3.4. Vai trò của tựhọc. 13
1.3.5. Tựhọc qua mạng và lợi ích . 15
1.4. Sách giáo khoa điện tử(e-book). 17
1.4.1. Khái niệm e-book. 17
1.4.2. Mục đích thiết kếe-book . 18
1.4.3. Các yêu cầu thiết kếe-book . 18
1.4.4. Các phần mềm thiết kếe-book. 19
1.5. Thực trạng việc sửdụng e-book vào dạy học bộmôn hóa học ởtrường THPT. 30
Chương 2. THIẾT KẾSÁCH GIÁO KHOA ĐIỆN TỬCHƯƠNG 2 “NHÓM
NITƠ” VÀ CHƯƠNG 3 “NHÓM CACBON” LỚP 11 – NÂNG CAO. 33
2.1. Vịtrí, nội dung và phương pháp dạy học chương “Nhóm nitơ” . 33
2.1.1. Vịtrí, mục tiêu của chương “Nhóm nitơ”. 33
2.1.2. Nội dung của chương “Nhóm nitơ” . 34
2.1.3. Một sốnội dung mới và khó . 34
2.1.4. Phương pháp dạy học chương “Nhóm nitơ”. 36
2.2. Vịtrí, nội dung và phương pháp dạy học chương “Nhóm cacbon”. 38
2.2.1. Vịtrí, mục tiêu của chương “Nhóm cacbon”. 38
2.2.2. Nội dung của chương “Nhóm cacbon”. 39
2.2.3. Một sốnội dung mới và khó . 39
2.2.4. Phương pháp dạy học chương “Nhóm cacbon”. 41
2.3. Nguyên tắc thiết kếsách giáo khoa điện tử.42
2.4. Cấu trúc và nội dung sách giáo khoa điện tử. 43
2.4.1. Cấu trúc sách giáo khoa điện tử. 43
2.4.2. Nội dung sách giáo khoa điện tử. 44
Chương 3.THỰC NGHIỆM SƯPHẠM. 74
3.1. Mục đích thực nghiệm . 74
3.2. Nội dung thực nghiệm . 74
3.3. Đối tượng thực nghiệm. 74
3.4. Phương pháp xửlý kết quảthực nghiệm sưphạm. 75
3.5. Tiến hành thực nghiệm. 77
3.5.1. Chuẩn bị. 77
3.5.2. Tiến hành hoạt động dạy học trên lớp . 77
3.6. Kết quảthực nghiệm . 78
3.6.1. Kết quảthực nghiệm vềmặt định tính . 78
3.6.2. Kết quảthực nghiệm vềmặt định lượng. 84
KẾT LUẬN VÀ ĐỀXUẤT.92
TÀI LIỆU THAM KHẢO. .97
PHỤLỤC. . 101



Để tải bản DOC Đầy Đủ xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.

Tóm tắt nội dung:

