Download miễn phí Đề tài Tăng cường kiểm soát nguồn thu thuế giá trị gia tăng từ các Doanh nghiệp trên địa bàn Hà Nội





LỜI MỞ ĐẦU

CHƯƠNG I : LÝ LUẬN CHUNG VỀ KIỂM SOÁT NGUỒN THU THUẾ GTGT TỪ CÁC DOANH NGHIỆP.

1.1/ Kiểm tra, kiểm soát trong hệ thống quản lý nhà nước. 3

1.1.1 - Những vấn đề chung về quản lý. 3

1.1.2 - Kiểm tra, kiểm soát- một chức năng của quản lý Nhà nước. 4

1.1.3 - Kiểm tra, kiểm soát hoạt động tài chính của doanh nghiệp. 7

1.2/ Kiểm soát nguồn thu thuế GTGT từ các doanh nghiệp. 12

1.2.1 - Những vấn đề cơ bản về thuế GTGT. 12

1.2.2 - Vai trò của kiểm soát nguồn thu Thuế GTGT. 14

1.2.2.1- Vai trò của kiểm soát nguồn thu thuế GTGT 14

1.2.2.2 - Những mục tiêu cơ bản của kiểm soát nguồn thu thuế GTGT: 16

1.2.3 - Nội dung của kiểm soát nguồn thu thuế GTGT từ các doanh nghiệp. 18

1.2.3.1. Quy trình quản lý nguồn thu thuế GTGT từ các Doanh nghiệp. 18

1.2.3.2 Tổ chức bộ máy kiểm soát nguồn thu thuế GTGT từ doanh nghiệp 21

1.3/ Những nhân tố ảnh hưởng đến kiểm soát thuế GTGT từ các doanh nghiệp. 24

1.3.1 - Tác động của ý thức xã hội đối với việc chấp hành Luật pháp Nhà nước. 24

1.3.2 - Tác động của hệ thống Luật pháp 25

1.3.3 - Ảnh hưởng của hệ thống kiểm toán nội bộ 25

1.3.4 - Cơ sở vật chất kỹ thuật 26

CHƯƠNG II

THỰC TRẠNG KIỂM SOÁT THUẾ GTGT

TỪ CÁC DOANH NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI

2.1/ Quá trình triển khai Luật Thuế GTGT với kiểm soát nguồn thu thuế GTGT từ các doanh nghiệp trên địa bàn Hà Nội. 28

2.2/ thực trạng công tác kiểm soát nguồn thu thuế gtgt từ các doanh nghiệp theo quy trình quản lý thuế. 34

2.2.1 - Tác động của Quy trình quản lý thuế đối với Kiểm soát nguồn thu thuế GTGT. 34

2.2.2 - Những mặt tồn tại của Luật thuế GTGT và quy trình kiểm soát nguồn thu Thuế GTGT. 38

2.3/ công tác tổ chức bộ máy quản lý thuế đối với kiểm soát nguồn thu thuế GTGT từ các doanh nghiệp. 42

2.4/ Công tác kiểm tra việc chấp hành luật thuế của các doanh nghiệp thông qua quyết toán thuế. 43

2.5/ Đánh giá công tác thanh tra thuế GTGT. 47

2.6/ về công tác kiểm toán nội bộ trong doanh nghiệp. 50

2.7/ Các nhân tố ảnh hưởng đến kiểm soát nguồn thu thuế GTGT từ các doanh nghiệp trên địa bàn Hà Nội. 52

2.7.1 - Tác động của việc ban hành các văn bản pháp quy. 52

2.7.2 - Tác động của ý thức xã hội đối với kiểm soát nguồn thu thuế GTGT. 54

CHƯƠNG III : GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC KIỂM SOÁT NGUỒN THU THUẾ GTGT TỪ CÁC DOANH NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI

3.1/ Những định hướng và quan điểm cơ bản về quản lí nguồn thu thuế GTGT từ các doanh nghiệp. 57

3.2/ Những giải pháp tăng cường kiểm soát thu thuế GTGT từ các doanh nghiệp trên địa bàn Hà Nội 61

