usa_star

New Member

Download Thảo luận tư tưởng Hồ Chí Minh trong 3 đề tài miễn phí





MỤC LỤC
Trang
ĐỀ TÀI 1: Cơ sở hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh. Trong các cơ sở đó, cơ sở nào quyết định bản chất cách mạng và khoa học của tư tưởng Hồ Chí Minh? Tại sao?
A. MỞ ĐẦU . . 3
B. NỘI DUNG . . .4
I. Khái quát về tư tưởng Hồ Chí Minh . .4
1. Khái niệm tư tưởng .4
2. Khái niệm tư tưởng Hồ Chí Minh . 4
II. Cơ sở hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh .5
1.Cơ sở khách quan .5
1.1. Bối cảnh lịch sử hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh .5
a. Tình hình Việt Nam .5
b. Tình hình thế giới .7
1.2. Những tiền đề tư tưởng – lý luận . 8
a. Giá trị truyền thống dân tộc . 8
b. Tinh hoa văn hóa nhân loại .9
c. Chủ nghĩa Mác- Lênin .11
2. Nhân tố chủ quan về phẩm chất cá nhân của Hồ Chí Minh 12
III. Nhân tố quyết định bản chất cách mạng và khoa học của tư tưởng Hồ Chí Minh .13
Chủ nghĩa Mác-Lênin .13
C. KẾT LUẬN . .17
 
 
ĐỀ TÀI 2: Tư tưởng Hồ Chí Minh về những chuẩn mực đạo đức Cách mạng và sự vận dụng tư tưởng đó vào xây dựng đạo đức, lối sống của sinh viên hiện nay.
A. MỞ ĐẦU 18
B. NỘI DUNG .19
I. Những chuẩn mực đạo đức cách mạng của người Đảng viên cộng sản .19
1. Trung với nước, hiếu với dân, quyết tâm phấn đấu, suốt đời hi sinh vì độc lập tự do của Tổ quốc và chủ nghĩa xã hội .19
2. Yêu thương, quý trọng con người .20
3. Cần, kiệm,liêm, chính, chí công vô tư .22
4. Có tinh thần quốc tế, trong sáng .24
II. Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về những chuẩn mực đạo đức cách mạng vào xây dựng đạo đức, lối sống của sinh viên, thanh thiếu niên hiện nay .25
1. Sự cần thiết của việc xây dựng đạo đức, lối sống đối với sinh viên nói riêng và thanh thiếu niên nói chung .25
2. Lối sống của sinh viên, thanh niên hiện nay .26
3. Xây dựng đạo đức,lối sống sinh viên hiện nay .28
C.KẾT LUẬN .31
 
ĐỀ TÀI 3: Bằng lý luận và thực tiễn, phân tích và chứng minh luận điểm: “cách mạng giải phóng dân tộc cần được tiến hành chủ động, sáng tạo và có khả năng giành thắng lợi trước cách mạng vô sản ở chính quốc” là một sáng tạo lớn của Hồ Chí Minh.
Trang
A. MỞ ĐẦU .33
B. NỘI DUNG .33
1. Những luận điểm cơ bản của Hồ Chí Minh về cách mạng giải phóng dân tộc.33
2. Quan điểm của Mác Ăngghen và Lênin về cách mạng giải phóng dân tộc và cách mạng vô sản .35
3. Phân tích và cách mạng luận điểm: “Cách mạng giải phóng dân tộc cần được tiến hành chủ động, sáng tạo và có khả năng giành thắng lợi trước cách mạng vô sản ở chính quốc của Hồ Chí Minh .36
C. KẾT LUẬN 40
 



Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:

