thang_ha69

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối
PHẦN MỞ ĐẦU........................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài:....................................................................................................1
2. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài: ...............................................................2
3. Lịch sử nghiên cứu liên quan đến đề tài: ................................................................3
4. Mục tiêu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu ...........................................................6
5. Phương pháp nghiên cứu.........................................................................................6
6. Cấu trúc của luận văn..............................................................................................7
PHẦN NỘI DUNG ....................................................................................................9
CHƢƠNG I: TOÀN CẦU HÓA VÀ VỊ TRÍ CỦA HỢP TÁC CHÍNH TRỊ -
AN NINH CÁC NƢỚC ASEAN ..............................................................................9
1.1. Khái quát về toàn cầu hóa ....................................................................................9
1.1.1. Lịch sử hình thành và khái niệm của toàn cầu hóa ..........................................9
1.1.2. Bản chất của toàn cầu hóa..............................................................................12
1.2. Vị trí của hợp tác Chính trị - An ninh ASEAN trong Liên kết khu vực ............15
1.2.1. Khái quát chung về ASEAN.............................................................................15
1.2.2. Vị trí của hợp tác Chính trị - An ninh ASEAN trong Liên kết khu vực...........18
TIỂU KẾT.................................................................................................................27
CHƢƠNG II: CÁC TÁC ĐỘNG CỦA TOÀN CẦU HÓA ĐẾN HỢP TÁC
CHÍNH TRỊ - AN NINH ASEAN..........................................................................29
2.1. Những tác động tích cực ....................................................................................29
2.1.1. Toàn cầu hóa đã khiến cho các nước ASEAN tăng cường hội nhập quốc tế,
làm tăng tính “mở” của hợp tác khu vực, nâng cao sức mạnh của mình trên bàn cờ
địa - chính trị.............................................................................................................29
2.1.2. Toàn cầu hóa thúc đẩy việc hình thành các khuôn khổ, diễn đàn, đối thoại
hợp tác chính trị - an ninh trong khu vực. ................................................................32
2.1.3. Mặt trái của toàn cầu hóa đã trực tiếp hay gián tiếp làm nảy sinh các vấn đề
an ninh phi truyền thống. ..........................................................................................39
2.1.4. Vấn đề tranh chấp Biển Đông là mối quan tâm chung của các quốc gia trong
khu vực Đông Nam Á. ...............................................................................................43
2.2. Những tác động tiêu cực ....................................................................................49
2.2.1. Toàn cầu hóa làm sâu sắc hơn sự chênh lệch và phân hóa về trình độ phát
triển giữa các nước thành viên ASEAN, làm hạn chế quá trình hợp tác chính trị - an
ninh trong khu vực.....................................................................................................49
2.2.2. Sự đan xen lợi ích chiến lược và sự tác động của các nước lớn tại khu vực
Đông Nam Á, đặc biệt là ở Biển Đông đang là thách thức đối với liên kết ASEAN
nói chung và hợp tác chính trị - an ninh nói riêng ...................................................55
2.2.3. Toàn cầu hóa ít nhiều làm phức tạp hơn những sự mâu thuẫn, bất đồng giữa
các nước thành viên trong ASEAN............................................................................60
TIỂU KẾT.................................................................................................................62
CHƢƠNG III: TRIỂN VỌNG HỢP TÁC CHÍNH TRỊ – AN NINH CÁC
NƢỚC ASEAN TRONG NHỮNG NĂM SẮP TỚI VÀ MỘT SỐ GỢI Ý CHO
VIỆT NAM ..............................................................................................................63
3.1. Triển vọng hợp tác Chính trị - An ninh của các nước ASEAN trong những năm
tới...............................................................................................................................63
3.1.1. Những điều kiện thuận lợi để thúc đẩy hợp tác chính trị - an ninh của các
nước ASEAN hiện nay. ..............................................................................................63
3.1.2. Những thách thức mà hợp tác chính trị - an ninh ASEAN phải đối mặt .................67
3.1.3 Dự báo về triển vọng hợp tác Chính trị - An ninh ASEAN trong những năm tới......69
3.2. Một số gợi ý cho Việt Nam trong hợp tác chính trị - an ninh ASEAN .............73
3.2.1. Lấy lợi ích dân tộc làm cơ sở hàng đầu cho mọi chính sách, đường lối và
hành động đối ngoại..................................................................................................74
3.2.2. Tôn trọng và tuân thủ các quy tắc ứng xử theo luật pháp quốc tế nói chung,
Hiến chương ASEAN và những quy định của các diễn đàn hợp tác chính trị - an
ninh trong khu vực nói riêng.....................................................................................75
3.2.3. Tận dụng cơ hội và chấp nhận khó khăn, thách thức. ....................................76
3.2.4. Chủ động, tích cực và có trách nhiệm. ...........................................................79
TIỂU KẾT.................................................................................................................81
PHẦN KẾT LUẬN..................................................................................................82
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO...............................................................84

1.2. Vị trí của hợp tác Chính trị - An ninh ASEAN trong Liên kết khu vực
1.2.1. Khái quát chung về ASEAN
1.2.1.1. Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á - ASEAN
Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) được thành lập chính thức vào
ngày 8-8-1967, sau khi Bộ trưởng Bộ Ngoại giao của các nước In-đô-nê-xi-a, Ma
lay-xi-a, Phi-líp-pin, Xin-ga-po và Thái Lan ký bản Tuyên bố ASEAN hay còn gọi là
Tuyên bố Băng-cốc. Hiện nay, tổ chức khu vực này có 10 thành viên bao gồm 5
nước thành viên ban đầu và 5 thành viên gia nhập sau gồm có Bru-nây Đa-rút-sa
lam (8-1-1984), Việt Nam (28-7-1995), Lào và My-an-ma (23-7-1997), Cam-pu
chia (30-4-1999). Từ những năm 90 của thế kỷ XX, ASEAN đã nổi lên như là một
tổ chức khu vực hoạt động năng nổ và hữu hiệu.
