quyen_thanh2001

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối
Luận văn ThS. Luật kinh tế -- Khoa Luật. Đại học Quốc gia Hà Nội, 2010
Tổng quan: các mô hình kinh tế nhà nước và doanh nghiệp nhà nước trên thế giới; các mô hình tập đoàn công ty; tóm tắt quá trình cải cách doanh nghiệp nhà nước; và các vấn đề đặt ra từ khung pháp luật hiện hành. Khái niệm và bản chất pháp lý của Tập đoàn kinh tế nhà nước (TĐKTNN), bao gồm các nội dung: Định nghĩa TĐKTNN theo pháp luật hiện hành; TĐKTNN từ góc độ doanh nghiệp; và TĐKT từ góc độ kinh tế nhà nước. Khung pháp luật điều chỉnh DNNN và TĐKTNN, bao gồm : các nguyên lý được thừa nhận chung về cách thức quản trị doanh nghiệp; đánh giá các phương pháp xây dựng khung pháp luật hiện hành; quan điểm và định hướng xây dựng khung pháp luật. Đưa ra một số khuyến nghị nhằm nâng cao hiệu quả xây dựng khung pháp pháp luật điều chỉnh
MỞ ĐẦU
Cải cách doanh nghiệp nhà nước (sau đây viết tắt là “DNNN”) ở Việt Nam,
bắt đầu từ năm 1980, được tiến hành nhằm hai mục tiêu xuyên suốt, đó là (i) tăng
hiệu quả kinh tế của DNNN (nhằm đóng góp vào tăng trưởng kinh tế, giải quyết
việc làm, bảo đảm nguồn thu cho ngân sách nhà nước), và (ii) tạo các điều kiện để
DNNN khẳng định vị trí độc tôn trong thời kỳ kinh tế kế họach hoá tập trung và giữ
vững vai trò chủ đạo khi chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường với đa thành phần
sở hữu.
Để thực hiện các mục tiêu trên, nhiều biện pháp và công cụ đã được thiết lập
và áp dụng, trong đó có việc cấu trúc mô hình tổ chức và pháp lý các DNNN. Từ
các hình thức ban đầu như xí nghiệp công nghiệp quốc doanh, xí nghiệp liên hợp,
liên hiệp các xí nghiệp của những năm 60 và 70 của thế kỷ trước tới doanh nghiệp
nhà nước độc lập và Tổng công ty nhà nước sau đó (trong thời kỳ Đổi Mới sau năm
1986), và tới năm 2005, các tập đoàn kinh tế nhà nước như một mô hình DNNN đạt
tới đỉnh cao của quá trình cải cách đã chính thức ra đời.
Về động cơ và mục đích, rất dễ nhận thấy rằng việc thành lập các tập đoàn
kinh tế nhà nước (sau đây viết tắt là “TĐKTNN”) nhằm củng cố và nâng cao sức
mạnh và vị thế chủ đạo của kinh tế nhà nước nói chung và DNNN trong một số
ngành và lĩnh vực (mà tập đoàn kinh tế được thành lập) nói riêng, trong bối cảnh gia
tăng cạnh tranh về kinh doanh không chỉ với các thành phần tư nhân trong nước mà
còn với các lực lượng quốc tế ngay chính tại thị trường nội địa, nói như ngôn ngữ
báo chí là tạo ra các “quả đấm thép” của kinh tế nhà nước Việt Nam.
Tuy nhiên, việc sáng tạo ra một mô hình tổ chức và pháp lý doanh nghiệp
không đơn thuần là sự khẳng định động cơ và ý chí của Chính phủ, mà bản thân nó
bao hàm các nguyên lý khoa học của nhiều chuyên ngành và lĩnh vực, kết hợp với
các năng lực tổ chức thực tiễn phù hợp.
Về mặt kinh tế, đã có bằng chứng đầu tiên một cách xác đáng về sự thất bại
của việc thử nghiệm chính sách “tập đoàn hoá” các DNNN, đó là sự sụp đổ gần đây
của Tập đoàn kinh tế Vinashin trong lĩnh vực công nghiệp đóng tàu thuỷ sau bốn
năm hoạt động, từ thời điểm có quyết định thành lập của Thủ tướng Chính phủ ngày
15/6/2006.
Về mặt pháp lý, kể từ năm 2008 trở lại đây, trên các diễn đàn nghiên cứu và
học thuật, đã có nhiều các cuộc thảo luận và bài viết về TĐKTNN, với các câu hỏi,
nghi vấn đặt ra, thậm chí cả sự phủ nhận, về tính không rõ ràng hay sự không tồn tại
về phương diện thực thể pháp lý của cái gọi là “tập đoàn kinh tế”, cũng như việc
thiếu các cơ sở pháp lý hay khung pháp luật cho nó hoạt động. Điều này có thể
được minh chứng ngay trong hai văn bản pháp quy duy nhất do Chính phủ ban hành
điều chỉnh việc thành lập và hoạt động của TĐKTNN, đó là Quyết định số 90/TTg
và số 91/TTg ngày 7/3/1994 về thí điểm thành lập tập đoàn kinh doanh và Nghị
định 101/2009/NĐ-CP ngày 5/11/2009 về thí điểm thành lập, tổ chức, hoạt động và
quản lý TĐKTNN. Vấn đề ở chỗ cả ba văn bản này đều có tính chất và hiệu lực áp
dụng thí điểm, có nghĩa rằng các quy định của hai văn bản này có thể được hiểu là
có hiệu lực hạn chế cả về thời gian và đối tượng điều chỉnh, chưa chính thức, không
cơ bản, không lâu dài và hơn nữa có thể sửa đổi, huỷ bỏ hay thay thế bắt cứ lúc nào
(mà không dự báo được) v.v.. Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật cũng
không quy định loại hình văn bản pháp quy “thí điểm”. Như vậy, đối chiếu với thực
tiễn pháp luật Việt Nam, nó phải được coi là các văn bản hành chính hơn là văn bản
quy phạm pháp luật.
Điều đáng chú ý và xin nhấn mạnh là mặc dù có cấp độ hiệu lực thấp và chứa
đựng các rủi ro pháp lý như vậy, hai văn bản nói trên đã và đang là căn cứ pháp lý
hầu như duy nhất cho 12 TĐKTNN và hàng chục tổng công ty nhà nước lớn khác
(Tổng công ty 91) hoạt động. Về quy mô hoạt động, các tập đoàn và tổng công ty
nhà nước này đều hoạt động đa ngành trên hầu hết các lĩnh vực trọng yếu của nền
kinh tế quốc dân, tại thời điểm năm 2008 sở hữu nguồn vốn hoạt động tới 400.000
tỷ đồng, đồng thời chiếm hữu và sử dụng khoảng 75% tài sản cố định của quốc gia
và 60% vốn tín dụng nhà nước và vốn vay nước ngoài. Bản thân Tập đoàn Vinashin
khi sụp đổ và buộc phải tái cấu trúc theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ vào

