guiguiangel

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối

MỞ ĐẦU.....................................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài.....................................................................................................1
2. Mục đích nghiên cứu...............................................................................................2
3. Đối tƣợng và khách thế nghiên cứu ........................................................................2
4. Nhiệm vụ nghiên cứu ..............................................................................................3
5. Giả thiết nghiên cứu ................................................................................................3
6. Giới hạn phạm vi nghiên cứu..................................................................................3
7. Phƣơng pháp nghiên cứu.........................................................................................3
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU.................................5
1.1. Vài nét về lịch sử nghiên cứu vấn đề ...................................................................5
1.1.1. Trên thế giới ......................................................................................................5
1.1.2. Ở Việt Nam .......................................................................................................6
1.2.1. Khái niệm ma tuý, nghiện ma tuý .....................................................................8
1.2.3. Khái niệm thái độ ............................................................................................23
1.2.4. Khái niệm phòng ngừa ....................................................................................31
1.2.5. Khái niệm sinh viên ........................................................................................32
1.2.6. Khái niệm thái độ của sinh viên với việc phòng ngừa nghiện ma túy............33
Chương 2: TỔ CHỨC VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.................................39
2.1. Tổ chức nghiên cứu............................................................................................39
2.1.1. Nghiên cứu lý luận ..........................................................................................39
2.1.2. Tổ chức nghiên cứu thực trạng .......................................................................39
2.1.3. Một vài nét về trƣờng Đại học Quốc gia Hà Nội............................................39
2.2. Các phƣơng pháp nghiên cứu đƣợc sử dụng......................................................41
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU.....................................................................45
3.1. Thái độ của sinh viên đối với việc phòng ngừa nghiện ma túy biểu hiện
ở nhận thức...............................................................................................................45
3.1.1. Nhận thức của sinh viên về ma tuý .................................................................45
3.1.2. Nhận thức của sinh viên về nghiện ma tuý .....................................................50
3.1.3. Nhận thức của sinh viên về các biểu hiện tâm, sinh lý của ngƣời nghiện
ma túy........................................................................................................................54
3.1.4. Nhận thức của sinh viên về tác hại của nghiện ma túy...................................60
3.1.5. Nhận thức của sinh viên về nguyên nhân thanh thiếu niên nghiện ma túy. .............64
3.1.6. Nhận thức của sinh viên về nội dung công tác phòng ngừa nghiện ma túy.............68
3.2.Thái độ của sinh viên đối với việc phòng ngừa nghiện ma túy biểu hiện ở
cảm xúc .....................................................................................................................69
3.2.1. Cảm xúc của sinh viên khi đối với ngƣời nghiện ma túy ...............................69
3.2.2. Cảm xúc của sinh viên đối với những hậu quả nghiện ma túy .......................71
3.2.3. Hƣởng ứng của sinh viên về một số nội dung phòng ngừa nghiện ma túy.....75
3.2.4. Cảm xúc của sinh viên về các hoạt động phòng ngừa nghiện ma túy ............77
3.3. Thái độ của sinh viên với việc phòng ngừa nghiện ma tuý biểu hiện ở
hành động ..................................................................................................................80
3.3.1. Hành động của sinh viên đối với ngƣời nghiện ma túy ..................................80
3.3.2. Hành động của sinh viên tham gia phòng ngừa nghiện ma túy ......................85
3.3.3. Hành động sử dụng một số chất ma túy thông dụng của sinh viên.....................95
3.3.4. Phân tích thái độ phòng ngừa nghiện ma túy của sinh viên trong một số bài
tập tình huống............................................................................................................97
3.4. Mối tƣơng quan giữa các mặt biểu hiện của thái độ đối với việc
phòng ngừa nghiện ma túy của sinh viên................................................................105
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.................................................................................108
TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................................114
PHỤ LỤC
1. Lý do chọn đề tài
Tệ nạn nghiện ma tuý là hiểm hoạ lớn cho toàn xã hội, gây tác hại cho sức
khoẻ, làm suy thoái nòi giống, phẩm giá con người, phá hoại hạnh phúc gia đình,
gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến trật tự, an toàn xã hội và an ninh quốc gia.
