be_b0nb0n

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae
Luận văn ThS. Tâm lý học -- Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn. Đại học Quốc gia Hà Nội, 2010
Tìm hiểu thực trạng thái độ tham gia giao thông của học sinh trung học phổ thông trên địa bàn Thành phố Hà Nội. Đưa ra một số đề xuất, kiến nghị nhằm góp phần nâng cao nhận thức và hành vi tuân thủ quy tắc an toàn giao thông của học sinh, hạn chế những sai phạm đáng tiếc xảy ra ở lửa tuổi này. Nâng cao ý thức và thực hành an toàn giao thông khi các em trưởng thành

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Tham gia giao thông là một cách hoạt động, là nhu cầu khách quan
của con người trong đời sống xã hội. Hoạt động tham gia giao thông liên quan
trực tiếp đến mọi mặt hoạt động của đời sống kinh tế - xã hội. Nếu hệ thống giao
thông phát triển, bao gồm đồng bộ cả cơ sở hạ tầng, phương tiện và yếu tố văn
hoá của người tham gia gia thông tốt, sẽ góp phần to lớn thúc đẩy sự phát triển
kinh tế - xã hội của đất nước.
Ở nước ta hiện nay, tình hình trật tự an toàn giao thông có chuyển biến tích
cực, nhưng “tai nạn giao thông tiếp tục gia tăng” [9, tr22]. Khi so sánh một số tiêu
chí về an toàn giao thông đường bộ của nước ta với các nước trong khối ASEAN
thì số người bị tai nạn giao thông đứng ở thứ bậc cao hơn [39, tr4]. Số người chết
do tai nạn giao thông ở Việt Nam đã được so sánh với số người chết của một cuộc
chiến tranh lớn trên thế giới [4]. Mỗi ngày ở Việt Nam có khoảng 33 người chết
do tai nạn giao thông đường bộ. Điều đặc biệt đáng nói là trong số đó thì tỷ lệ
thanh thiếu niên trong độ tuổi 15 - 24 (chiếm gần 20% dân số Việt Nam) nhưng
chiếm tới gần 40% các vụ tai nạn giao thông đặc biệt nghiêm trọng [12]. Theo
ông Hans Troedson, Trưởng thay mặt tổ chức Y tế thế giới của Liên Hợp Quốc tại
Việt Nam, vấn đề tai nạn giao thông ở Việt Nam hiện nay đã đến mức báo động,
không chỉ về y tế công cộng mà còn là vấn đề kinh tế, xã hội. Theo số liệu thống
kê gần đây của Ngân hàng phát triển Châu Á về thiệt hại do tai nạn giao thông
gây ra tại Việt Nam thì trung bình mỗi năm có hơn 11.000 người chết và hàng
chục nghìn người bị thương do tai nạn giao thông đường bộ. Chỉ tính riêng thiệt
hại về kinh tế do tai nạn giao thông đường bộ gây ra ước tính khoảng 900 triệu
USD/năm [8].
Trong điều kiện hiện nay, đất nước đang xây dựng và phát triển kinh tế xã
hội, phương tiện giao thông và cơ sở hạ tầng gia thông còn lạc hậu, thiếu đồng bộ
thì giải pháp giáo dục ý thức cho người tham gia giao thông có vai trò to lớn
trong việc kiềm chế tai nạn giao thông. Theo ông Ta-ka-gi, tư vấn trưởng của dự
án Quy hoạch tổng thể an toàn giao thông Quốc gia, thuộc Tổ chức hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) thì Giải pháp cho giao thông Việt Nam phải bắt đầu từ văn
hoá mà không phải là từ cơ sở hạ tầng [15]. Phân tích nguyên nhân của tai nạn
giao thông cho thấy chủ yếu là do người tham gia giao thông đường bộ gây ra
[39, tr8]. Điều này liên quan tới nhận thức, thái độ, thói quen, kinh nghiệm của
chủ thể tham gia giao thông.
Tầng lớp thanh niên học sinh là chủ nhân tương lai của đất nước, trong
tương lai họ sẽ là những chủ thể tham gia tích cực vào các mối quan hệ xã hội,
đóng góp cho sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Tuy nhiên, hiện nay
một bộ phận giới trẻ, đặc biệt là một số nhóm học sinh ở một số trường học do
điều kiện gia đình khá giả, ít quan tâm đến con cái, hay nuông chiều con cái dẫn
đến tình trạng các em không chấp hành luật giao thông, hiện tượng học sinh đi
xe máy, chở 3, lạng lách, đua xe, phóng nhanh vượt ẩu xảy ra lại là chính các
em học sinh còn đang mang trên mình bộ đồng phục học sinh. Vấn đề này đã
được xã hội quan tâm, cơ quan báo chí, truyền hình đưa tin, nhà trường cũng đã
có những biện pháp ngăn chặn nhưng chưa thực sự hiệu quả.
Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến tình trạng tham gia giao thông hiện nay của
tầng lớp thanh niên học sinh, trong đó thì ý thức và thái độ tham gia giao thông là vô
cùng quan trọng và có ý nghĩa quyết định. Với những đặc điểm tâm sinh lý đặc trưng
của lứa tuổi, nhìn chung các em thanh niên học sinh có khát khao, mong muốn được
tự do, xu hướng vươn lên tự khẳng định mình trong các hoạt động xã hội nhưng nhiều
lúc các em lại chưa đủ khả năng, chưa đủ kinh nghiệm để làm chủ được hành vi của
mình. Đây cũng là thời kỳ con người hay hành động theo cách chấp nhận rủi ro, mạo
hiểm, tìm kiếm sự phấn khích, cảm giác mạnh. Nhận thức của thanh niên học sinh về
những quy định của pháp luật giao thông còn hạn chế, chưa hình thành được thái độ
tích cực và thói quen chấp hành đúng các quy tắc khi tham gia giao thông. Trong khi
đó thực tế giáo dục đạo đức, pháp luật nói chung và giáo dục quy tắc ứng xử giao
thông, luật giao thông nói riêng đối với học sinh còn rất nhiều bất cập, hiệu quả của
những tác động giáo dục chưa cao (cả nhà trường và trong gia đình).
Từ thực tiễn an toàn giao thông, liên quan đến thái độ và hành vi của chủ
thể tham gia giao thông trong đó đặc biệt là lứa tuổi thanh niên học sinh đã và
đang đặt ra nhiều vấn đề cho tâm lý học phải nghiên cứu và giải quyết.
Do đó, xuất phát từ yêu cầu về mặt lý luận cũng như thực tiễn, chúng tôi
chọn đề tài Thái độ tham gia giao thông của học sinh THPT trên địa bàn
Thành phố Hà Nội - Thành phố có tỉ lệ tai nạn giao thông ở mức cao so với các
tỉnh thành khác ở nước ta hiện nay.
2. Mục đích nghiên cứu
Tìm hiểu thực trạng thái độ tham gia giao thông của học sinh trung học phổ
thông trên địa bàn Thành phố Hà Nội. Trên cơ sở đó đưa ra một số đề xuất, kiến
nghị nhằm góp phần nâng cao nhận thức và hành vi tuân thủ quy tắc an toàn giao
thông của học sinh, hạn chế những sai phạm đáng tiếc xảy ra ở lứa tuổi này. Nâng
cao ý thức và thực hành an toàn giao thông khi các em trưởng thành.
3. Đối tượng và khách thể nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Mức độ tích cực và nguyên nhân của thực trạng thái độ tham gia giao
thông của học sinh THPT trên địa bàn Thành phố Hà Nội.
3.2 Khách thể nghiên cứu
Để thực hiện đề tài này, chúng tui tiến hành nghiên cứu trên mẫu khách thể
như sau:
Học sinh, phụ huynh và thầy cô giáo tại 3 trường THPT (3 loại hình
trường khác nhau: dân lập, công lập, trường chuyên) trên địa bàn Thành phố
Hà Nội.
Số lượng:
+ Học sinh: 300
+ Thầy cô giáo: 30
+ Phụ huynh: 30
Số lượng và tỷ lệ khách thể được phân bố theo bảng dưới đây:
Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 