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 

trangtuan

New Member
Re: Tập đoàn kinh tế nhà nước tại Việt Nam - Bản chất pháp lý và vấn đề xây dựng khung pháp luật điều chỉnh : Luận văn ThS. Luật: 60 38 50

link download đã lỗi 500 òi ad ơi
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Văn hóa Việt Nam ảnh hưởng hoạt động kinh doanh quốc tế của tập đoàn Honda tại Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
D Phân tích chiến lược Kinh doanh của tập đoàn Sony Luận văn Kinh tế 0
D Quản trị chuỗi cung ứng của tập đoàn bán lẻ Wal-mart và bài học kinh nghiệm cho các doanh nghiệp bán Luận văn Kinh tế 0
V Nghiên cứu các thành phần kinh tế ở Việt Nam và sự hình thành các tổng công ty và tập đoàn kinh tế N Luận văn Kinh tế 0
D Phương hướng, biện pháp xây dựng các Tổng công ty thành các tập đoàn kinh tế lớn mạnh Kiến trúc, xây dựng 0
V Thực trạng và giải pháp phát triển và phát huy vai trò của các tập đoàn kinh tế ở Việt Nam hiện nay Luận văn Kinh tế 0
T Hoàn thiện hệ thống Báo cáo tài chính hợp nhất ở các tổng công ty kinh doanh theo mô hình tập đoàn ở Luận văn Kinh tế 0
T Mô hinh tập đoàn kinh tế ở Việt nam - Thực trạng và phương hướng phát triển Luận văn Kinh tế 0
H Những bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam trong hình thành và phát triển các tập đoàn kinh tế nhà n Luận văn Kinh tế 0
T Kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành hoạt động kinh doanh dịch vụ tại nhà khách Tổng Liên đoàn Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top