một số hiện tượng thực tế.
 Giáo dục tình cảm, thái độ
- Tin tưởng vào phương pháp nghiên cứu khoa học bằng thực nghiệm.
- Rèn luyện đức tính cẩn thận, tỉ mỉ.
- Có ý thức gắn lí thuyết với thực tiễn để nâng cao chất lượng cuộc sống.
- Có ý thức bảo vệ môi trường sống.
2.1.2. Nội dung của chương “Nhóm nitơ”
Tổng số tiết : 13 tiết (10 tiết lý thuyết, 2 tiết luyện tập, 1 tiết thực hành)
Với hệ thống các bài sau:
Bài 9. Khái quát nhóm nitơ
Bài 10. Nitơ
Bài 11. Amoniac và muối amoni
Bài 12. Axit nitric và muối nitrat
Bài 13. Luyện tập tính chất của nitơ và hợp chất của nitơ
Bài 14. Photpho
Bài 15. Axit photphoric và muối photphat
Bài 16. Phân bón hoá học
Bài 17. Luyện tập tính chất của photpho và các hợp chất của photpho
Bài 18.Thực hành Tính chất của một số hợp chất nitơ, photpho. Phân biệt
một số loại phân bón hóa học
2.1.3. Một số nội dung mới và khó
2.1.3.1. Những nội dung mới của chương “Nhóm nitơ” SGK lớp 11 nâng
cao so với sách cơ bản
- Khái quát về nhóm nitơ.
- Phản ứng tạo phức của NH3 và phản ứng oxi hóa NH3 bằng CuO.
- Phản ứng oxi hóa photpho bằng một số hợp chất HNO3 đặc, KClO3, KNO3,
K2Cr2O7.
- Phản ứng thủy phân muối photphat.
- Vận dụng triệt để hơn các kiến thức về sự biến đổi số oxi hóa của
nguyên tố trong các đơn chất, hợp chất để giải thích tính chất hóa học của chúng. Lí
thuyết về cân bằng hóa học, sự phân li axit, bazơ, hằng số phân li axit, bazơ được
đưa ra nhiều hơn.
2.1.3.2. Một số lưu ý về nội dung SGK nâng cao
- Cần nhấn mạnh sự khác nhau về cấu tạo và độ bền của phân tử nitơ và
phân tử photpho.
- Ở nguyên tử nitơ không có khả năng kích thích cặp electron đã ghép ở
phân lớp 2s đã chuyển sang obitan 3s của lớp thứ 3,vì vậy trong các hợp chất nitơ
có hóa trị ba. Trong khi các nguyên tố khác trong nhóm có thể có hóa trị năm trong
các hợp chất.
- Trước đây người ta cho rằng tính bazơ là do NH3 kết hợp với H2O tạo
thành phân tử NH4OH, nhưng thực tế không có bằng chứng chứng minh sự tồn tại
của phân tử này.
- Khả năng kết hợp của NH3 với H2O, với axit tạo thành ion NH4+ và với
ion kim loại như Zn2+, Cu2+, Ag+… tạo thành cation phức (gọi chung là amoniacat
kim loại) [Zn(NH3)4]2+, [Cu(NH3)4]2+, [Ag(NH3)2]+… là do sự tạo thành liên kết cho
- nhận (gọi là liên kết phối trí) giữa cặp electron chưa sử dụng của nguyên tử N
trong phân tử NH3 và obitan còn trống của ion kim loại.
- Muối amoni chứa gốc của axit không có tính oxi hóa khi đun nhẹ phân
hủy thành amoniac.
- Muối amoni chứa gốc của axit có tính oxi hóa khi bị nhiệt phân sẽ sinh
ra sản phẩm khác nhau của nitơ do xảy ra tương tác oxi hóa khử.
Lưu ý: Với muối (NH4)2SO4:
ot(NH ) SO NH NH HSO4 2 4 3 4 4 
Tiếp tục đun nóng thêm, muối NH4HSO4 sẽ bị phân hủy:
otNH HSO N NH SO H O4 4 2 3 2 23 3    6
- Trong môi trường trung tính, ion NO3 không có khả năng oxi hóa.
- Trong môi trường axit, ion NO3 có khả năng oxi hóa giống như HNO3.
- Trong môi trường kiềm mạnh lấy dư, ion NO3 bị Al (hay Zn) khử đến NH3.
Al OH NO H O AlO NH3 2 2 38 5 3 2 8 3
       
