Number1_007

New Member
Download miễn phí Tiểu luận Rủi ro trong kinh doanh chứng khoán, phân loại nguyên nhân và các quy định pháp luật để hạn chế, phòng ngừa rủi ro



MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU. 1
NỘI DUNG. 1
I. Khái niệm kinh doanh chứng khoán. 1
1. Định nghĩa kinh doanh chứng khoán. 1
2. Đặc điểm của hoạt động kinh doanh chứng khoán. 1
II. Phân loại rủi ro trong hoạt động kinh doanh chứng khoán. 2
1. Rủi ro hệ thống. 2
2. Rủi ro không hệ thống. 3
2.1 Rủi ro từ tính thanh khoản thấp của chứng khoán đầu tư. 3
2.2 Rủi ro từ thông tin chứng khoán và thị trường. 3
2.3. Rủi ro từ lựa chọn đối nghịch. 4
2.4. Rủi ro từ đạo đức. 4
III. Nguyên nhân rủi ro trong kinh doanh chứng khoán. 5
1. Bản chất của hoạt động kinh doanh chứng khoán. 5
2. Tính thanh khoản thấp của chứng khoán được kinh doanh. 5
3. Vấn đề thông tin không cân xứng. 6
4. Về bản thân các chủ thể hoạt động kinh doanh chứng khoán. 6
IV. Các quy định pháp luật để hạn chế, phòng ngừa rủi ro trong kinh doanh chứng khoán. 7
1. Đề ra các điều kiện cho các chủ thể hoạt động kinh doanh chứng khoán. 7
1.1. Công ti chứng khoán. 7
1.2. Qũy đầu tư chứng khoán 7
2. Hoạt động thanh tra giám sát của UBCKNN. 8
3. Các quy định về xử lí vi phạm pháp luật trong lĩnh vực chứng khoán. 8
3.1. Xử lí hành chính. 8
3.2. Xử lý hình sự. 9
V. Một số kiến nghị nhằm hạn chế rủi ro trong kinh doanh chứng khoán. 10
1. Sửa đổi bổ sung một số quy định của pháp luật. 10
1.1. Về mức tiền phạt đối với mỗi hành vi cụ thể. 10
1.2. Hoàn thiện một số quy định về xử lí vi phạm vốn còn nhiều bất cập, thiếu sót. 10
2. Các giải pháp khác. 11
2.1.Tăng cướng công tác thanh tra, giám sát. 11
2.2. Nâng cao hiệu quả hoạt động của Ủy ban Chứng khoán nhà nước. 11
2.4. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến và giáo dục ý thức pháp luật cho các chủ thể hoạt động kinh doanh chứng khoán. 12
2.5. Khuyến khích thành lập các công ty sản xuất và bán thông tin. 12
KẾT LUẬN. 12
TÀI LIỆU THAM KHẢO 13

Trong nền kinh tế thị trường, dường như không có hoạt động đầu tư kinh doanh nào lại không có nguy cơ gặp rủi ro. Lợi nhuận càng cao, rủi ro càng lớn, nhưng điều ngược lại thì chưa hẳn đã đúng: lợi nhuận có thể thấp, song rủi ro chưa chắc đã nhỏ đi. Đầu tư chứng khoán cũng không nằm ngoài quy luật này, thậm chí ở mức sâu đậm và đa diện hơn. Để tìm hiểu vấn đề này. Em đã chọn đề tài: “Rủi ro trong kinh doanh chứng khoán, phân loại nguyên nhân và các quy định pháp luật để hạn chế, phòng ngừa rủi ro”.
Do đây là một vấn đề khó, đòi hỏi kiến thức kinh tế cũng như hiểu biết về thị trường chứng khoán Việt Nam nên trong bài làm không thể tránh khỏi những sai sót, em rất mong nhận được sự góp ý của thầy cô để hoàn thiện bài làm của mình.
Em xin chân thành cảm ơn!

NỘI DUNG.