3.2.1 - Xác định mô hình quản lý thu thuế trong giai đoạn tới. 61

3.2.2 - Hoàn thiện quy trình quản lý thu thuế và tổ chức bộ máy. 63

3.2.2.1- Hoàn thiện quy trình quản lý thu thuế. 63

3.2.2.2. Hoàn thiện bộ máy tổ chức ngành Thuế. 64

3.2.3 - Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra thuế. 67

3.2.4 - Tăng cường công tác xử lý khiếu nại về thuế: 73

3.2.5 - Xây dựng hệ thống thông tin kiểm soát thu thuế. 78

3.3/ Kiến nghị đối với nhà nước. 79

3.3.1 - Về đối tượng chịu thuế: 79

3.3.2 - Về thuế suất thuế GTGT. 80

3.3.3 - Về áp dụng phương pháp tính thuế và sử dụng hoá đơn. 80

3.3.4 - Về khấu trừ thuế GTGT đầu vào. 82

3.4.5 - Xác định chính xác doanh thu, chi phí để tính thuế 82

3.4.6 - Tăng cường công tác kiểm toán nội bộ tại doanh nghiệp. 83

3.4.7 - Tăng cường sự phối kết hợp giữa các cơ quan chức năng trong kiểm soát nguồn thu thuế GTGT. 86

KẾT LUẬN

 

 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ketnooi -


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ketnooi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