daigai

Well-Known Member
link mới cập nhật, mời các bạn xem lại bài đầu để tải
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Thực trạng kiến thức thái độ hành vi về sức khỏe sinh sản ở học sinh trung học phổ thông huyện Đại Từ Thái Nguyên Y dược 0
D Nghiên cứu về kiến thức, thái độ, thực hành sức khỏe sinh sản vị thành niên của học sinh trung học phổ thông Y dược 0
D Kiến thức, thái độ, thực hành về sức khỏe sinh sản vị thành niên và một số yếu tố liên quan của học sinh trường trung học phổ thông Y dược 0
D Nghiên cứu kiến thức, thái độ, thực hành về các biện pháp tránh thai của sinh viên một số trường Đại học Cao đẳng Y dược 0
D Nhận thức và thái độ của sinh viên hiện nay về đồng tính (qua khảo sát sinh viên học viện báo chí và tuyên truyền) Y dược 1
I Tìm hiểu về thái độ và tâm lý của khách hàng truyền thống tại công ty cổ phần xuất nhập khẩu giày dé Khoa học Tự nhiên 0
D Khảo sát kiến thức,thái độ thực hành về nuôi con bằng sữa mẹ của các bà mẹ sau sinh tại Khoa Sản Bện Y dược 0
C Thái độ của thanh niên xã Sơn Thịnh, huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái với hoạt động văn hoá quần chúng t Luận văn Kinh tế 0
C Thực tiễn áp dụng chế độ hợp đồng kinh tế tại chi nhánh công ty Thái Bình Dương Luận văn Kinh tế 0
D Kiến thức, thái độ, thực hành và một số yếu tố liên quan đến phòng bệnh viêm gan B Y dược 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top