daicahp_123

New Member
Download miễn phí Luận văn Sắc màu huyền thoại trong truyện ngắn của Rabindnarath Tagore



Trong huyền thoại Ấn Độ, Parvati là hiện thân của người vợ, người mẹ đầy tình thương
đã thuần hóa được thần Shiva. Tuy nhiên, hình ảnh của những Nữ thần Mẹ không phải lúc nào
cũng hiện lên với dáng vẻ rực rỡ nhất. Trong huyền thoại, các vị Nữ thần thường được hiện thân
với nhiều tính cách khác nhau, cả thiện lẫn ác. Chẳng hạn như Hera- vợ Zeus- có lúc tỏ ra dịu
dàng đối với những người anh hùng trong cuộc hành trình đến với chân lí nhưng lắm khi bà
cũng tỏ ra rất hung hãn, sẵn sàng thẳng tay trừng trị những ai mà bà đánh giá là có ý định đen tối với
chồng mình. Tương tự đối với Devi- một hình thức của “Đại nữ thần” trong thần thoại Hindu-với hóa thân của Shakti hay vợ của thần Shiva, bà là một Nữ thần vừa tốt bụng lại vừa đáng sợ.
Đọc truyện ngắn của R.Tagore, chúng tui luôn thấy thấp thoáng ở những nhân vật người mẹ
hình ảnh của những vị “Đại Thánh Mẫu” với trái tim vĩ đại và tấm lòng bao dung cao cả. Trong
cái cách mà những người mẹ chăm lo cho con cái ở những điều nhỏ nhặt nhất cũng thể hiện sức
mạnh tinh thần ấm áp tỏa ra từ trái tim chan chứa yêu thương của họ. Tuy nhiên, như đã nói ở
trên, các vị Nữ thần thường rất tốt bụng nhưng có lúc cũng rất đáng sợ. Hình tượng người mẹ
trong các truyện ngắn của R. Tagore cũng tương tự như thế. Đó là hình ảnh cô gái bán hoa đồng
thời cũng là một người mẹ trong Quan chánh án. Cô đã giết đứa con ba tuổi của mình và bị kết
án treo cổ. Khoan hãy xét tính đúng- sai trong hành động của người mẹ này mà hơn hết là ta
thấy được một điều vô cùng quan trọng qua động cơ “tích cực” xuất phát từ tình mẫu tử thiêng
liêng.
thúc truyện đã để lại những dư chấn nhất định trong lòng độc giả. Sự ra đi của Mahayama có
thể xem là sự giải thoát cuộc đời cô, giải thoát khỏi những chuỗi ngày sống trong nỗi buồn u
uẩn.
Bi kịch góa phụ bị mắc kẹt giữa sự sống và cái chết không chỉ dừng lại ở nh ân vật
Mahamaya mà còn nhiều nhân vật khác nữa. Nhân vật trong truyện ngắn “Bộ xương” chẳng
hạn. Câu chuyện kể về cuộc đời bất hạnh của một cô gái được triển khai dưới dạng một cuộc
đối thoại giữa một hồn ma đang quay về tìm lại bộ xương của mình với nhân vật “Tôi”- người
kể chuyện. R. Tagore đã vẽ nên một bức tranh về một xã hội chạy theo đồng tiền chân thực đến
từng chi tiết. Truyện được kể mang tính chất hoang tưởng, thế giới nghệ thuật vì thế mang màu
sắc hoang đường rõ nét. Motip về cái chết và sự trở về của linh hồn đã được R.Tagore vận dụng
khá nhuần nhuyễn khi xây dựng nhân vật trong truyện ngắn này. Sự xuất hiện của nhân vật ở
đây mang tính chất kì dị, hoang đường “tui bỗng thấy hình như có cái gì đó đang loay hoay
xung quanh giường, sờ soạng mò mẫn ven bốn bức tường của gian phòng…”. Chính người kể
