daigai

Well-Known Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối
Quy trình đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ trong kiểm toán báo cáo tài chính do công ty TNHH KPMG Việt Nam thực hiện
LỜI NÓI ĐẦU
Để việc kiểm toán báo cáo tài chính có thể cung cấp thông tin tài chính một cách chính xác, đáp ứng được yêu cầu của người sử dụng, kiểm toán viên tiến hành đánh giá qua nhiều bước với những phương pháp kỹ thuật khác nhau. Trong đó bước công việc đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ đóng một vai trò hết sức quan trọng, là cơ sở để kiểm toán viên có thể đưa ra các thủ tục kiểm toán thích hợp.
Trong bối cảnh Việt Nam hiện nay, các công ty ngày càng phát triển với sự đa dạng về hình thức, đặc điểm và lĩnh vực kinh doanh. Các nghiệp vụ kinh tế cũng phát sinh một ngày phức tạp dẫn đến việc kiểm toán các báo cáo tài chính ngày càng khó khăn và phức tạp hơn, đòi hỏi kiểm toán viên phải có óc xét đoán và phương pháp làm việc khoa học hợp lý. Việc đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ một cách chính xác sẽ giúp kiểm toán viên khoanh vùng được rủi ro, qua đó rút ngắn được thời gian kiểm toán, tiết kiệm được chi phí và đạt được hiệu quả trong công việc do giảm được đáng kể các thủ tục kiểm tra chi tiết. Vì vậy, việc nghiên cứu quy trình đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ trong kiểm toán báo cáo tài chính là một vấn đề cấp thiết và cần quan tâm đúng mức.
Nhận thức được tầm quan trọng của hệ thống kiểm soát nội bộ và qua quá trình thực tập tại công ty KPMG, đề tài “Quy trình đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ trong kiểm toán báo cáo tài chính do công ty TNHH KPMG Việt Nam thực hiện” được chọn làm chuyên đề nghiên cứu.
Ngoài lời mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, đề tài được chia thành 2 chương :
Chương 1: Thực trạng quy trình đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ trong kiểm toán báo cáo tài chính do công ty TNHH KPMG Việt Nam thực hiện.
Chương 2: Nhận xét và các giải pháp hoàn thiện quy trình đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ trong kiểm toán báo cáo tài chính do công ty TNHH KPMG Việt Nam thực hiện.

CHƯƠNG 1: THỰC TRẠNG QUY TRÌNH ĐÁNH GIÁ
HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ TRONG KIỂM TOÁN
BÁO CÁO TÀI CHÍNH DO CÔNG TY TNHH KPMG
VIỆT NAM THỰC HIỆN.
1.1 Khái quát quy trình đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ do công ty TNHH KPMG Việt Nam thực hiện
Đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ trong doanh nghiệp khách hàng là một thủ tục hết sức quan trọng đối với mỗi cuộc kiểm toán. Nó đóng góp vào tất cả các giai đoạn của cuộc kiểm toán, từ việc chỉ đạo định hướng đến việc làm giảm khối lượng công việc trong quá trình kiểm toán. Đánh giá đúng, đầy đủ và hợp lý hệ thống kiểm soát nội bộ sẽ giúp KTV đạt được các bằng chứng kiểm toán tin cậy hơn và chi phí ít hơn, từ đó đưa ra các ý kiến kiểm toán tốt hơn.
Quy trình đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ tại KPMG Việt Nam cũng theo một quy trình chung do KPMG toàn cầu quy định dựa trên những chuẩn mực quốc tế và Việt Nam, ngoài ra các bước trong quy trình có thể điều chỉnh cho phù hợp với từng điều kiện cụ thể.
Thông thường đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ thường được thực hiện vào đợt kiểm toán giữa kỳ từ trước khi kết thúc năm tài chính và được cập nhật vào lần kiểm toán cuối kỳ sau khi khách hàng đã có báo cáo tài chính.
1.1.1 Tìm hiểu về hoạt động kinh doanh của khách hàng
Đây là công việc quan trọng phục vụ cho cả hoạt động lên kế hoạch cũng như đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ được thực hiện ngay từ những bước đầu tiên. Hoạt động này sẽ cung cấp thông tin hữu ích trong suốt cuộc kiểm toán đồng thời góp phần lý giải cho những bằng chứng kiểm toán mà KTV thu thập.