gay vốn trong khi nguyên vật liệu chưa được đưa vào quá trình sản xuất, vốn chưa luân chuyển. Những tác động này cần được khắc phục để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh, có thể dưới hình thức thuế khác với mục tiêu bảo hộ sản xuất trong nước.
Thứ hai là đối với việc quy định sử dụng hai loại hoá đơn:
Trong quá trình thực hiện Luật Thuế GTGT, Bộ Chính trị đã có chỉ đạo tại thông báo số 41/TB-TW ngày 12/02/1997 là ‘những người kinh doanh có nơi sản xuất, có cửa hàng, cửa hiệu cố định đều là đối tượng áp dụng thuế GTGT, không nên phân biệt hộ kinh doanh lớn, hộ kinh doanh nhỏ. Những người kinh doanh không có nơi cố định thì áp dụng chế độ khoán ‘.
Căn cứ vào thực tiễn nước ta, căn cứ vào sự chỉ đạo của Bộ chính trị, Luật Thuế GTGT đã đưa ra 2 phương pháp tính thuế là: phương pháp khấu trừ thuế và phương pháp tính thuế trực tiếp trên GTGT. Phương pháp khấu trừ thuế được áp dụng đối với các doanh nghiệp được thành lập, hoạt động theo Luật DNNN, Luật đầu tư nước ngoài, Luật công ty, Luật hợp tác xã và những hộ kinh doanh lớn chấp hành tốt chế độ kế toán, hoá đơn, chứng từ. Phương pháp tính thuế trực tiếp trên GTGT áp dụng chủ yếu đối với những hộ kinh doanh cá thể chưa thực hiện tốt chế độ hoá đơn chứng từ. Để triển khai, ứng với 2 phương pháp tính thuế có 2 loại hoá đơn tương ứng là hoá đơn GTGT ( dùng cho đối tượng nộp thuế theo phương pháp khấu trừ) và hoá đơn bán hàng ( dùng cho đối tượng nộp thuế theo phương pháp trực tiếp).
Thực chất của phương pháp tính thuế GTGT trực tiếp là biện pháp khoán thuế giống như thuế doanh thu trước đây. Hiện nay, chính sách thuế đã sửa đổi, cho phép cả hoá đơn GTGT và hoá đơn bán hàng đều được khấu trừ thuế thì việc quy định sử dụng 2 loại hoá đơn cho 2 đối tượng kinh doanh khác nhau như hiện nay là không còn phù hợp.
Thứ ba là về thuế suất thuế GTGT.
Chuyển từ 11 mức thuế suất thuế doanh thu xuống còn 4 mức thuế suất GTGT ( 0% - 5% - 10% - 20%) được xác định là giai đoạn đầu để dần tiến tới còn 1 mức thuế suất theo mục tiêu, yêu cầu đơn giản, bình đẳng, công bằng mà cải cách thuế bước II đã đặt ra. Nếu so với mức thuế doanh thu trước kia thì với 4 mức thuế suất GTGT là bước tiến lớn trong việc cải cách chính sách thuế, thể hiện sự tiến bộ và đơn giản của Luật Thuế GTGT. Tuy nhiên thực tế đặt ra 2 vấn đề cần giải quyết:
Thuế suất được định ra trên cơ sở công dụng, mục đích sử dụng của hàng hoá, nhưng tiêu chí để phân định mục đích sử dụng của hàng hoá, dịch vụ là rất phức tạp, dẫn đến tình trạng cùng một mặt hàng nhưng có thể áp dụng các mức thuế suất khác nhau, chênh lệch nhau. Chẳng hạn, nhiều sản phẩm không có tiêu thức để phân định là sản phẩm cơ khí tiêu dùng hay cơ khí là tư liệu sản xuất, các loại hoá chất cơ bản và hoá chất thông thường...
- Việc quy định 4 mức thuế suất với sự chênh lệch tương đối lớn giữa các mức thuế suất thuế GTGT và thuế doanh thu trước đây, do vậy nhiều doanh nghiệp trước đây nộp thuế doanh thu thấp, nay nộp thuế GTGT với mức thuế suất cao hơn, gặp nhiều khó khăn trong sản xuất kinh doanh.
Bên cạnh những vướng mắc của Luật Thuế, Quy trình quản lý thu thuế cũng còn một số hạn chế.
Việc ra thông báo thuế cũng có những bất cập. Hầu hết các văn bản pháp luật về thuế hiện hành đều quy định: các doanh nghiệp phải nộp theo số thuế và thời hạn ghi trong thông báo của Cơ quan Thuế, mà không đưa ra yêu cầu các doanh nghiệp sau khi kê khai thuế phải chủ động, tự giác nộp đầy đủ số thuế đã kê khai vào Kho bạc Nhà nước theo thời hạn quy định của Luật thuế. Từ đó tạo ra cho doanh nghiệp có tư tưởng trông chờ vào thông báo nộp thuế hay đổ lỗi chậm nộp do Cơ quan Thuế chậm gửi thông báo thuế. Bên cạnh đó, thông báo nộp thuế của Cơ quan Thuế vẫn có những tồn tại, chẳng hạn:
- Số thuế phải nộp trên thông báo thuế không đồng nhất với số thuế phải nộp trên tờ khai thuế do việc tính toán lại số thuế phải nộp trên máy vi tính của Cơ quan Thuế hay do việc nhập số liệu không kịp thời, không đồng bộ các loại tờ khai thuế và giấy nộp tiền vào NSNN của doanh nghiệp. Từ đó dẫn đến tình trạng phản ứng của doanh nghiệp khi nhận được thông báo thuế.
- Thời điểm gửi tờ thông báo nộp thuế đến doanh nghịêp nhiều khi còn chậm so với thời hạn nộp thuế được quy định trong các Luật thuế, dẫn đến các doanh nghiệp nộp chậm thuế, chậm chí còn có trường hợp doanh nghiệp đôn đốc Cơ quan Thuế gửi thông báo để nộp thuế. Từ đó đã làm giảm đi tính tích cực, chủ động của doanh nghiệp trong việc nộp thuế.
Việc in ấn, chỉnh sửa số liệu nhiều lần dẫn đến việc ra thông báo nộp thuế lãng phí nhiều thời gian, công sức, chi phí và kém hiệu quả.
Đánh giá một cách chung nhất, trên thực tế quy trình quản lý thu thuế hiện nay vẫn chưa xoá bỏ được triệt để chế độ chuyên quản thuế. Mặc dù quy trình quản lý thuế mới quy định cá nhân cán bộ thuế không được quan hệ trực tiếp với đối tượng nộp thuế, nhưng các quy định khác (như chế độ báo cáo thông tin về doanh nghiệp...) buộc cán bộ thuế phải trực tiếp tới doanh nghiệp để lấy thông tin về tình hình sản xuất kinh doanh. Do vậy, tạo ra sự “cả nể” trong khi làm việc giữa cán bộ thuế và đối tượng nộp thuế, mặt khác, ngành Thuế vẫn phải mất khá nhiều nhân lực vào công tác thu thuế mà hiệu quả công tác lại không cao.
Bên cạnh đó, do quy trình quản lý thu thuế chưa có những quy định rõ ràng về việc phối hợp giữa các Cơ quan Thuế ở các địa phương khác nhau nên đối với trường hợp doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn nhiều tỉnh phải kê khai đăng ký và nộp thuế riêng biệt tại từng tỉnh, đã gặp nhiều khó khăn trong việc kê khai, nộp thuế, có doanh nghiệp còn lợi dụng điểm này để trốn thuế. Cá biệt, vì bệnh thành tích, các Cơ quan Thuế ở các địa phương còn cạnh tranh nhau để thu thuế các đối tượng này. Đây là những vướng mắc trong việc thực hiện quy trình quản lý thu thuế cần được khắc phục ngay nhằm nâng cao hiệu quả kiểm soát nguồn thu, nhất là nguồn thu từ thuế GTGT.
2.3/ công tác tổ chức bộ máy quản lý thuế đối với kiểm soát nguồn thu thuế GTGT từ các doanh nghiệp.
Theo cơ cấu tổ chức của Cục Thuế Hà Nội, các phòng Quản lý thu quốc doanh sẽ trực tiếp kiểm soát đối với các DNNN, các Công ty cổ phần và các Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Các phòng Quản lý thu ngoài quốc doanh quản lý các Doanh nghiệp tư nhân và Công ty TNHH. Tất cả các cán bộ quản lý ở các phòng Quản lý thu quốc doanh đều có trình độ từ Đại học trở lên, vì vậy việc kiểm soát các nguồn thu, đặc biệt là nguồn thu từ thuế GTGT được thực hiện tương đối tốt. Việc kiểm tra, phát hiện những sai sót trong quá trình kê khai thuế, kiểm tra quyết toán thuế hàng năm đã làm tăng nguồn thu cho NSNN.
Tuy nhiên, việc kiểm soát nguồn thu Thuế GTGT từ các doanh nghiệp ngoài quốc doanh chưa được chặt chẽ. Bên cạnh việc ban hành QĐ1368, Bộ Tài Chính đã ban hành thông tư 110/1998-TT-BTC ngày 3/8/1998 sửa đổi về bộ máy C...

