daigai

Well-Known Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối

CHƯƠNG 8. SỬA CHỮA HỆ TRỤC VÀ CHÂN VỊT
BÀI 8.1 XÁC ĐỊNH TRẠNG THÁI KỸ THUẬT HIỆN TẠI CỦA HỆ TRỤC 8.1.1. Kiểm tra sơ bộ trạng thái kỹ thuật hiện tại của hệ trục. Việc tiến hành kiểm tra sơ bộ trạng thái kỹ thuật (TTKT) hiện tại của hệ trục ngay sau khi đưa tàu vào nhà máy sữa chữa. Kiểm tra càng chính xác thì chất lượng sửa chữa càng cao.
Kiểm tra sơ bộ TTKT hiện tại của trục là: • Kiểm tra (phát hiện) độ mài mòn cổ trục, bạc trục. • Kiểm tra (xác định) độ lệch tâm của hệ trục, còn sau khi đưa tàu lên đà người ta tiến hành những công việc sau: - Dò tìm hư hỏng của chân vịt - Dò tìm hư hỏng của trục chân vịt - Dò tìm hư hỏng của ống bao trục chân vịt - Dò tìm hư hỏng của ổ đỡ trục chân vịt
• Những công việc khi tiến hành kiểm tra sơ bộ TTKT hệ trục. - Quan sát bên ngoài hệ trục. - Kiểm tra độ đảo của các cổ trục và các mặt bích. - Kiểm tra khe hở hướng kính giữa bạc trục và cổ trục. - Kiểm tra độ tiếp xúc giữa cổ trục và nữa dưới của bạc trục. - Kiểm tra (xác định) độ gãy và độ dịch chuyển của các đoạn trục của hệ trục. - Kiểm tra thiết bị phanh (hảm) hệ trục. Tóm lại: ta phải kiểm tra tấc cả những chi tiết, thiết bị mà có thể kiểm tra được.
• Một số công việc chủ yếu khi kiểm tra sơ bộ ổ đở trục như sau: - Kiểm tra độ căng của các êcu-bulông lắp ghép, kiểm tra độ chính xác của các căng phía dưới ổ đỡ, độ khít giữa các mặt êcu, bu lông với mặt tiếp xúc tương ứng của nó. - Kiểm tra độ đảo của các cổ trục và các mặt bích.(dụng cụ: đồng hồ so) - Đo khe hở hướng kính trong các ổ đỡ.(dụng cụ: thước lá hay kẹp chì) Trị số khe hở hướng kính: theo lý lịch hay theo công thức: c = 0,001d + 0,1 (mm) Trong đó: d: đường kính cổ trục c: trị số khe hở dầu c = 0,35 ÷ 0,80 đối với d = 100 ÷ 500 mm
- Góc tiếp xúc giữa cổ trục và máng lót dưới của bạc trục β=100 ÷1500 - Diện tích tiếp xúc giữa cổ trục và máng lót dưới của bạc trục: ≥80% diên tích nữa dưới của bạc trục. - Các vết sơn phân bố đều ( 3 vết /diện tích 25 x 25 mm) độ chính xác lắp ráp giữa má phanh và bề mặt trục: lá thép 0,1 mm không chọc được vào khi hãm.
8.1.2 Các phương pháp kiểm tra và chỉnh tâm hệ trục • Những nguyên nhân làm cho hệ trục bị lệch tâm: - Các ổ đỡ, sơmi ống bao bị mài mòn không đều. - Trục máy chính bị võng. - Võ tàu bị biến dạng. - Chất lượng sữa chữa tàu không tốt (thay tole) - Lắp ráp hệ trục không chính xác. Có ba phương pháp kiểm tra và chỉnh tâm hệ trục: - Phương pháp dùng thước thẳng và thước lá. - Phương pháp dùng máy đo lực để xác định tải trọng phân bố trên các ổ đỡ. - Phương pháp quang học.
1. Phương pháp dùng thước thẳng và thước lá. (Hay gọi là phương pháp xác định độ gãy φ và độ dịch chuyển δ ở các mối ghép bích của hệ trục) • Dụng cụ: dùng thước lá và thước thẳng. * Độ gãy tại một mối ghép bích nào đó trên hệ trục là góc tạo bởi hai đường tâm của hai đoạn trục tại vị trí nào đó, ký hiệu là φ. Tại mỗi mối ghép bích có hai độ gãy – độ gãy trên mặt phẳng đứng và độ gãy trên mặt phẳng ngang. Đơn vị đo độ gãy φ là mm/m Độ gãy được coi là dương nếu phần rộng chổ bích nối quay lên trên hay sang trái và ngược lại độ gãy được coi là âm nếu chổ rộng bích quay xuống dưới hay sang phải.
* Độ dịch chuyển tại một mối ghép nào đó trên hệ trục là khoảng cách giữa hai đường tâm của hai đoạn trục nối tiếp nhau tại mối ghép đó, ký hiệu là δ. tại chổ mối ghép có hai độ dịch chuyển: độ dịch chuyển trên mặt phẳng thẳng đứng và độ dịch chuyển trên mặt phẳng ngang. đơn vị của độ dịch chuyển là mm - Nếu đường kính 2 mặt bích bằng nhau thì δ=a. - Nếu hai bích có đường kính khác nhau nhưng bích nhỏ vượt ra ngoài giới hạn bích lớn thì δ=(a+b)/2. - Nếu bích nhỏ nằm trong giới hạn bích lớn thì δ=(a-b)/2.
• Những công việc cần tiến hành trước khi đo φ và δ. - Tháo đệm giữa vách ngăn buồng máy và hầm trục. - Nới lỏng bộ làm kín ống bao trục chân vịt. - Lắp thêm ổ đỡ lắp ráp, nếu mỗi đoạn trục trung gian chỉ có một ổ đỡ. - Tháo toàn bộ bu lông-êcu của tấc cả mối ghép bích của hệ trục. - Đẩy toàn bộ hệ trục lại phía sau sao cho khoảng cách giữa hai mặt bích của mối ghép bích cần kiểm tra là 1mm (hay đã xuất hiên khe hở giữa hai đoạn trục, kể cả gờ lắp ghép). - Dùng thước lá kiểm tra sự tiếp xúc giữa cổ trục và nữa dưới bạc trục.
- Đặt thước lên bích như hình 8.1b - Độ dịch chuyển δ và độ gãy φ được đo tại 4 vị trí lệch nhau 90 độ. Hay đo ở 4 cị trí sau: T,D,T và P. Chú ý: khi đo cần thái tàu luôn phải ổn định. Ngoài ra, chúng ta có thể còn dùng phương pháp cặp kim để xác định φ và δ nhưng phương pháp này ít khi dùng để xác định cho hệ trục tàu thủy. Các số liệu đo phải được ghi vào bảng 8.1
Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 

Các chủ đề có liên quan khác

Top