a) Những thông tin mà KTV cần thu thập bao gồm
- Những hoạt động bên ngoài có khả năng tác động tới hoạt động kinh doanh của khách hàng như sự thay đổi trong chính sách kinh tế vĩ mô của chính phủ, của ngành kinh doanh, biến động của thị trường…
- Các hoạt động nội bộ của khách hàng: KTV cần thu thập thông tin về những hoạt động có khả năng ảnh hưởng tới thông tin trên báo cáo tài chính của doanh nghiệp như thay đổi nhân sự hội đồng quản trị hay các vị trí nhân sự quan trọng khác ( kế toán trưởng, giám đốc tài chính,…); các hoạt động đầu tư mới, thay đổi trong chiến lược hoạt động kinh doanh của công ty….
b) Các phương pháp chủ yếu để tìm hiểu về hoạt động kinh doanh của khách hàng:
Có 3 phương pháp chính bao gồm thu thập, kiểm tra tài liệu, phỏng vấn và quan sát:
- Thu thập, kiểm tra tài liệu: KTV sẽ đưa ra một bản danh sách các tài liệu cần thiết yêu cầu Ban giám đốc và Kế toán trưởng công ty cung cấp, tùy theo từng đặc thù của doanh nghiệp mà tài liệu có thể khác nhau, song cơ bản thường gồm: giấy phép thành lập, điều lệ công ty, các hợp đồng quan trọng và dài hạn, biên bản họp hội đồng quản trị, ban giám đốc, báo cáo tài chính, thuyết minh báo cáo tài chính và các giải trình, các bảng kê liên quan đến các thuyết minh trên báo cáo tài chính. Tài liệu quan trọng nhất là báo cáo tài chính năm kiểm toán cùng với giải trình của ban giám đốc trong đó nêu rõ người lập và phê duyệt báo cáo tài chính và lời khẳng định báo cáo tài chính được trình bày trung thực hợp lý.
- Phỏng vấn: Theo yêu cầu của cuộc kiểm toán Ban giám đốc sẽ giới thiệu về tình hình hoạt động kinh doanh của công ty, về quá trình hình thành, phát triển, các giải trình về báo cáo tài chính, các thông tin cơ bản về chính sách kinh doanh, chính sách kế toán….
- Quan sát: KTV dựa vào những tài liệu thu thập được, hay dựa vào hoạt động kinh doanh hàng ngày của khách hàng để tiến hành quan sát và tìm hiểu, thu thập thêm thông tin cần thiết về hệ thống kiểm soát nội bộ của khách hàng. Quan sát thường được sử dụng kết hợp với phỏng vấn hay cũng có thể thực hiện để hỗ trợ cho việc thu thập tài liệu.
Đối với các khách hàng mới, KTV thường sử dụng cả ba phương pháp trên. Còn với các khách hàng thường niên, KTV xem xét lại hồ sơ kiểm toán chung, phỏng vấn Ban giám đốc đồng thời cập nhật những thông tin mới về khách hàng.
1.1.2 Tìm hiểu và đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ theo từng yếu tố cấu thành
Khi đã có được thông tin ban đầu về khách hàng, KTV dựa vào những thông tin đó để tiến hành đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ theo từng yếu tố cấu thành.
1.1.2.1 Tìm hiểu và đánh giá về môi trường kiểm soát
Các nhân tố thuộc môi trường kiểm soát chung chủ yếu liên quan tới quan điểm, thái độ và nhận thức cũng như hành động của các nhà quản lý trong doanh nghiệp. Môi trường kiểm soát là cơ sở để thành lập nên hệ thống kiểm soát nội bộ hiệu quả.
Đối với khách hàng mới, để tìm hiểu về môi trường kiểm soát, KTV tại KPMG phải tập trung tìm hiểu từng yếu tố cấu thành trong môi trường kiểm soát, đánh giá các yếu tố này có được thực hiện hay không, và nếu được thực hiện thì có hiệu quả hay không :
- Cấu trúc tổ chức, phân công nhiệm vụ và trách nhiệm trong hệ thống kiểm soát nội bộ: có được tổ chức hợp lý với tình hình của khách hàng, việc phân công nhiệm vụ và trách nhiệm có tốt không…
- Quan điểm quản lý, phong cách quản lý và sự tận tâm nhằm đạt được chất lượng, hiệu quả: Những quan điểm về quản lý có thể gây rủi ro như thế nào với doanh nghiệp, đã đạt yêu cầu về chất lượng hay chưa…
- Những quy chế, chuẩn mực về lòng tự trọng và các giá trị đạo đức của khách hàng: liệu khách hàng có tạo được một chuẩn mực đạo đức và tự trọng đúng đắn cho nhân viên không, và có truyền đạt được những chuẩn mực, quy chế ấy tới nhân viên của mình không.
