sh0ck_ke_ta0

New Member

Download miễn phí Thiết kế bộ phát mã walsh cho hệ đo kênh mimo dùng công nghệ fpga


Kết quả mô phỏng và kết quả quan sát được khi thực thực hiện trên Kit thực phù hợp với kết quả tính toán lý thuyết.
Việc thiết kế và thực hiện thành công bộ phát ra hai dòng mã Walsh cho kênh MIMO dùng công nghệ FPGA hoàn toàn có thể áp dụng trong những mô hình khác.
Sử dụng Kit Virtex 4 cùng với các công cụ hỗ trợ đi kèm để thiết kế FPGA là một phương pháp thiết kế đơn giản, linh hoạt và hiệu quả.


Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

lập tài liệu cho các hệ thống số. Như ta đã biết, một hệ thống số có rất nhiều tài liệu mô tả. Để có thể vận hành bảo trì sửa chữa một hệ thống ta cần tìm hiểu kỹ lưỡng tài liệu đó. Với một ngôn ngữ mô phỏng phần cứng tốt việc xem xét các tài liệu mô tả trở nên dễ dàng hơn vì bộ tài liệu đó có thể được thực thi để mô phỏng hoạt động của hệ thống. Như thế ta có thể xem xét toàn bộ các phần tử của hệ thống hoạt động trong một mô hình thống nhất.
VHDL được phát triển như một ngôn ngữ độc lập không gắn với bất kỳ một phương pháp thiết kế, một bộ mô tả hay công nghệ phần cứng nào. Người thiết kế có thể tự do lựa chọn công nghệ, phương pháp thiết kế trong khi chỉ sử dụng một ngôn ngữ duy nhất. Và khi đem so sánh với các ngôn ngữ mô phỏng phần cứng khác đã kể ra ở trên ta thấy VHDL có một số ưu điểm hơn hẳn các ngôn ngữ khác:
- Thứ nhất là tính công cộng: VHDL được phát triển dưới sự bảo trợ của chính phủ Mỹ và hiện nay là một tiêu chuẩn của IEEE. VHDL được sự hỗ trợ của nhiều nhà sản xuất thiết bị cũng như nhiều nhà cung cấp công cụ thiết kế mô phỏng hệ thống.
- Thứ hai là khả năng hỗ trợ nhiều công nghệ và phương pháp thiết kế. VHDL cho phép thiết kế bằng nhiều phương pháp ví dụ phương pháp thiết kế từ trên xuống, hay từ dưới lên dựa vào các thư viện sẵn có. VHDL cũng hỗ trợ cho nhiều loại công cụ xây dựng mạch như sử dụng công nghệ đồng bộ hay không đồng bộ, sử dụng ma trận lập trình được hay sử dụng mảng ngẫu nhiên.
- Thứ ba là tính độc lập với công nghệ: VHDL hoàn toàn độc lập với công nghệ chế tạo phần cứng. Một mô tả hệ thống dùng VHDL thiết kế ở mức cổng có thể được chuyển thành các bản tổng hợp mạch khác nhau tuỳ từng trường hợp công nghệ chế tạo phần cứng mới ra đời nó có thể được áp dụng ngay cho các hệ thống đã thiết kế.
- Thứ tư là khả năng mô tả mở rộng: VHDL cho phép mô tả hoạt động của phần cứng từ mức hệ thống số cho đến mức cổng. VHDL có khả năng mô tả hoạt động của hệ thống trên nhiều mức nhưng chỉ sử dụng một cú pháp chặt chẽ thống nhất cho mọi mức. Như thế ta có thể mô phỏng một bản thiết kế bao gồm cả các hệ con được mô tả chi tiết.
- Thứ năm là khả năng trao đổi kết quả: Vì VHDL là một tiêu chuẩn được chấp nhận, nên một mô hình VHDL có thể chạy trên mọi bộ mô tả đáp ứng được tiêu chuẩn VHDL. Các kết quả mô tả hệ thống có thể được trao đổi giữa các nhà thiết kế sử dụng công cụ thiết kế khác nhau nhưng cùng tuân theo tiêu chuẩn VHDL. Cũng như một nhóm thiết kế có thể trao đổi mô tả mức cao của các hệ thống con trong một hệ thống lớn (trong đó các hệ con đó được thiết kế độc lập).
- Thứ sáu là khả năng hỗ trợ thiết kế mức lớn và khả năng sử dụng lại các thiết kế: VHDL được phát triển như một ngôn ngữ lập trình bậc cao, vì vậy nó có thể được sử dụng để thiết kế một hệ thống lớn với sự tham gia của một nhóm nhiều người. Bên trong ngôn ngữ VHDL có nhiều chức năng hỗ trợ việc quản lý, thử nghiệm và chia sẻ thiết kế. Và nó cũng cho phép dùng lại các phần đã có sẵn.
2.1.2.2. Cấu trúc một mô hình hệ thống mô tả bằng VHDL