Về bản chất, ASEAN là tập hợp của các nước vừa và nhỏ trong khu vực
nhằm để duy trì hòa bình, ổn định chung trong khu vực; tạo vị thế trong quan hệ với
các nước lớn và các tổ chức khu vực khác; thúc đẩy hội nhập kinh tế trong khu vực
và với các nước đối tác bên ngoài. Đặc điểm và tính chất cơ bản của ASEAN là:
- Một tổ chức liên chính phủ;
- Bình đẳng về quyền và nghĩa vụ giữa các thành viên;
- Mọi quyết định đưa ra phải dựa trên sự đồng thuận của các thành viên
tham gia Hiệp hội.
Trong suốt hơn 45 năm qua, kể từ khi thành lập cho đến nay, ASEAN đã góp
phần ngăn ngừa xung đột xảy ra ở khu vực, nhất là qua nhiều lần biến động ở khu
vực và thế giới, từ đó góp phần quan trọng tạo dựng môi trường hòa bình, ổn định
trong khu vực. Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á - ASEAN cũng góp phần hạn
chế những nghi kỵ, tạo dựng được sự tin cậy và hợp tác giữa các nước thành viên.
ASEAN cũng phát huy được vai trò làm trung gian, xúc tác và cung cấp diễn đàn để
các nước lớn tiến hành đối thoại và hợp tác với nhau mà trong đó ASEAN giữ vai
trò điều phối lợi ích của các bên. Nhờ đó, ASEAN không những giữ không để xung
đột lợi ích giữa các nước lớn làm mất ổn định mà còn tranh thủ được các nước lớn
để phục sự phát triển kinh tế và duy trì an ninh khu vực. ASEAN cũng đã thúc đẩy
tiến trình liên kết kinh tế khu vực, tạo thế để ASEAN hợp tác kinh tế với các nước
đối tác bên ngoài. thức và hành động chiến lược của các nước thành viên, nhất là trong việc duy trì,
mở rộng lợi ích của họ tại khu vực này.
- Đối với Mỹ, trọng điểm của chiến lược toàn cầu đã chuyển từ châu Âu sang
châu Á, trong đó Đông Á – Đông Nam Á là một mắt xích trọng yêu của chiến lược
châu Á – Thái Bình Dương. Mỹ đang gia tăng sự can dự nhiều hơn vào khu vực
Đông Nam Á, nhằm duy trì ảnh hưởng vốn có của họ trước sức ép cạnh tranh từ
phía Trung Quốc. Về lợi ích kinh tế, khu vực Đông Á nói chung và Đông Nam Á
nói riêng đã và đang là một thị trường đầu tư lớn, nơi tiêu thụ hang hóa công nghiệp
chế tác, mang lại lợi nhuận cao cho Mỹ. Trừ Nhật Bản và một số con rồng châu Á
khác như Hàn Quốc, Đài Loan, Xin-ga-po, các nước trong khu vực này đều là
những nước đang phát triển, thiếu vốn, công nghệ lạc hậu nhưng lại là nơi có số
lượng dân cư hơn 600 triệu người, sức mua lớn và nhân công tương đối rẻ. Ngoài
ra, đây còn là khu vực giàu tài nguyên thiên nhiên, trong đó có dầu mỏ, khí đốt,
quặng hiếm… Trong bối cảnh khan hiếm về tài nguyên thì đây là một lợi thế mà bất
nước công nghiệp nào cũng không thể bỏ qua. Về lợi ích chiến lược, khu vực Đông
Nam Á đối với Mỹ quan trọng hơn bao giờ hết. Tại đây, Mỹ có quan hệ đồng minh
truyền thống với Phi-líp-pin, Thái Lan; có quan hệ khá tin cậy và chặt chẽ với Xin
ga-po; có quan hệ toàn diện với Ma-lay-xi-a, In-đô-nê-xi-a, Việt Nam. Đây cũng là
khu vực chiến lược, có khả năng duy trì và kết nối các quan hệ kinh tế, đồng minh
của Mỹ từ Đông Bắc Á đến Đông Nam Á, Nam Thái Bình Dương và Nam Á, tạo
cho Mỹ thế gọng kìm, kiểm soát địa chính trị khu vực châu Á – Thái Bình Dương.