- Sự đóng góp của những người được phân công, chịu trách nhiệm quản lý: Những người có trách nhiệm có làm việc hiệu quả không, có hoạt động đúng với những gì mình chịu trách nhiệm không.
- Chính sách về con người và việc thực hiện chính sách ấy: Khách hàng có những chính sách gì về con người, các chính sách ấy được thực hiện như thế nào và có hiệu quả ra sao, có góp phần giảm được rủi ro trong quá trình lập báo cáo tài chính hay không.
Để thực hiện mục đích này, KTV tiến hành những buổi gặp gỡ với Ban Giám đốc khách hàng, thu thập tài liệu chứng minh cho việc thực hiện những thủ tục kiểm soát như các quyết định, quy chế, văn bản của công ty khách hàng quy định trách nhiệm, nghĩa vụ cũng như quyền lợi của nhân viên, cơ cấu tổ chức… Bên cạnh đó, KTV còn phỏng vấn Ban Giám đốc, phòng kế toán, phòng nhân sự, phòng hành chính và những người có liên quan. KTV cũng có thể sử dụng phương pháp quan sát đối với các hoạt động của công ty hay kiểm tra chứng từ, tài liệu nhằm có được thông tin đầy đủ nhất. Từ những thông tin có được, KTV có thể đánh giá tổng thể về hoạt động của hệ thống kiểm soát nội bộ tại khách hàng cũng như thái độ, nhận thức, hoạt động của các cá nhân có trách nhiệm trong hệ thống ấy nhằm khẳng định độ tin cậy của hệ thống kiểm soát.
Đối với các khách hàng cũ, thông thường hệ thống kiểm soát nội bộ ít thay đổi, do đó KTV tiến hành cập nhật thông tin trên hồ sơ kiểm toán chung và bổ sung những thay đổi (nếu có). hay KTV cũng có thể thực hiện các bước như trên tuy nhiên khối lượng công việc sẽ ít hơn so với khách hàng lần đầu.
1.1.2.2 Tìm hiểu và đánh giá hệ thống kế toán
Hệ thống kế toán là yếu tố quan trọng cấu thành hệ thống kiểm soát nội bộ, do kết quả của hệ thống này là số liệu mà KTV sẽ sử dụng trong kiểm toán báo cáo tài chính. Vì thế, một hệ thống kế toán hoạt động hiệu quả sẽ làm giảm rủi ro kiểm soát, giảm công việc kiểm tra chi tiết mà KTV phải thực hiện. Tại KPMG, các vấn đề mà KTV tập trung tìm hiểu bao gồm:
Chính sách kế toán của doanh nghiệp: Dựa vào các tài liệu thu thập được, KTV sẽ đánh giá xem doanh nghiệp có tuân thủ đầy đủ các chuẩn mực kế toán Việt Nam và chuẩn mực kế toán quốc tế (nếu được áp dụng) hay không và có phù hợp với luật định của Việt Nam hay không, nếu có những khác biệt thì những khác biệt này có thể chấp nhận được không.
Hệ thống kế toán áp dụng tại doanh nghiệp: KTV kiểm tra việc thực hiện chế độ và phương pháp hạch toán kế toán hiện hành hay chế độ kế toán cụ thể đã được Bộ tài chính phê duyệt xem có phù hợp với đặc điểm kinh doanh, yêu cầu quản lý của khách hàng và có nhất quán không.
Hệ thống sổ sách, chứng từ kế toán: Kiểm tra tính đầy đủ của chứng từ nhằm phục vụ cho việc ghi chép sổ sách kế toán. Chứng từ có được lập, luân chuyển, sử sụng và bảo quản theo đúng mẫu biểu, nội dung và trình tự hay không, số liệu có đúng không, có đạt được tính hợp lý, hợp pháp hay không. KTV kiểm tra hệ thống sổ sách kế toán về mặt tổ chức lập, ghi chép, sử dụng và bảo quản để đảm bảo tính đầy đủ, kịp thời, đúng mẫu biểu để phục vụ cho việc lập báo cáo tài chính và các báo cáo khác.
Bộ máy kế toán và nhân sự: KTV KPMG tìm hiểu xem bộ máy kế toán có được tổ chức phù hợp với các chính sách kế toán cũng như đặc điểm hạch toán của doanh nghiệp chưa, có phù hợp nguyên tắc phân công, phân nhiệm hay không. Nhân sự phòng kế toán có đạt trình độ phù hợp với hoạt động được phân công không, có ý thức, thái độ làm việc, năng suất công việc được giao như thế nào.