Theo thống kê của Bộ lao động thương binh xã hội năm 2001 có 101.036
người nghiện ma túy, năm 2009, cả nước còn trên 146.000 người nghiện ma túy, đến
cuối tháng 6/2011 có 149.900 người nghiện ma túy. Đặc biệt độ tuổi của người
nghiện ma túy cũng có xu hướng trẻ hóa, 70% người nghiện ma túy ở độ tuổi dưới
30. Trong đó, học sinh - sinh viên là 2.837 em.
Từ năm 2008 - 2010 số tiền chi cho việc phòng chống nghiện ma túy là 125
tỉ 703 triệu. Số tiền này có thể xây 125 trường trung học cho cả nước (1 tỉ/trường),
hay 4 -5 trường đại học (25 - 30 tỉ/trường). Nếu số tiền này chi cho việc xoá đói
giảm cùng kiệt (cả nước 2.800 hộ) thì mỗi hộ được hơn 4,5 tỉ đồng.
Hiện nay các loại ma tuý được sử dụng không chỉ đơn thuần là Heroin hay
thuốc phiện mà còn nhiều dạng ma túy tổng hợp, thuốc lắc...đang nhanh chóng lan
rộng trong giới trẻ, xâm nhập vào môi trường học đường với nhiều hình thức thủ
đoạn ngày càng tinh vi.
Để chủ động phòng ngừa, ngăn chặn ma tuý thâm nhập vào trường học, góp
phần triển khai thực hiện có hiệu quả kế hoạch tổng thể phòng chống ma tuý của
Chính phủ giai đoạn 2006 - 2011, trong đó mục tiêu quan trọng hàng đầu, có ý
nghĩa chiến lược là xây dựng môi trường học đường không có ma tuý; Bộ Công an
đã phối hợp chặt chẽ với Bộ Giáo dục & Đào tạo triển khai thực hiện Kế hoạch liên
ngành số 1413/KH-LN và được cụ thể hoá bằng các Kế hoạch liên tịch số 01, 02, 03
và 07 không để ma tuý thâm nhập học đường. Để thực hiện được mục tiêu đó, trước
hết, chúng ta cần chú ý tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục phòng ngừa ma
tuý cho sinh viên, nêu cao tinh thần trách nhiệm, ý thức cảnh giác không để ma tuý
xâm nhập, lây lan trong trường học, bổ sung các nội dung, hình thức giáo dục
phòng chống ma tuý trong chương trình chính khoá ở các cấp học, bậc học, đảm
bảo thiết thực, dễ hiểu, dễ thực hiện, tăng cường công tác quản lý học sinh, sinh
viên, chấn chỉnh kỷ cương, nền nếp sinh hoạt của nhà trường, của học sinh, sinh
viên nội trú và ngoại trú, chú trọng tổ chức các hoạt động ngoại khoá, ngoài giờ, các
câu lạc bộ văn hoá nghệ thuật phòng chống ma tuý…
Quan trọng nhất, với các em học sinh, sinh viên cần có thái độ tích cực trong
việc phòng ngừa nghiện ma túy vì thái độ phòng ngừa nghiện ma túy tích cực là cơ
sở của việc phòng ngừa đạt kết quả tốt nhất. Để làm tốt hoạt động phòng chống ma
túy trong trường học đòi hỏi phải có hiểu biết, nắm vững tâm lý của học sinh, sinh
viên về môi trường sống và hoàn cảnh học tập. Trong quá trình thực hiện hoạt động
phòng chống ma túy, vấn đề cơ bản là học sinh, sinh viên phải nhận thức, thừa nhận
các yêu cầu, nội dung giáo dục phòng ngừa nghiện ma túy và có hành động không
vi phạm các nội dung giáo dục đó, nghĩa là có thái độ tích cực phòng ngừa nghiện
ma túy.
