bebyhoneylovely

New Member
Bạn nên đi khám bác sĩ chuyên khoa, không nên để lâu nhỡ bệnh lại nặng thêm bạn ạ.Nhất là lại sợ liên quan đến con cái sau này nữa.
 

Brannon

New Member
Ống dẫn tinh nối với tinh hoàn và cũng là đường dẫn quan trọng của túi chứa tinh. Nó có huyết quản, dây thần kinh, cơ và dây chằng, giúp cung cấp máu cho tinh hoàn. Khi ống dẫn tinh bị thắt lại, máu không được lưu thông, gián tiếp tạo thành tình trạng hoại tử tinh hoàn do thiếu máu. Chứng thắt ống dẫn tinh thường
xảy ra ở độ tuổi từ 10 đến 16, phải điều trị gấp thì mới có thể giữ được tinh hoàn.
Chứng thắt ống dẫn tinh chủ yếu xuất hiện do bẩm sinh, nguyên nhân thường thấy là lớp màng bọc quanh tinh hoàn quá lớn, khiến cho tinh hoàn không đủ không gian chuyển động. Khi dây chằng giữ tinh hoàn co lại, tinh hoàn có xu hướng di chuyển vào bên trong cơ thể. Khi dây chằng buông lỏng, tinh hoàn mới trở
về vị trí ban đầu. Nhưng cũng có lúc, tình hình lại không như thế; tinh hoàn cứ xoay vòng trong ống dẫn tinh cho đến lúc không thể trở lại vị trí ban đầu được.
Nếu tinh hoàn thiếu máu trong 4 giờ thì có nguy cơ bị hoại tử, nhiều khả năng phải loại bỏ. Vì vậy, chứng thắt ống dẫn tinh cấp là một bệnh trong âm nang cấp, cần điều trị trong thời gian sớm nhất.
Cần chú ý đến những cơn đau tức đột ngột Lúc mới bắt đầu, người bệnh có cảm giác đau ở bẹn hay ở
tinh hoàn. Một giờ sau, cơn đau kịch liệt hơn do lúc này tinh hoàn đã lên đến bẹn, nếu để lâu sẽ dẫn đến sưng bìu tinh hoàn. Lúc này, cần dùng kỹ thuật y học để kiểm tra khu biệt với chứng viêm tinh hoàn cấp. Nhưng đôi khi cũng có trường hợp chẩn đoán nhầm (20%). Nếu như trên lâm sàng xét thấy có triệu chứng của chứng thắt ống dẫn tinh thì đầu tiên phải gỡ điểm bị thắt. Nhưng do bị đau, người bệnh thường không muốn hợp tác với bác sĩ điều trị. Vậy biện pháp an toàn nhất là mổ nhanh để kiểm tra.
Nếu như tình hình không nghiêm trọng lắm, trong khoảng 12 tiếng, tinh hoàn vẫn còn cơ may được cứu chữa (bị mất khả năng sản xuất tinh trùng nhưng có vẫn có thể sản xuất hoóc môn sinh dục nam).
Chứng thắt ống dẫn tinh thường lần lượt xảy ra ở hai bên. Vì vậy, khi làm phẫu thuật, ngoài việc cố định cho bên tinh hoàn bị bệnh, bác sĩ cũng nên cố định tinh hoàn chưa bị bệnh để tránh lặp lại tình trạng trên.
Trong âm nang, ngoài ống dẫn tinh bị thắt, phần nối tinh hoàn cũng dễ bị thắt. Tuy nhiên, nếu như nó bị hỏng thì cũng không ảnh hưởng đến chức năng của tinh hoàn.
Bạn nên đến bệnh viện chuyên khoa nhé
 

Các chủ đề có liên quan khác

Top