- Đối với Trung Quốc, Đông Nam Á không chỉ là khu vực ảnh hưởng truyền
thống mà còn là nơi có tầm quan trọng đặc biệt trong chiến lược tổng thể, vươn lên
vị trí siêu cường, sánh vai với Mỹ. Đông Nam Á không chỉ là cửa ngõ “yết hầu”
phía Nam, thị trường cung cấp nguyên liệu, tiêu thụ sản phẩm công nghiệp lớn của
Trung Quốc, nơi đang diễn ra quá trình xây dựng Cộng đồng ASEAN, có khả năng
kết nối, cân bằng lợi ích của nhiều nước lớn và mở rộng hợp tác liên kết khu vực
châu Á Thái Bình Dương. Về lợi ích kinh tế, Trung Quốc cần có thêm thị trường
tiêu thụ sản phẩm công nghiệp cũng như tìm nguồn cung cấp nhiên liệu thô từ bên
ngoài. Các nước Đông Nam Á hầu hết là các nước đang phát triển nên thị trường dễ tính mà lại có tài nguyên thiên nhiên phong phú. Đó là sự hấp dẫn đối với nền kinh
tế đang trỗi dậy mạnh mẽ như Trung Quốc. Về lợi ích chiến lược, các nước Đông
Nam Á là con đường ngắn nhất tiếp cận Ấn Độ Dương rồi từ đó thông thương với
thế giới Ả-rập và châu Phi, nơi cung cấp nhiều dầu mỏ. Đồng thời, các nước như
Thái Lan, My-an-ma, Lào và Việt Nam nằm trên dải đất liền, thuận tiện cho sự phát
triển thương mại và đảm bảo an ninh cho khu vực phía Nam Trung Quốc.
Bên cạnh đó, Đông Nam Á không chỉ trở nên có giá trị chiến lược quan trọng
với Mỹ, Trung Quốc mà còn là khu vực cạnh tranh ảnh hưởng của các nước lớn
khác như Ấn Độ, Nhật Bản, Nga…. Ngoài thúc đẩy quan hệ hợp tác kinh tế, tăng
cường sự hiện diện quân sự, can thiệp sâu, rộng hơn vào khu vực nhằm kiềm chế,
ngăn chặn lẫn nhau, các nước lớn cũng đẩy mạnh triển khai nhiều hoạt động nhằm
giành giật ảnh hưởng tại khu vực. Như vậy, dựa vào những phân tích ở trên, có thể
thấy, khu vực Đông Nam Á đang là nơi có sự đan xen và cạnh tranh về lợi ích chiến
lược của các nước lớn.