Tại KPMG, KTV thường sử dụng ba phương pháp là thu thập tài liệu, quan sát và phỏng vấn để tìm hiểu hệ thống kế toán của khách hàng.
Đối với những khách hàng thường niên, KTV thường xem xét dựa trên những thông tin đã thu thập được từ những năm trước, sau đó cập nhật thêm những thay đổi trong năm nay.
1.1.2.3 Tìm hiểu các thủ tục kiểm soát
Các thủ tục kiểm soát thường đan xen trong các bước tìm hiểu về môi trường kiểm soát cũng như hệ thống kế toán, do đó KTV KPMG thường tiến hành bước tìm hiểu này đan xen với hai bước trên, tập trung vào các nguyên tắc thiết kế của thủ tục kiểm soát: nguyên tắc bất kiêm nhiệm, nguyên tắc phân công phân nhiệm, nguyên tắc ủy quyền và phê chuẩn. Các kỹ thuật được áp dụng vẫn là thu thập tài liệu, phỏng vấn và quan sát.
Sau khi đã tìm hiểu hệ thống kiểm soát nội bộ, KTV đã có cái nhìn sơ bộ về tổng thể hệ thống kiểm soát, bước đầu đánh giá về những rủi ro kiểm soát, từ đó quyết định dựa vào hệ thống kiểm soát nội bộ của khách hàng nhiều hay ít, và có cần thực hiện thêm nhiều thử nghiệm kiểm soát hay không. Nếu KTV cho rằng hệ thống kiểm soát nội bộ là không đáng tin cậy thì thử nghiệm kiểm soát chỉ được thực hiện ở mức tối thiểu; còn nếu đánh giá ban đầu chỉ ra rằng hệ thống kiểm soát nội bộ là đáng tin cậy thì khối lượng các thử nghiệm kiểm soát sẽ ở mức cơ bản.
1.1.3 Thực hiện thử nghiệm kiểm soát
Thực hiện thử nghiệm kiểm soát không phải được tiến hành tại một thời điểm mà được KTV KPMG tiến hành trong suốt quá trình kiểm toán, thường xuyên cập nhật trong giấy tờ làm việc cũng như trong kế hoạch kiểm toán. Có như vậy KTV mới có thể đạt được cái nhìn toàn diện nhất về hệ thống kiểm soát nội bộ và đưa ra bằng chứng thuyết phục về việc dựa vào độ tin cậy của hệ thống kiểm soát nội bộ.
Các kỹ thuật chính khi tiến hành các thử nghiệm kiểm soát này là thu thập, kiểm tra tài liệu, quan sát, phỏng vấn và thực hiện lại. Các khoản mục khác nhau sẽ có cách kiểm soát khác nhau, rủi ro kiểm soát khác nhau; vì thế theo từng chương trình kiểm toán cụ thể, KTV KPMG sẽ áp dụng các kỹ thuật trên theo các cách khác nhau, song có thể tóm tắt các công việc cụ thể KTV cần tiến hành như sau:
- Thu thập và kiểm tra việc tuân thủ các quy chế, quy định, chính sách đối với từng khoản mục.
- Thu thập và kiểm tra các quy định về mở sổ chi tiết theo dõi từng đối tượng: doanh thu, phải thu, phải trả, tiền mặt, hàng tồn kho, tài sản cố định….
- Thu thập các văn bản, quy định về hệ thống kiểm soát nội bộ và quy trình kiểm soát nội bộ với từng nghiệp vụ từ khi phát sinh đến khi kết thúc, lựa chọn một số nghiệp vụ, thực hiện lại từng bước trong quy trình kiểm soát để kiểm tra tính chính xác và đáng tin cậy của những thông tin trên, đồng thời đánh giá được tính hiệu quả của quy trình kiểm soát đó. (Kỹ thuật thực hiện lại).
1.1.4 Đánh giá rủi ro kiểm soát
Đây là bước cuối cùng để hoàn thiện quy trình đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ. Từ những thông tin thu được ở ba bước trên, cùng với sự xét đoán nghề nghiệp của mình, KTV đánh giá rủi ro kiểm soát cho từng khoản mục. Để việc đánh giá được chính xác, KTV cần trả lời các câu hỏi sau:
- Các thủ tục kiểm soát có được thiết kế hợp lý với đặc thù quản lý của khách hàng và với hệ thống kế toán khách hàng đang áp dụng không.
