lk_nlw

New Member
Đối với các triệu chứng ho, đau họng, cảm, trước hết cần áp dụng các biện pháp phòng bệnh. Bệnh cảm cúm thường lây lan thành dịch, sẽ dễ bị nhiễm bệnh khi cơ thể có sức đề kháng giảm. Vì thế nên có những biện pháp dự phòng từ xa như:
 
- Thường xuyên tập thể dục thể thao, nâng cao thể lực.
 
- Có chế độ ăn uống hợp lý, giầu sinh tố C, B1, B6, B12, sinh tố E và các khoáng chất cần thiết để nâng cao sức đề kháng của cơ thể.
 
- Giữ ấm  cho cơ thể và mũi họng, không nên nằm máy lạnh hay uống nước đá, thường xuyên và đều đặn vệ sinh răng miệng và súc họng nước muối sinh lý 0,9%.
 
- Đeo khẩu trang khi đi ra ngoài để tránh khói bụi, nắng, môi trường ô nhiễm…
 
Ngoài ra, nếu bạn là giáo viên thì  cần có kiểm tra sức khỏe tổng quát, chụp X-quang tim, phổi kiểm tra xem có bị mắc bệnh nghề nghiệp do bụi phấn vào phổi và các bệnh mũi họng hay không ? Những triệu chứng viêm mũi - họng mạn tính và bụi phổi rất hay gặp trong nhóm nghề nghiệp này. Mặt khác trong những đợt cấp của viêm mũi họng mạn tính cũng gây sốt, rất dễ lầm với cảm cúm thông thường.
 
Các bài thuốc
 
Có rất nhiều bài thuốc Nam, Bắc chữa trị các chứng cảm, tùy thuộc vào loại: Cảm phong hàn, cảm phong nhiệt hay cảm nắng... mà có những bài thuốc khác nhau. Sau đây là một số bài thuốc đơn giản áp dụng cho từng loại cảm để bạn tham khảo
 
- Chữa cảm phong hàn: lá tía tô 16g, vỏ quít 12g, cam thảo 4g, củ gấu 12g, hành tăm 8g, gừng 8g sắc uống ngày 1 thang, uống lúc còn nóng, liều lượng từ 1 – 3 thang.
 
- Chữa cảm phong nhiệt: bạc hà 8g, kinh giới 8g, lá tre 16g, kim ngân 16g, cam thảo 4g sắc uống lúc còn nóng.
 
- Chữa cảm nắng: rau má tươi 16g, hương nhu 16g ,củ sắn dây 12g, lá trè, lá đậu ván 12g sắc nước uống.
 Trường hợp của bạn bị nặng như vậy thì nên khám bác sĩ ở bệnh viện vì có thể sẽ phải  dùng kháng sinh để trị dứt điểm, còn thường thì viêm xoang sẽ dẫn đến đau đầu, đau mắt, bạn nên đi khám để uống thuốc nhé.
Chúc bạn mau khỏi bệnh.
 
Viêm họng cấp là bệnh rất hay gặp vào mùa lạnh, ở cả người lớn và trẻ em. Bệnh đặc biệt nguy hiểm với trẻ em vì nếu không được điều trị sớm, viêm họng cấp sẽ có nguy cơ biến chứng dẫn đến bệnh thấp tim.

Nguyên nhân gây viêm họng cấp
 
Viêm họng cấp tính là loại bệnh khá phổ biến, thường xuất hiện với các bệnh viêm VA, viêm amidal. Nguyên nhân có thể do vi khuẩn (phế cầu, liên cầu hay các vi khuẩn khác sẵn có ở họng) hay virus cúm, sởi... Nguy hiểm hơn cả là liên cầu khuẩn nhóm A vì nó là thủ phạm gây nên biến chứng viêm họng dẫn đến thấp tim, viêm khớp, viêm thận là những bệnh khá nguy hiểm.
 