Tuy nhiên, cho đến nay ở các trường vẫn chưa có nhiều nghiên cứu một cách
có hệ thống về tâm lý của học sinh, sinh viên về phòng ngừa nghiện ma túy.
Với những lý do khách quan trên đây, việc nghiên cứu đề tài về thái độ của
sinh viên với việc phòng ngừa nghiện ma túy là việc rất cần thiết. Nó không những
có ý nghĩa về mặt lý luận mà còn có ý nghĩa rất thiết thực trong công tác phòng
chống tệ nạn ma túy ở nước ta.Vì vậy, chúng tui đã lựa chọn và nghiên cứu vấn đề:
“Thái độ của sinh viên với việc phòng ngừa nghiện ma túy ở Đại học Quốc gia Hà
Nội”.
Qua việc tìm hiểu “Thái độ của sinh viên đối với việc phòng ngừa nghiện ma
túy ở Đại học Quốc gia Hà Nội”. Chúng tui mong muốn góp phần làm phong phú
thêm cơ sở lý luận về thái độ, góp sức nhỏ bé của mình vào công tác xây dựng thái
độ tích cực trong sinh viên đối với việc phòng chống ma túy.
2. Mục đích nghiên cứu
Phát hiện thực trạng thái độ với việc phòng ngừa nghiện ma túy của sinh viên
Đại học Quốc gia Hà Nội từ đó đưa ra những kiến nghị cần thiết nhằm giúp đỡ sinh
viên có thái độ cự tuyệt với ma túy để điều chỉnh hành vi sống lành mạnh trong nhà
trường và cộng đồng.
3. Đối tƣợng và khách thế nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu: Thái độ của sinh viên đối với việc phòng ngừa
nghiện ma túy.
3.2. Khách thể nghiên cứu:
Tổng số là 400 khách thể: 100 sinh viên trường Đại học khoa học Xã hội và
Nhân văn, 100 Sinh viên trường Đại học khoa học Tự nhiên, 100 Sinh viên trường
Đại học Kinh tế- ĐHQGH, 100 sinh viên trường Đại học Ngoại ngữ. 10 cán bộ lớp
Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh là sinh viên của các trường trong diện điều
tra.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu một số vấn đề lý luận về thái độ phòng ngừa nghiện ma túy.
- Làm rõ thực trạng thái độ của sinh viên với việc phòng ngừa nghiện ma túy
ở trường ĐH QG- HN.
- Đề xuất kiến nghị nhằm giúp sinh viên có thái độ cự tuyệt với ma tuý góp
phần thực hiện hoạt động phòng ngừa nghiện ma tuý ở trường học và cộng đồng.
5. Giả thiết nghiên cứu
Đa số sinh viên nhận thức chưa đầy đủ về các chất ma túy, đồng tình với việc
phòng ngừa nghiện ma túy và chủ động phòng tránh sử dụng các chất ma túy bất
hợp pháp.
Sinh viên có thái độ tích cực phòng ngừa nghiện ma túy bất hợp pháp và có
thái độ không rõ ràng với một số chất ma túy nhẹ thông dụng biểu hiện ở cấp độ cá
nhân.
6. Giới hạn phạm vi nghiên cứu
- Về đối tượng nghiên cứu: Nghiên cứu tập trung làm rõ thực trạng thái độ của
sinh viên biểu hiện ở mặt nhận thức, cảm xúc, hành vi phòng ngừa nghiện không chỉ
các chất ma túy bất hợp pháp mà còn cả các chất ma túy nhẹ thông dụng như rượu, cà
phê, thuốc lá…
- Về khách thể nghiên cứu: Sinh viên đang học tập tại Đại học Quốc gia Hà
Nội.
-Về địa bàn nghiên cứu: 4 trường trong Đại học Quốc gia Hà Nội là trường
Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Kinh
tế, Đại học Ngoại ngữ.