sâu sắc về những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam. Tư tưởng Hồ Chí Minh là một sản phẩm tổng hòaa của những điều kiện khách quan và chủ quan, sự kết hợp của truyền thống dân tộc và tinh hoa văn hóa nhân loại. Cùng với thực tiễn dân tộc và thời đại được Hồ Chí Minh tổng kết, chuyển hóa sắc sảo, tinh tế với một phương pháp khoa học, biện chứng tư tưởng Hồ Chí Minh đã trở thành tư tưởng Việt Nam hiện đại. Tư tưởng Hồ Chí Minh là di sản vô giá của Đảng và dân tộc ta. Giá trị thực tiễn cao đẹp của tư tưởng Hồ Chí Minh là ở chỗ gắn bó chặt chẽ với cuộc sống, "nói đi đôi với làm." Thấm nhuần tư tưởng của Người, chúng ta quyết tâm học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh ,thực hiện thành công, hiện thực hoá những di huấn của Người đi vào thực tiễn cuộc sống.
ĐỀ TÀI 2: Tư tưởng Hồ Chí Minh về những chuẩn mực đạo đức Cách mạng và sự vận dụng tư tưởng đó vào xây dựng đạo đức, lối sống của sinh viên hiện nay
A. MỞ ĐẦU
Trước lúc đi xa, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã để lại lời di huấn dặn dò về Đảng, và vấn đề đạo đức cách mạng: "Đảng ta là một Đảng cầm quyền. Mỗi đảng viên và cán bộ phải thật sự thấm nhuần đạo đức cách mạng, phải thật sự cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư. Phải giữ gìn Đảng ta thật trong sạch, phải xứng đáng là người đầy tớ thật trung thành của nhân dân” (Hồ Chí Minh, toàn tập, t.12, nxb CTQG, tr.498).
Cả cuộc đời của mình, Người đã tự thực hiện một cách hoàn chỉnh, trọn vẹn những tư tưởng và khát vọng đạo đức cách mạng; Người vừa là nhà lý luận đạo đức cách mạng, vừa là một tấm gương đạo đức trong sáng gần gũi và độc đáo nhất.
Về đạo đức cách mạng, Hồ Chí Minh nói: "Đạo đức đó không phải là đạo đức thủ cựu. Nó là đạo đức mới. Đạo đức vĩ đại, nó không vì danh vọng của cá nhân, mà vì lợi ích chung của Đảng, của dân tộc, của loài người"( Hồ Chí Minh, toàn tập, t.5, nxb CTQG, tr.252-253).
Và theo cách diễn đạt bình dị của Người: “Đạo đức như gốc của cây, ngọn nguồn của sông suối, sức mạnh của con người, sức có mạnh mới gánh được nặng, và đi được xa”( Hồ Chí Minh, toàn tập, t.5, nxb CTQG, tr.252-253). Ngay trong những năm kháng chiến chống Mỹ cứu nước, Đảng ta tiến hành sự nghiệp vĩ đại giải phóng và thống nhất đất nước, Người đã khái quát và cảnh báo: Một dân tộc, một Đảng và mỗi con người, ngày hôm qua là vĩ đại, có sức hấp dẫn lớn, không nhất định hôm nay và ngày mai vẫn được mọi người yêu mến và ca ngợi, nếu lòng dạ không còn trong sáng nữa, nếu sa vào chủ nghĩa cá nhân. Người cũng thường xuyên nhấn mạnh: "Đảng phải là đạo đức, là văn minh"(Trích trong bài nói của Bác về Đảng ta tại lễ kỉ niệm 30 năm ngày thành lập Đảng, năm 1960) cán bộ, đảng viên có đạo đức cách mạng phải vừa hồng vừa chuyên, hội tụ đủ đức tài, đức là gốc; phải có sự trung với nước, và hiếu với dân.
Tư tưởng và tấm gương đạo đức cách mạng trong sáng của Hồ Chí Minh là tài sản tinh thần vô giá của Đảng và dân tộc ta. Nghiên cứu, học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh là niềm vinh dự, tự hào của mỗi cán bộ, công chức đối với Bác kính yêu - một con người mà tư tưởng và tầm vóc vĩ đại đã vượt qua mọi không gian và thời gian, trở thành một biểu tượng đẹp đẽ của văn minh nhân loại: Anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn hoá thế giới.
B. NỘI DUNG.
I. Những chuẩn mực đạo đức cách mạng của người đảng viên cộng sản.