Dưới sự tác động và chi phối về lợi ích của các cường quốc trên bàn cờ địa –
chính trị, các nước ASEAN phải đối mặt với không ít những thách thức. Thứ nhất,
sự trỗi dậy của Trung Quốc, sự suy yếu tương đối của Mỹ trong cán cân sức mạnh
đang đặt ra nhiều vấn đề mới cho an ninh - ổn định và phát triển của khu vực Đông
Nam Á cũng như lựa chọn chính sách của từng quốc gia trong khu vực. Lịch sử cho
thấy, khi các cường quốc mới trỗi dậy, thì những hệ lụy đối với những quốc gia nhỏ
hơn và yếu hơn ở xung quanh là điều khó tránh khỏi. Các thách thức chủ yếu liên
quan tới việc các nước lớn o ép các nước nhỏ, bao gồm việc hạn chế không gian tự
chủ hành động của các nước nhỏ và giành phần hơn trong việc theo đuổi lợi ích
quốc gia (kể cả trong bối cảnh song phương và đa phương)18. Tham vọng kiểm soát
không gian địa - chính trị của các nước lớn có thể gây ra nhiều khó xử cho ASEAN
trong quan hệ với các nước. Sự cạnh tranh giành ưu thế địa - chính trị giữa các nước
lớn tại Đông Nam Á không chỉ bị chi phối bởi chủ nghĩa dân tộc và nước lớn, mà
còn bị tác động bởi đấu tranh ý thức hệ chính trị - tư tưởng giai cấp. Điều này lại PHẦN KẾT LUẬN
Toàn cầu hóa – một hiện tượng mang tính xã hội, một lực lượng mang tính
lịch sử trỗi dậy trong suốt những thập niên vừa qua và đang có ảnh hưởng lớn, tác
động đến hầu như mọi mặt của đời sống xã hội, từ kinh tế cho đến chính trị, văn
hóa xã hội, môi trường sinh thái… Toàn cầu hóa là khái niệm dùng để miêu tả các
thay đổi trong xã hội và trong nền kinh tế thế giới, tạo ra bởi mối liên kết và trao
đổi ngày càng tăng giữa các quốc gia, các tổ chức hay các cá nhân ở tất cả các góc
độ của đời sống quan hệ quốc tế trên quy mô toàn cầu. Nhìn chung, toàn cầu hóa có
những tác động tích cực làm tăng năng suất lao động, tạo ra nhiều của cải cho thế
giới, cải thiện chất lượng cuộc sống cho con người, làm cho các quốc gia dân tộc,
mỗi thành viên trên hành tinh chúng ta gần gũi với nhau hơn. Tuy nhiên, toàn cầu
hóa cũng mang lại những rủi ro cho nhiều người, nhiều dân tộc trong việc tìm kiếm
kế sinh nhai cho mình. Hơn nữa, toàn cầu hóa có xu hướng đồng hóa các quốc gia
cũng như các nền văn hóa, một kết cục mà ít ai muốn.
ASEAN – một tổ chức kinh tế - chính trị mang tính chất khu vực – đã và
đang đi trên con đường trở thành một trong những tổ chức khu vực thành công
được bạn bè và cộng đồng quốc tế công nhận. Thành tựu nổi bật và quan trọng nhất
của ASEAN là đã hình thành một ASEAN bao gồm cả 10 nước Đông Nam Á, đưa
đến những thay đổi căn bản về chất của Hiệp hội, cũng như tình hình khu vực. Hiện
nay, Hiệp hội đang hướng đến hình thành Cộng đồng ASEAN vào năm 2020 nhằm
thúc đẩy hợp tác, liên kết của mình đi vào sâu rộng, trong đó có việc hợp tác trên
lĩnh vực chính trị - an ninh.
Trong phạm vi khu vực, tất cả các nước ASEAN đều mong muốn có một nền
hòa bình, ổn định, tôn trọng chủ quyền của các nước quốc gia và lợi ích các dân tộc
để có cơ hội mở rộng hợp tác phát triển: xúc tiến sự phát triển của từng nước, đồng
thời tạo dựng một thị trường khu vực chung, tạo thành một tổng thể chặt chẽ để có
thể chống lại sức ép từ bên ngoài và nâng cao vai trò ngoại giao của các nước trong
các cuộc thương lượng quốc tế, trên cơ sở Hiệp ước thân thiện và hợp tác Đông
Nam Á được ký năm 1976, được coi như "Bộ quy tắc ứng xử" chỉ đạo một quan hệ
giữa các nước trong khu vực nhằm đảm bảo hòa bình và ổn định.

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
N Nhờ tải giúp em Thực trạng và các yếu tố tác động đến việc làm thêm của sinh viên Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay (Luận văn thạc sĩ) - Phan Thị ThuThảo Khởi đầu 3
D Ứng dụng mô hình DEA và mô hình Hồi quy Tobit để kiểm định các nhân tố tác động đến mức độ hiệu quả của các NHTM Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
D Tác động của toàn cầu hóa kinh tế đối với dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào việt nam Luận văn Kinh tế 0
D Những xu hướng vận động chủ yếu của nền kinh tế thế giới - Tác động của những xu hướng này đến Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
D Tác động của các yếu tố căng thẳng trong công việc đến sự gắn kết của nhân viên nghiên cứu tình huống tại công ty KODA Sài Gòn Y dược 0
D Nghiên cứu các nhân tố tác động đến ý định mua sắm trực tuyến (online shopping) của người tiêu dùng Luận văn Kinh tế 0
D Các yếu tố tác động đến quyết định mua hàng trên sàn thương mại điện tử shopee của sinh viên chất lượng cao Trường Đại học Ngân hàng Tp.HCM, 2021 Luận văn Kinh tế 0
D Yếu tố tác động đến văn hóa doanh nghiệp của các công ty du lịch tại việt nam Văn hóa, Xã hội 0
D Hiệp định thương mại song phương Việt Mỹ và những tác động của nó đến kinh tế Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
D Sự tác động của các loại hình giải trí đến đời sống thanh niên Việt Nam Văn hóa, Xã hội 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top