- Nếu các thủ tục đó là hợp lý thì chúng có được thực thi một cách có hiệu quả, hiệu lực ở các bộ phận, các phòng ban của khách hàng hay không.
Nội dung, quy mô và thời gian thực hiện các thủ tục đánh giá rủi ro tùy thuộc vào đặc điểm từng cuộc kiểm toán cụ thể như: quy mô của khách thể, mức độ phức tạp trong các hoạt động của khách thể, sự hiểu biết của KTV về khách thể. Đối với KPMG, các thủ tục để đánh giá rủi ro thường bao gồm:
- Phỏng vấn ban quản lí và các thành viên khác thuộc công ty khách hàng;
- Thủ tục quan sát và điều tra;
- Thủ tục phân tích.
Cho đến nay, mạng lưới KPMG toàn cầu đã xây dựng cho mình một công cụ hữu hiệu cho việc đánh giá khả năng chấp nhận hợp đồng kiểm toán với khách hàng thường niên hay khách hàng tiềm năng. Theo đó, tất cả các thành viên KPMG ở tất cả các nước đều sử dụng các thủ tục chung trong việc đánh giá chấp nhận hợp đồng kiểm toán. Và theo công cụ chung này, KPMG phân biệt rủi ro ở 3 mức: cao, trung bình và thấp.
Rủi ro ở mức cao: áp dụng đối với các khách hàng hoạt động trong các lĩnh vực có rủi ro cao (công nghệ thông tin, sản xuất vũ khí, y tế…); mô hình hoạt động kinh doanh dựa trên những yếu tố không ổn định, có sự thay đổi bất thường hay không giải thích được bằng các chỉ tiêu tài chính quan trọng; có sự nghi ngờ về tính trung thực và năng lực của ban lãnh đạo; vấn đề liên quan đến sự hoạt động liên tục của doanh nghiệp;…
Rủi ro ở mức trung bình: áp dụng đối với các khách hàng được niêm yết trên thị trường chứng khoán; ban quản lí chịu áp lực để hoàn thành kế hoạch kinh doanh; khách hàng áp dụng những chính sách kế toán mang tính chất “bảo thủ” hay “nóng vội”…
Rủi ro ở mức thấp: áp dụng đối với các khách hàng không có những biểu hiện rủi ro ở mức cao hay trung bình.
Cùng với việc đánh giá rủi ro liên quan đến việc chấp nhận hợp đồng kiểm toán, trước khi kí hợp đồng chính thức, Giám đốc kiểm toán liên quan trực tiếp đến khách hàng tiềm năng phải dự kiến nhân sự cho cuộc kiểm toán để xem xét khả năng của KPMG trong việc cung cấp dịch vụ, trong đó việc đánh giá tính độc lập và yếu tố đạo đức của KTV được xem xét. Đánh giá này phải được trình bày trên giấy tờ làm việc trong đó đảm bảo rằng nhóm kiểm toán có đầy đủ năng lực, thời gian để thực hiện cuộc kiểm toán tuân thủ theo các chính sách của KPMG, các quy định liên quan đến nghề nghiệp, luật pháp và bảo đảm rằng báo cáo kiểm toán được phát hành là phù hợp.
1.2 Thực trạng quy trình đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ trong kiểm toán báo cáo tài chính do công ty TNHH KPMG Việt Nam thực hiện tại công ty A và công ty B
Để hiểu sâu hơn quy trình đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ trong kiểm toán báo cáo tài chính của công ty TNHH KPMG Việt Nam như đã trình bày ở trên, đề tài đưa ra hai cuộc kiểm toán báo cáo tài chính tại công ty A và công ty B mà công ty KPMG đã thực hiện.
Để tránh lặp lại và thuận tiện cho việc theo dõi, thực trạng quy trình đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ của 2 công ty A, B sẽ được trình bày lấy công ty A làm gốc, sau đó trình bày những điểm khác biệt tại công ty B, trong đó công ty A là doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài, khách hàng mới của công ty TNHH KPMG Việt Nam, công ty B là công ty cổ phần, khách hàng thường niên của công ty.
1.2.1 Tìm hiểu về hoạt động kinh doanh của khách hàng
Vì công ty A là khách hàng mới của công ty nên việc tìm hiểu thông tin về hoạt động kinh doanh của công ty A được phân công cho trưởng nhóm kiểm toán tiến hành thu thập từ trước khi kiểm toán và cập nhật trong suốt quá trình kiểm toán.