Đi sâu nghiên cứu di sản tư tưởng, đạo đức Hồ Chí Minh, chúng ta thấy Bác có những lời dặn dò về những chuẩn mực đạo đức cụ thể cho từng đối tượng, từ cán bộ, đảng viên, nông dân, trí thức, công an, bộ đội, cho đến văn nghệ sĩ, nhà báo, thanh niên, thiếu niên. Ở đây, chúng ta đi sâu nghiên cứu những chuẩn mực của nền đạo đức cách mạng, mà Bác Hồ yêu cầu cán bộ, đảng viên phải xây dựng:
1. Trung với nước, hiếu với dân, quyết tâm phấn đấu suốt đời hy sinh vì độc lập, tự do của Tổ quốc và chủ nghĩa xã hội.
Xét về mối quan hệ của đạo đức thì Bác Hồ đặt ưu tiên hàng đầu cho mối quan hệ giữa dân với nước, giữa nhân dân với tổ quốc. Đây là mối quan hệ chi phối tất cả các mối quan hệ khác. Chính vì vậy, Bác Hồ đặt phẩm chất trung với nước, hiếu với dân là phẩm chất hàng đầu của người đảng viên. Trung hiếu là khái niệm thuộc đạo đức truyền thống nhưng được Bác Hồ vận dụng theo quan điểm mới phù hợp với hoàn cảnh mới của lịch sử. Người nói :”Đạo đức cũ như người đầu ngược xuống đất chân chổng lên trời. Đạo đức mới như người hai chân đứng vững được dưới đất đầu ngửng lên trời”(Hồ Chí Minh, toàn tập, t.6, nxb CTQG, tr.320-321)
Theo quan điểm Bác Hồ, “trung với nước, hiếu với dân” có mối quan hệ gắn bó chặt chẽ với nhau. Vì “dân là dân của nước, nước là nước của dân”. Nghĩa là nhân dân là chủ của đất nước,bao nhiêu quyền hành và lực lượng. Còn theo quan điểm của đạo đức phong kiến, coi nước là của vua, vua là người quyết định tất cả, còn dân chỉ có nhiệm vụ làm tui trung theo quan điểm “Quân xử thần tử thần bất tử bất trung” (Vua xử tui phải chết thì tui phải chết, không tuân theo lệnh vua là tui không trung thành). Rõ ràng, quan điểm của Bác hoàn toàn khác hẳn với quan niệm của đạo đức phong kiến. Và cũng chính Người là biểu tượng cao đẹp thể hiện phẩm chất này. Suốt cuộc đời vì dân, vì nước. Đến khi chuẩn bị vĩnh biệt thế giới này Bác cũng tính toán sao cho khỏi tốn kém thì giờ và tiền bạc của nhân dân đối với việc riêng của mình. Còn “hiếu với dân” được Bác cụ thể hóa bằng chủ trương “chính quyền phải có trách nhiệm lo cho dân: Làm cho dân có ăn, làm cho dân có mặc, làm cho dân có chỗ ở, làm cho dân có học hành”( Hồ Chí Minh, toàn tập, t.4, nxb CTQG, tr.258). Bác còn chỉ rõ: “Chính sách của Đảng và Chính phủ phải hết sức chăm lo đến đời sống của nhân dân. Nếu dân đói, Đảng và Chính phủ có lỗi; nếu dân rét là Đảng và Chính phủ có lỗi; nếu dân dốt, Đảng và chính phủ có lỗi; nếu dân ốm là Đảng ta và Chính phủ có lỗi. Vì vậy, cán bộ Đảng và chính quyền từ trên xuống dưới, đều phải hết sức quan tâm đến đời sống của nhân dân”( Hồ Chí Minh, toàn tập, t.7, nxb CTQG, tr.572) . Bác dạy rằng cán bộ các cấp đều là “công bộc của dân, nghĩa là gánh vác việc chung cho dân”. Và, “việc gì có lợi cho dân ta phải hết sức làm, việc gì có hại cho dân phải hết sức tránh”. Phẩm chất trung với nước, hiếu với dân được coi là hạt nhân cơ bản của tư tưởng Hồ Chí Minh.
2)Yêu thương, quý trọng con người.
Qua nghiên cứu, chúng ta thấy rằng Hồ Chí Minh đã kế thừa và phát huy truyền thống nhân ái, nhân nghĩa của dân tộc kết hợp với chủ nghĩa nhân văn của nhân loại mà đỉnh cao là chủ nghĩa nhân văn cộng sản chủ nghĩa. Bác Hồ đã xác định phẩm chất yêu thương, quý trọng con người là một trong những phẩm chất, chuẩn mực đạo đức cách mạng cao đẹp nhất của người đảng viên.
Lòn...
 

Các chủ đề có liên quan khác

Top