I. Khái niệm kinh doanh chứng khoán.

1. Định nghĩa kinh doanh chứng khoán.
Cùng với sự xuất hiện của nghề kinh doanh chứng khoán, thuật ngữ “kinh doanh chứng khoán” thực chất mới được du nhập và sử dụng ở nước ta trong thời gian gần đây do hệ quả của quá trình chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường.
Ở Việt Nam theo quy định tại Khoản 19 Điều 6 Luật chứng khoán năm 2006 thì “kinh doanh chứng khoán là việc thực hiện nghiệp vụ môi giới chứng khoán, tự doanh chứng khoán, bảo lãnh phát hành chứng khoán, tư vấn đầu tư chứng khoán, lưu kí chứng khoán, quản lí quỹ đầu tư chứng khoán và quản lí danh mục đầu tư chứng khoán.” Với định nghĩa này, khái niệm kinh doanh chứng khoán ở Việt Nam được hiểu theo nghĩa khá rộng và cơ bản tương đồng với khái niệm kinh doanh chứng khoán trong pháp luật các nước trên thế giới, đặc biệt là các nước trong khu vực Đông Nam Á và châu Á như Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản,...Nói một cách khái quát kinh doanh chứng khoán là loại hình hoạt động thương mại đặc biệt mà ở đó các công ty chứng khoán, công ty quản lí quỹ và các chủ thể được phép kinh doanh chứng khoán tiến hành các nghiệp vụ về chứng khoán cho chính mình hay cho khách hàng vì mục tiêu thu lợi nhuận tối đa.

2. Đặc điểm của hoạt động kinh doanh chứng khoán.
Mặc dù pháp luật các nước có những định nghĩa khác nhau về khái niệm kinh doanh chứng khoán nhưng về phương diện lý thuyết, hoạt động kinh doanh chứng khoán ở bất cứ nước nào cũng bao hàm các đặc trưng cơ bản sau đây:
Thứ nhất, kinh doanh chứng khoán là nghề thương mại đặc thù, có liên quan trực tiếp đến quyền, lợi ích của các nhà đầu tư là công chúng và các doanh nghiệp. Vì thế, những chủ thể muốn thực hiện nghiệp vụ này nhất thiết phải thỏa mãn một số điều kiện rất khắt khe về mặt tài chính (vốn tự có ban đầu khi thành lập) cũng như về mặt pháp lí (tư cách pháp nhân của công ty và tư cách pháp lí của những thành viên góp vốn vào công ti), thậm chí kể cả những điều kiện cơ sở vật chất, kĩ thuật để thực hiện hoạt động kinh doanh chứng khoán. Việc quy định điều kiện về cơ sở vật chất, kĩ thuật để thực hiện hoạt động kinh doanh chứng khoán chính là nhằm đảm bảo cho thị trường chứng khoán hoạt động an toàn, hiệu quả và đặc biệt là bảo đảm cho quyền, lợi ích chính đáng của các nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán.
Thứ hai, đối tượng của hoạt động kinh doanh chứng khoán chính là các chứng khoán – giá trị động sản và các dịch vụ về chứng khoán. Đây là những hàng hóa và dịch vụ đặc biệt được giao dịch trên thị trường đặc biệt – thị trường chứng khoán và các giao dịch đó phải tuân thủ quy chế pháp lí đặc biệt do pháp luật về chứng khoán quy định.
Thứ ba, hoạt động kinh doanh chứng khoán phải tuân thủ một số nguyên tắc đặc thù của thị trường chứng khoán, chẳng hạn như nguyên tắc công bằng, công khai, minh bạch và bảo vệ quyền lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư. Việc thể chế hóa bằng pháp luật những nguyên tắc này là những đảm bảo pháp lí cho sự vận hành an toàn, hiệu quả của thị trường chứng khoán đồng thời bảo vệ một cách hữu hiệu quyền và lợi ích hợp pháp cho các nhà đầu tư tham gia thị trường.

II. Phân loại rủi ro trong hoạt động kinh doanh chứng khoán.

Không một lĩnh vực kinh doanh nào không có nguy cơ gặp rủi ro. Và hoạt động kinh doanh chứng khoán không nằm ngoài quy luật này. Có rất nhiều rủi ro có thể gặp phải trong kinh doanh chứng khoán và ta có thể chia những rủi ro này thành 2 loại: rủi ro hệ thống và rủi ro không hệ thống.