Ngoài các nguyên nhân đó phải kể đến các yếu tố nguy cơ như thay đổi thời tiết (gió mùa đông bắc), lạnh quá, ẩm quá, bụi, khói thuốc, rượu, hóa chất...
 
Các dấu hiệu
 
Theo Bác sĩ Lộc, viêm họng cấp thường khởi phát đột ngột, người bệnh sốt cao 39-40oC, kèm theo đó là nuốt đau, rát họng, khàn tiếng. Các triệu chứng kèm theo là sụt sịt, tắc mũi và chảy nước mũi nhầy, tiếng nói khàn nhẹ và ho khan, người bệnh thấy đau lên tai và đau nhói khi nuốt.
 
Viêm họng cấp do virus thường diễn biến trong 3 - 4 ngày, chỉ cần dùng thuốc điều trị triệu chứng giảm sốt, giảm ho thì bệnh sẽ lui dần. Nhưng nếu viêm họng do vi khuẩn thì dấu hiệu toàn thân sẽ nặng nề hơn, người bệnh sốt, mệt mỏi, môi khô, lưỡi bẩn, đặc biệt hay có viêm tấy hạch vùng cổ, hạch góc hàm sưng, đau... Việc điều trị phải dùng kháng sinh mới có hiệu quả.
 
Biến chứng của bệnh
 
Nếu viêm họng cấp bị bội nhiễm, bệnh nhân có thể gặp các biến chứng viêm tai, mũi, phế quản...
 
Ở trẻ em, khi bị viêm họng cấp, ngoài những biến chứng kể trên, nguy hiểm nhất là có thể gây bệnh thấp tim ở trẻ em. Liên cầu khuẩn gây viêm họng kích thích cơ thể sản xuất ra các kháng thể gây ảnh hưởng đến tim, khớp, thần kinh và gây nên bệnh thấp tim.
 
Khi bị biến chứng viêm họng do liên cầu khuẩn, trẻ có các dấu hiệu sốt, đau họng, ho, tiếp đến là sưng, nóng các khớp, đặc biệt là sưng khớp gối, khớp khuỷu và chạy từ khớp này sang khớp khác. Sưng khớp và khớp di chuyển là một yếu tố quan trọng để nhận biết nguy cơ bị thấp tim ở bệnh nhân.
 
Biến chứng thấp tim cần được điều trị chu đáo, phải theo dõi điều trị hàng tháng bằng phương pháp tiêm chậm peniciline đến năm 21 hay 25 tuổi.
 
Điều trị viêm họng cấp
 
- Điều quan trọng nhất là phải nghỉ ngơi, giữ ấm cơ thể, nhất là cổ, ngực, gan bàn chân.
 
- Dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ và nên tăng cường nhiều vitamin C tăng sức đề kháng cho cơ thể.
 
- Bệnh nhân nên súc miệng thường xuyên bằng nước muối loãng ấm hơn thân nhiệt vài độ (nhất là về mùa lạnh) để gây giãn mạch, tăng tuần hoàn tại chỗ. Nên pha sẵn nước muối mặn đựng vào chai, khi súc họng thì pha thêm nước nóng để có độ mặn và độ nóng cần thiết.
 
Khi súc họng cần lưu ý, trước tiên, cần súc sạch khoang miệng bằng nước muối đã pha rồi mới súc họng. Để súc họng, cần ngửa cổ ra sau đến mức tối đa. Khi nước muối chạm thành sau họng thì dùng hơi đẩy nước muối ra, sau khi đẩy hơi hết, đầu trở lại tư thế bình thường, nhổ nước cũ đi rồi lặp lại động tác trên 3 - 4 lần nữa với nước muối mới.
 
Quan trọng là phải nhớ súc họng trước và sau khi ngủ dậy rất có tác dụng trong việc phòng, điều trị bệnh viêm họng.     
 
 

Các chủ đề có liên quan khác

Top