7. Phƣơng pháp nghiên cứu
Để thực hiện mục đích và nhiệm vụ của đề tài, một số phương pháp nghiên
cứu cụ thể sau đây đã được sử dụng:
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
1.1. Về mặt lý thuyết
Trên cơ sở tham khảo, phân tích, khái quát hóa các tài liệu có liên quan luận
văn đã đưa ra cách hiểu phù hợp với đối tượng và mục đích nghiên cứu của mình về
các khái niệm: ma túy, nghiện ma túy, khái niệm phòng ngừa, khái niệm phòng
ngừa nghiện ma túy. Trên cơ sở đó luận văn khẳng định:
Thái độ phòng ngừa nghiện ma túy là trạng thái tâm lý chủ quan của cá nhân
sẵn sàng phản ứng theo một khuynh hướng nhất định đối với việc ngăn ngừa, ngăn
chặn việc sử dụng các chất ma túy, để không dẫn đến tình trạng bị nhiễm độc chu kỳ
mãn tính hay lệ thuộc thể chất và tinh thần vào chúng, hạn chế mức độ, phạm vi, tính
chất nguy hiểm, thiệt hại do việc sử dụng ma túy gây ra cho người sử dụng.
Thái độ phòng ngừa nghiện ma túy của sinh viên ở Đại học Quốc gia Hà
nội được biểu hiện ở ba mặt: Nhận thức, cảm xúc và hành vi. Cụ thể :
Ở mặt Nhận thức: Thái độ phòng ngừa nghiện ma túy của sinh viên được
thể hiện qua hiểu biết của họ về các khái niệm ma túy, nghiện ma túy, các chất ma
túy, biểu hiện tâm sinh lý của người nghiện ma túy, nguyên nhân dẫn đến thanh
thiếu niên mắc nghiện ma túy, các hoạt động phòng ngừa nghiện ma túy…
Ở mặt Cảm xúc: Thái độ phòng ngừa nghiện ma túy của sinh viên được thể
hiện ở cảm xúc của sinh viên đối với người nghiện, cảm xúc của sinh viên đối với
hậu quả của nghiện ma túy, qua hưởng ứng của sinh viên về một số nội dung phòng
ngừa nghiện ma túy, qua sự hài lòng của họ với các hoạt động tuyên truyền phòng
ngừa nghiện ma túy, qua sự đồng tình hay không đồng tình của họ với các nội dung
phòng ngừa nghiện ma túy…
Ở mặt hành vi: Thái độ phòng ngừa nghiện ma túy của sinh viên thể hiện ở
hành động của sinh viên đối với người nghiện, hành động sinh viên tham gia các
hình thức tuyên truyền phòng ngừa nghiện ma túy, hành động không tiếp cận các
chất ma túy, hành động giúp đỡ những người nghiện ma túy...
1.2. Kết quả nghiên cứu thực tiễn chỉ ra rằng
Thái độ của sinh viên trường Đại học quốc gia Hà Nội với việc phòng ngừa
nghiện ma túy nhìn chung đạt mức khá chủ động và tích cực. Sinh viên đã có chủ
động phòng tránh các chất ma túy bất hợp pháp, nhưng bên cạnh đó họ vẫn sử dụng
các chất ma túy nhẹ thông dụng khác như rượu, thuốc lá, cà phê, thuốc an thần,
thuốc ngủ... trong một số hoàn cảnh nhất định. Nếu sinh viên lạm dụng các chất kể
trên sẽ gây ảnh hưởng không tốt cho sức khỏe, học tập và các sinh hoạt khác.