1. Rủi ro hệ thống.
Rủi ro hệ thống là rủi ro tác động chung đến hoạt động của thị trường và bắt nguồn từ các yếu tố vĩ mô, các chủ thể tiến hành hoạt động kinh doanh chứng khoán buộc phải chấp nhận.
Tiêu biểu cho rủi ro hệ thống là rủi ro chính sách mà chủ thể hoạt động kinh doanh chứng khoán phải đối mặt. Chính sách tiền tệ có ảnh hưởng không nhỏ tới sự vận hành và biến động của thị trường chứng khoán, chẳng hạn chính sách 2 giá trong phát hành cổ phiếu (giảm giá từ 20-40% cho các nhà đầu tư chiến lược hay cán bộ, công nhân viên của công ty cổ phần hóa lần đầu); những thay đổi trong chính sách tỷ giá, lạm phát, tỷ lệ nắm giữ cổ phần trong công ty cổ phần của các nhà đầu tư chiến lược, các nhà đầu tư nước ngoài; chính sách xuất – nhập khẩu, độc quyền hay các quan hệ quốc tế song phương – đa phương v.v..Các chính sách nói trên không chỉ tác động tới hoạt động đầu tư của các nhà đầu tư chứng khoán mà còn tác động tới hoạt động tự doanh chứng khoán của các công ty chứng khoán, hoạt động môi giới chứng khoán, hoạt động tư vấn đầu tư chứng khoán,...
Bên cạnh đó, rủi ro từ các chấn động của thị trường trong và ngoài nước cũng có thể gây tổn thất cho các chủ thể hoạt động kinh doanh chứng khoán. Các chấn động của thị trường như:
- Các trào lưu mua bán theo tâm lý đám đông, đầy cảm tính và xúc cảm, làm phá vỡ các quy luật vận động bình thường của thị trường. Ta có thể thấy rõ tác động của các trào lưu này qua diễn biến của thị trường chứng khoán Việt Nam năm 2007, khi mọi người đổ xô đi mua chứng khoán, chỉ số VN-INDEX liên tục phá vỡ những kỉ lục và đã vượt xa mốc 1000 điểm, vượt xa giá trị thực tế của thị trường.
- Các hoạt động đầu cơ, tung tin đồn thất thiệt, gây nhiễu thông tin và tự “đánh bóng”, thổi giá hay thậm chí lừa đảo và thông đồng có tổ chức của một số nhà đầu tư chuyên nghiệp có tiềm lực tài chính và sức mạnh khác đủ tạo nên động thái thăng, trầm của thị trường để trục lợi.
- Các chấn động thị trường khác từ nước ngoài. Tiêu biểu là các cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu như cuộc cuộc khủng hoảng tài chính – tiền lệ những năm cuối thập kỷ 80 của thế kỷ XX ở châu Á, hay mới đây nhất là cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008 bắt nguồn từ Mĩ và lan rộng ra khắp thế giới đã kéo chỉ số VN-INDEX xuống mức thấp kỉ lục, nhà đầu tư ào ạt rút vốn khỏi thị trường, tính thanh khoản giảm mạnh, rất nhiều công ty chứng khoán làm ăn thua lỗ.

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Re: Tiểu luận Rủi ro trong kinh doanh chứng khoán, phân loại nguyên nhân và các quy định pháp luật để hạn chế, phòng ngừa rủi ro

- Cho em xin link để Download topic này với ạ. Em xin Thank admin ạ
 

tctuvan

New Member
Re: [Free] Rủi ro trong kinh doanh chứng khoán, phân loại nguyên nhân và các quy định pháp luật để hạn chế, phòng ngừa rủi ro

link mới cập nhật, mời bạn xem lại bài đầu để tải nhé
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
O Công tác đánh giá rủi ro trong hoạt đông kinh doanh ở Bảo Việt nhân thọ Hà Nội Luận văn Kinh tế 0
B Một số giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro trong kinh doanh tín dụng tại Ngân hàng liên doanh Lào Luận văn Kinh tế 0
D Phân tích rủi ro lãi suất trong hoạt động kinh doanh tại NH TMCP An Bình - PGD Long Xuyên Kiến trúc, xây dựng 2
F Phân tích rủi ro tín dụng trong hoạt động kinh doanh tại ngân hàng thương mại cổ phần Phương Nam chi Kiến trúc, xây dựng 0
M Giải pháp hạn chế rủi ro tỷ giá trong hoạt động kinh doanh ngoại tệ tại Techcombank Luận văn Kinh tế 2
M Giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng trong hoạt động kinh doanh tại chi nhánh ngân hàng n Luận văn Kinh tế 0
Z Rủi ro trong tín dụng trong hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thương mại Luận văn Kinh tế 0
D Những giải pháp giảm thiểu rủi ro kinh doanh cho các doanh nghiệp Hà Nội trong quá trình hội nhập ki Luận văn Kinh tế 0
B Lựa chọn nghịch và rủi ro đạo đức trong hoạt động kinh doanh ngân hàng ở Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
K Quản trị rủi ro trong kinh doanh lữ hành quốc tế nhận khách tại Công ty Cổ phần Du lịch Tân Định Fid Địa lý & Du lịch 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top