chuyện cũng thấy đó là một điều kì lạ và anh ta cũng không dám chắc điều gì khi anh nhìn thấy
bộ xương đang than thở trong đêm tối. Ngôn ngữ của nhân vật “tôi” thường dừng lại ở những
câu mơ hồ như “hình như là”, “tui thấy có vẻ như”. Sau đó, dưới dạng những câu đối thoại của
một cuộc trò chuyện thật sự giữa nhân vật “tôi” và bóng ma, cuộc đời đầy éo le của người con
gái được tái hiện đầy đủ.
Cô lấy chồng khi còn rất trẻ, và chỉ sau hai tháng kết hôn, chồng cô qua đời và cô đã trở
thành một góa phụ. Sau khi chăm chú nhìn vào mặt cô gái, bố chồng cô nói một cách quả quyết
rằng cô ấy là một “kẻ sát phu" và đuổi cô gái ra khỏi nhà. Cô trở về nhà bố mẹ đẻ và phải nói
rằng cô còn quá trẻ để hiểu chuyện gì đang xảy ra với mình.
Cô gái trong truyện ngắn “Bộ xương” được trời phú cho một vẻ đẹp hiếm có. Các chàng
trai thường nhìn cô đăm đuối và cô cũng đáp lại ánh nhìn của họ. Cô thường mặc một chiếc
Xari sặc sỡ đầy quyến rũ với những chiếc vòng tay xinh đẹp và tưởng tượng tất cả các chàng
trai đều cúi rạp đầu như những ngọn cỏ dưới chân cô. Sau đó có một anh thầy thuốc đến ở tại
gian buồng tầng trệt nhà cô và cô cũng thường xuyên đến trờ chuyện với anh về thuốc men và
độc dược như cần bao nhiêu liều thuốc này hay thuốc kia thì chết người.
Một hôm cô nghe tin anh thầy thuốc sắp cưới vợ. Tối ngày cưới đó, cô gái đã lấy một ít
thuốc độc trong phòng bỏ vào li rượu của anh ta. Sau khi uống cạn, anh đã đi đến nhà cô dâu .
Còn cô, cô mặc bô quần áo cô dâu bằng lụa thêu kim tuyến, đeo cả vào người các đồ trang sức
và đánh dấu son đỏ của gái đã có chồng ở chỗ rẽ ngôi trên trán . Cô uống thuốc độc và nằm
xuống giường. Cô tưởng tượng người ta đến tìm và thấy cô ấy với hình ảnh nụ cười nở trên môi
của một một phụ nữ đã có chồng. Nhưng…còn đâu phòng cô dâu, còn đâu xiêm áo cô dâu . Cô
gái chợt bừng tỉnh khi nghe mấy tiếng lách cách bên trong cơ thể và nhìn thấy ba đứa sinh viên
đang sử dụng bộ xương của cô để nghiên cứu. Trong lồng ngực, nơi xưa kia trái tim cô rộn đập
với những niềm vui và nỗi buồn , nơi cánh hoa của tuổi thanh xuân ngày ngày hé mở, thì ở đó,
giờ đây, một ông giáo đang cầm gậy vừa trỏ vừa gọi tên từng chiếc xương. Và nụ cười cuối
cùng- nụ cười đã nở ra đón cái chết ấy, giờ không còn nữa. Câu chuyện kết thúc ở đây, khi bình
minh vừa ló dạng và linh hồn ấy lặng lẽ rời xa chàng trai trẻ.
Ngay từ phần mở đầu câu chuyện, sự xuất hiện của góa phụ trẻ tuổi này đã là một sự kì
lạ, mang rất nhiều yếu tố hoang đường. Cô xuất hiện dưới dạng một hồn ma trở lại nhân gian
để tìm lại bộ xương của mình. Sự ra đi, biến mất của nhân vật cũng tương tự. Cô gái bỗng kết
thúc câu chuyện đời mình khi “vừa vặn lúc ấy có tiếng gà gáy lần đầu tiên”. Đó là sự ra đi của
một hồn ma về cõi âm! Hồn ma xuất hiện trong đêm tối rồi biến mất lúc bình minh ló dạng là