Thái độ phòng ngừa nghiện ma túycủa sinh viên biểu hiện ở nhận thức của họ về
khái niệm ma túy, nghiện ma túy, về các tác hại của ma túy đối với sức khỏe người
nghiện, gia đình và xã hội, nguyên nhân học sinh, sinh viên nghiện ma túy cũng như
các nội dung phòng ngừa nghiện ma túy đạt mức đúng nhưng chưa thật đầy đủ và
sâu sắc
Thái độ của sinh viên với việc phòng ngừa nghiện ma túy biểu hiện ở cảm xúc của
sinh viên đối với người nghiện, cảm xúc của sinh viên đối với hậu quả của nghiện
ma túy, qua hưởng ứng của sinh viên về một số nội dung phòng ngừa nghiện ma
túy, qua cảm xúc của họ với các hoạt động phòng ngừa nghiện ma túy đang diễn ra
ở trường, kết quả đánh giá nhìn chung là tích cực.
Thái độ phòng ngừa nghiện ma túy của sinh viên thể hiện ở hành động đối với
người nghiện, hành động tham gia các hình thức tuyên truyền phòng ngừa nghiện
ma túy, hành động không tiếp cận ma túy, hành động giúp đỡ những người nghiện
ma túy...đạt mức khá tích cực và kịp thời.
Thái độ phòng ngừa nghiện ma túy của nam sinh viên có tích cực và chủ động hơn
so với nữ sinh viên, tuy nhiên khoảng cách này không đáng kể.
Thái độ phòng ngừa nghiện ma túy của sinh viên các trường Đại học Khoa học Xã
hội và Nhân Văn, trường Đại học Khoa học Tự nhiên, trường Đại học Ngoại Ngữ,
trường Đại học Kinh tế nhìn chung khá chủ động tích cực. Đi đầu về phong trào
phòng ngừa nghiện ma tuý là sinh viên của Trường Đại học Khoa học Xã hội và
Nhân Văn, sau đó là các trường Đại học Khoa học Tự nhiên, trường Đại học Ngoại
Ngữ, trường Đại học Kinh tế.
Hầu hết sinh viên có thái độ tích cực phòng ngừa nghiện ma túy bất hợp pháp. Thái
độ phòng ngừa nghiện ma túy nhẹ thông dụng, hợp pháp ở sinh viên chưa rõ ràng.
Nguyên nhân chủ yếu của thực trạng trên là các hoạt động tập thể của sinh viên ít đề
cập đến nội dung phòng ngừa nghiện ma túy. Điều này đúng với giả thiết nghiên
cứu mà chúng tui đã đặt ra.
Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Last edited by a moderator:
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Nghiên cứu về kiến thức, thái độ, thực hành sức khỏe sinh sản vị thành niên của học sinh trung học phổ thông Y dược 0
D Kiến thức, thái độ, thực hành về sức khỏe sinh sản vị thành niên và một số yếu tố liên quan của học sinh trường trung học phổ thông Y dược 0
D Nghiên cứu kiến thức, thái độ, thực hành về các biện pháp tránh thai của sinh viên một số trường Đại học Cao đẳng Y dược 0
D Nhận thức và thái độ của sinh viên hiện nay về đồng tính (qua khảo sát sinh viên học viện báo chí và tuyên truyền) Y dược 1
I Tìm hiểu về thái độ và tâm lý của khách hàng truyền thống tại công ty cổ phần xuất nhập khẩu giày dé Khoa học Tự nhiên 0
D Khảo sát kiến thức,thái độ thực hành về nuôi con bằng sữa mẹ của các bà mẹ sau sinh tại Khoa Sản Bện Y dược 0
C Thái độ của thanh niên xã Sơn Thịnh, huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái với hoạt động văn hoá quần chúng t Luận văn Kinh tế 0
C Mâu thuẫn nội tâm của người nhận quà trong việc thay đổi thái độ đối với nhãn hiệu sản phẩm và mối q Luận văn Sư phạm 0
C Văn hóa ứng xử của người Nhật thể hiện qua thái độ, cử chỉ - hành động và ngôn ngữ Luận văn Sư phạm 0
B Ảnh hưởng của thái độ nghề nghiệp đối với kết quả học tập của sinh viên (Nghiên cứu trường hợp Trườn Luận văn Sư phạm 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top