 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Tăng cường kiểm soát nội bộ chu trình bán hàng và thu tiền tại công ty cổ phần thép đà nẵng Khoa học kỹ thuật 0
N Một số giải pháp nhằm tăng cường công tác quản lý xuất khẩu, nhập khẩu qua kiểm tra, giám sát Hải qu Luận văn Kinh tế 0
C Tăng cường các thiết chế kiểm soát chất lượng hàng hóa sau công bố tiêu chuẩn chất lượng trên địa bà Kinh tế quốc tế 0
V Tăng cường trách nhiệm công tố trong hoạt động điều tra ở Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Bắc Giang Luận văn Luật 2
D Tăng cường vận dụng thử nghiệm kiểm soát trong kiểm toán báo cáo tài chính tại Công ty Kiểm toán Việ Luận văn Kinh tế 4
F [Free] Thực trạng và giải pháp hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ với việc tăng cường kiểm soát ch Luận văn Kinh tế 0
D Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ với việc tăng cường kiểm soát rủi ro tín dụng đối với các doanh Luận văn Kinh tế 1
B Tăng cường công tác kiểm soát chi thường xuyên Ngân sách Nhà nước cho Giáo dục trung học cơ sở trên Tài liệu chưa phân loại 0
B Tăng cường kiểm tra trực tiếp đối với các quỹ tín dụng nhân dân tại Chi nhánh Bảo hiểm tiền gửi khu Tài liệu chưa phân loại 0
K Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ với việc tăng cường kiểm soát huy động vốn tại Ngân hàng Thương Tài liệu chưa phân loại 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top