một mô típ khá quen thuộc trong văn học dân gian. Đằng sau câu chuyện mang màu sắc hoang
tưởng đó là cả một tấm lòng xót thương của tác giả về số kiếp người phụ nữ. Nhân vật được
khắc họa hết sức hoang đường nhưng những vấn đề đặt ra trong truyện ngắn lại không hề hoang
tưởng. Có biết bao người phụ nữ Ấn Độ trong xã hội hiện đại này cũng còn phải chịu những bi
kịch tương tự.
Góa phụ trong truyện này bị cha chồng gọi là “kẻ sát phu” vì ông cho rằng chính cô đã gây
nên cái chết của con trai ông, và cô là một bộ xương không còn sự sống, với niềm đam mê và
ước mơ mà không có cơ hội hay điều kiện nào để thực hiện được chúng. Mô hình này- người
đàn bà “sát phu” gây nên cái chết cho chồng và sau đó linh hồn nhập vào bộ xương của góa
phụ- được lặp đi lặp lại hai lần. Đầu tiên, cô gái là một cô dâu thực sự- người luôn luôn nghĩ
rằng mình gây ra cái chết cho chồng vì bản tính là “kẻ sát phu”. Và tiếp đó, cô mặc đồ cô dâu và
thực hiện hành vi đầu độc chú rể. Kết thúc câu chuyện (sau khi chú rể chết), cô trở thành một bộ
xương. Ban đầu, cô sống đời sống của một góa phụ: một người phụ nữ xinh đẹp với những giấc
mơ về cuộc sống tươi đẹp, nhưng buộc phải sống một cuộc sống không có tình yêu và không
có mối dây liên hệ nào với những người xung quanh. Bởi vậy, góa phụ chọn giải pháp tự kết
liễu đời mình với hy vọng sẽ được tái sinh trong một cuộc đời mới với người yêu và vẻ đẹp của
mình. Thế nhưng, hành trình tìm đến tình yêu và vẻ đẹp thời xuân sắc không bao giờ đến đích.
Hồn ma của cô gái thấy mình vẫn chỉ là bộ xương trong phòng đọc, không hề có dấu hiệu của
sự sống hay cảm xúc.
Trong câu chuyện kể về cuộc đời mình của hồn ma với nhân vật “tôi”, chúng ta thấy
người phụ nữ này vừa liều lĩnh vừa hư hỏng hơn là một người phụ nữ thuộc đẳng cấp cao của
Ấn Độ. Cô đã vi phạm những điều cấm kị đối với một góa phụ. Cô dám bước qua hủ tục để đấu
tranh cho tình yêu của mình , dám đầu độc người mình yêu để rồi lại tìm đến cái chết với hy
vọng được tái sinh trong cuộc đời mới với người yêu của mình. Ước mong của cô không bao
giờ thực hiện được, linh hồn cô vẫn chưa được siêu thoát, hằng đêm trở về nhân gian để tìm lại
chính mình.
Bi kịch của góa phụ trong Bộ xương cũng là bi kịch của những người phụ nữ Ấn Độ: bị
cự tuyệt, phải trốn tránh tình yêu, hạnh phúc và chết trong sự cô đơn. Nhân vật Medet trong một
vở kịch của R.Tagore đã thốt lên một cách cay đắng “Trong mọi vật biết sống và suy nghĩ,
chính chúng ta, đàn bà là đau khổ hơn cả”. Nhân vật “góa phụ” trong truyện ngắn của R.Tagore
bị mắc kẹt giữa ...

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Re: [Free] Sắc màu huyền thoại trong truyện ngắn của Rabindnarath Tagore

ad ơi! cho em xin cái link tải file này với ạ. Em Thank ad nhiều ^^
 

Các chủ đề có liên quan khác

Top