Mục đích của phần này là nhằm giới thiệu sơ qua về cấu trúc khung cơ bản của VHDL khi mô tả cho một mô hình thiết kế thực. Thông thường một mô hình VHDL bao gồm ba phần: thực thể (entity), kiến trúc (architecture) và các cấu hình. Đôi khi ta sử dụng các gói (packages) và mô hình kiểm tra hoạt động của hệ thống (testbench).
+ Thực thể (entity)
Đây là nơi chứa các khai báo thực thể (là các port giao tiếp giữa FPGA và các tín hiệu bên ngoài các port này được sử dụng như là lớp vỏ của kiến trúc thiết kế) và có thể bao gồm các tùy chọn “generic” là khai báo chung có thể dễ dàng sửa đổi khi cần.
+ Kiến trúc (architecture)
Phần thứ hai trong mô hình VHDL là khai báo kiến trúc của chương trình. Mỗi một khai báo thực thể đều phải đi kèm với ít nhất một kiến trúc tương ứng. VHDL cho phép tạo ra hơn một kiến trúc cho một thực thể. Phần khai báo kiến trúc có thể bao gồm các khai báo về các tín hiệu bên trong, các phần tử bên trong hệ thống, hay các hàm và thủ tục mô tả hoạt động của hệ thống. Tên của kiến trúc là nhãn được đặt tuỳ theo người xử dụng. Có hai cách mô tả kiến trúc của một phần tử (hay hệ thống) đó là mô hình hoạt động (Behaviour) hay mô tả theo mô hình cấu trúc (Structure). Tuy nhiên một hệ thống có thể bao gồm cả mô tả theo mô hình hoạt động và mô tả theo mô hình cấu trúc.
+ Mô tả kiến trúc theo mô hình hoạt động
Mô hình hoạt động mô tả các hoạt động của hệ thống (hệ thống đáp ứng với các tín hiệu vào như thế nào và đưa ra kết quả gì ở đầu ra) dưới dạng các cấu trúc ngôn ngữ lập trình bậc cao. Cấu trúc đó có thể là PROCESS, WAIT, IF, CASE, FOR-LOOP…
+ Mô tả kiến trúc theo mô hình cấu trúc
Mô hình cấu trúc của một phần tử (hay hệ thống) có thể bao gồm nhiều cấp cấu trúc bắt đầu từ một cổng logic đơn giản đến xây dựng mô tả cho một hệ thống hoàn thiện. Thực chất của việc mô tả theo mô hình cấu trúc là mô tả các phần tử con bên trong hệ thống và sự kết nối của các phần tử con đó. Như với ví dụ mô tả mô hình cấu trúc một flip-flop RS gồm hai cổng NAND có thể mô tả cổng NAND được định nghĩa tương tự như ví dụ với cổng NOT, sau đó mô tả sơ đồ móc nối các phần tử NAND tạo thành trigơ RS.
+ Cấu trúc process
Process là khối cơ bản của việc mô tả theo hoạt động. Process được xét đến như là một chuỗi các hành động đơn trong suốt quá trình dịch.
S
S
B
S
S/B
S
B
B
B
B
B
B
Hình 4: Cấu trúc process
S: Mô hình cấu trúc
B: Mô hình hoạt động
S/B: Mô hình kết hợp
Cấu trúc tổng quát
[Process label]
Process [(sensitive_list )]
Process declarative part
Begin
….
End process
Trong đó các phần đặt trong dấu [ ] thì có thể có hay không.
- process_label: (nhãn lệnh) là tuỳ từng trường hợp người lập trình đặt tên
- sensitivity_list: Danh sách các yếu tố kích thích hoạt động.
+ Môi trường kiểm tra (testbench)
Một trong các nhiệm vụ rất quan trọng là kiểm tra bản mô tả thiết kế. Kiểm tra một mô hình VHDL được thực hiện bằng cách quan sát hoạt động của nó trong khi mô phỏng và các giá trị thu được có thể đem so sánh với yêu cầu thiết kế.
Môi trường kiểm tra có thể hiểu như một mạch kiểm tra ảo. Môi trường kiểm tra sinh ra các tác động lên bản thiết kế và cho phép quan sát hay so sánh kết quả hoạt động của bản mô tả thiết kế. Thông thường thì các bản mô tả đều cung cấp chương trình thử. Nhưng ta cũng có thể tự xây dựng chương trình thử (testbench). Mạch thử thực chất là sự kết hợp của tổng hợp nhiều thành phần. Nó gồm ba thành phần. Mô hình VHDL đã qua kiểm tra, nguồn dữ liệu và bộ quan sát. Hoạt động của mô hình VHDL được kích thích bởi các nguồn dữ liệu và kiểm tra tính đúng đắn thông qua bộ quan sát.
Data Source (stimuli Generator)
Observer
DUT
Generics
Testbench Entity
Hình 5: Sơ đồ khối của Testbench
Trong đó: DUT: (device under test) mô hình VHDL cần kiểm tra.
Observ...
 

Các chủ đề có liên quan khác

Top