- Một trong những điểm cần nhấn mạnh của muối photphat là phản ứng
thủy phân.
+ Trong số các muối photphat trung hòa tan, muối của kim loại kiềm
thủy phân mạnh trong dung dịch cho môi trường bazơ.
+ Muối hidrophotphat bị thủy phân yếu hơn:
Quá trình thủy phân này xảy ra mạnh hơn so với quá trình phân li axit:
Nên dung dịch có môi trường bazơ yếu.
+ Muối đihiđrophotphat bị thủy phân yếu hơn nữa:
Quá trình thủy phân này xảy ra kém hơn so với quá trình phân li axit
Nên dung dịch có môi trường axit yếu.
2.1.4. Phương pháp dạy học chương “Nhóm nitơ”
2.1.4.1. Sử dụng phương pháp diễn dịch
Khi nghiên cứu nhóm nitơ, do HS đã được học đầy đủ các lí thuyết chủ đạo
(cấu tạo nguyên tử, hệ thống tuần hoàn, liên kết hóa học, sự điện li, khái niệm axit,
bazơ, muối). Vì vậy cần dùng phương pháp suy diễn hay diễn dịch. Sự suy lí diễn
dịch được tiến hành trong mối quan hệ:
+ Từ đặc điểm cấu tạo nguyên tử (cấu hình electron) suy ra dạng liên kết
hóa học trong phân tử, hay từ cấu tạo phân tử, xác định các dạng liên kết và số oxi
hóa. Từ đó yêu cầu HS đoán tính chất của các đơn chất và hợp chất.
+ Dùng thí nghiệm hóa học hay phương trình hóa học để kiểm chứng
khẳng định những đoán là đúng đắn.
+ Từ tính chất suy ra: Cách bảo quản, ứng dụng, điều chế, trạng thái tự nhiên.
Ví dụ: Khi nghiên cứu bài amoniac.
- Dựa vào cấu tạo của NH3, giải thích tính bazơ của NH3.
- Dựa vào lí thuyết axit – bazơ của Bronsted viết phương trình điện li của
NH3 trong nước.
- Dùng những hóa chất đã có, yêu cầu HS hãy chứng minh điều đoán của mình.
2.1.4.2. Sử dụng thí nghiệm theo phương pháp minh họa và kiểm chứng
Các thí nghiệm biểu diễn của GV trong chương này chủ yếu được tiến hành
theo phương pháp minh họa, kiểm chứng để khẳng định những đoán về tính chất
dựa trên cấu tạo của đơn chất hay hợp chất của nitơ, photpho là đúng đắn.
Ví dụ:
GV giới thiệu mục đích thí nghiệm: Hãy xác minh xem axit nitric có khả
năng oxi hóa một số kim loại đứng sau hiđro trong dãy hoạt động hóa học của kim
loại ( như Cu, Ag...) hay không?
GV thảo luận với HS định làm thí nghiêm gì? Làm như thế nào?
HS tiến hành thí nghiệm và tự rút ra kiến thức cần học.
Phương pháp dạy học này có tác dụng phát huy tính tích cực, rèn kỹ năng
vận dụng kiến thức đã học, phát triển tư duy của HS.
2.1.4.3. Sử dụng bài tập có thao tác tư duy so sánh đối chiếu
Trong dạy học hóa học, khi hình thành kiến thức mới, GV thường so sánh
với kiến thức đã học trước, để giúp HS dễ tiếp thu và hiểu sâu kiến thức mới.
Ví dụ 1: Khi hình thành kiến thức mới về axit nitric, GV có thể so sánh với
axit sunfuric đặc.
Ví dụ 2: Khi dạy bài photpho, giáo viên có thể đưa câu hỏi so sánh khả năng
hoạt động của nitơ – photpho, của photpho trắng và photpho đỏ.
Photpho có độ âm điện bé hơn nitơ. Nhưng tại sao ở nhiệt độ thường photpho
hoạt động mạnh hơn nitơ?
Em hãy so sánh khả năng hoạt động của photpho trắng và photpho đỏ? Giải
thích?
2.1.4.4. Phương pháp học tập hợp tác theo nhóm nhỏ
Thông qua phương pháp trên, GV đã hoạt động hóa người học. Mặt khác
người học chủ động tiếp thu kiến thức, kĩ năng. Có thể trao đổi hỗ trợ nhau trong
quá trình khám phá kiến thức mới. Có thể tự đánh giá hay đánh giá lẫn nhau về
kiến thức đúng hay sai.
2.1.4.5. Lồng ghép giáo dục môi trường vào nội dung bài học
Trong chương này có rất nhiều nội dung giáo dục môi trường như bài phân
bón hóa học (bón phân hợp lí và vấn đề ô nhiễm môi trường đất), axit nitric (mưa
axit, khói mù quang hóa,…) do đó GV có thể khéo léo lồng ghép vào bài dạy những
lợi ích cũng như tác hại của các chất để nâng cao ý thức bảo vệ môi trường cho các
em.
2.2. Vị trí, nội dung và phương pháp dạy học chương “Nhóm cacbon”
2.2.1. Vị trí, mục tiêu của chương “Nhóm cacbon”
2.2.1.1. Vị trí
Trong SGK hóa ...
 

Các chủ đề có liên quan khác

Top