Sau khi đã tiến hành phỏng vấn, thu thập tài liệu và quan sát hoạt động của công ty, kiểm toán viên đã tập hợp kết quả của mình được trình bày trong giấy tờ làm việc như dưới đây:
2.2.2 Kết hợp sử dụng bản tường thuật với bảng hệ thống câu hỏi và lưu đồ khi trình bày hệ thống kiểm soát nội bộ của khách hàng
Hai phương pháp chủ yếu được sử dụng tại KPMG hiện nay để mô tả hệ thống kiểm soát nội bộ là bảng câu hỏi và bản tường thuật theo một mẫu chung cho các khách hàng trong tất cả các lĩnh vực hoạt động. Tuy nhiên hai phương pháp này chưa cung cấp thông tin cụ thể về hoạt động kiểm soát nội bộ tại đơn vị. Bên cạnh đó, việc sử dụng lưu đồ vẫn còn hạn chế.
Đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ là bước công việc đòi hỏi thông tin tổng hợp. Khi thực hiện bước công việc này, KTV cần sử dụng thông tin đã tập hợp trong các giấy tờ làm việc về hệ thống kiểm soát nội bộ của khách hàng. Ưu điểm của các giấy tờ làm việc là mô tả dễ dàng về hệ thống kiểm soát nội bộ, tuy nhiên do mức độ chi tiết chưa cao, nên chưa cung cấp đủ thông tin cho quá trình phân tích có hiệu quả thủ tục kiểm soát và đánh giá rủi ro kiểm soát.
Vì thế để đánh giá hiệu quả hệ thống kiểm soát nội bộ của khách hàng, KTV có thể sử dụng Bản tường thuật hệ thống kiểm soát nội bộ kết hợp với bảng hệ thống câu hỏi và lưu đồ. Phương pháp này vừa giúp KTV có cái nhìn tổng quát về hệ thống kiểm soát nội bộ, vừa đạt được thông tin chi tiết về từng bộ phận trong hệ thống kiểm soát nội bộ. Không nhữn vậy nó còn hướng dẫn KTV thu thập thông tin và thể hiện đầy đủ kết quả tìm hiểu quy chế kiểm soát nội bộ nói chung hay từng phần của hệ thống kiểm soát nội bộ. Việc xây dựng câu hỏi cụ thể phù hợp với đặc điểm của các doanh nghiệp là việc làm cần thiết để KTV có thể đánh giá về hệ thống kiểm soát nội bộ một cách hiệu quả nhất. Bên cạnh đó hệ thống câu hỏi cũng cần cụ thể hóa cho từng phần hành. Sau khi xây dựng bảng câu hỏi, KTV sẽ dựa vào thông tin trên đó và các thông tin khác để có thể đánh giá toàn diện hệ thống kiểm soát nội bộ. Nếu công ty muốn hiệu quả hơn trong việc trình bày hiểu biết về hệ thống kiểm soát nội bộ của khách hàng, thì công ty cần có hướng dẫn chi tiết cho người thực hiện về cách thức dùng ký hiệu trong lưu đồ để đảm bảo thống nhất trong trình bày và đạt hiệu quả trong sử dụng.
2.2.3 Tăng cường sử dụng phần mềm hỗ trợ kiểm toán
Để giảm rủi ro chọn mẫu, công ty nên cải tiến và cập nhật phần mềm chọn mẫu MUS để có thể sử dụng hữu ích hơn và các KTV nên tăng cường sử dụng chương trình này. Sự xét đoán nghề nghiệp có thể áp dụng với các kích cỡ mẫu nhỏ hay không có sự kiện bất thường nào xảy ra với tổng thể cần chọn mẫu.
Hiện tại ở KPMG mới chỉ sử dụng hai chương trình phần mềm hỗ trợ là MUS để xác định mẫu chọn và phần mềm Audit Gague để xác định mức trọng yếu theo kế hoạch (MPP - Materiality for Planning Purpose). Máy tính xách tay được trang bị cho từng KTV, các giấy tờ làm việc được soạn trên máy sau đó được in ra và công việc kiểm tra, rà soát vẫn phải thực hiện một cách thủ công, mất nhiều thời gian. Trong khi đó, các công ty khác như Deloitte, Price WaterhouseCoopers… đều đã có phần mềm kiểm toán riêng. Theo đó, giấy tờ làm việc được thực hiện trên máy và đưa vào phần mềm, số tham chiếu giữa các phần sẽ được liên kết với nhau và việc kiểm tra, rà soát cũng được thực hiện trong phần mềm này. Mặc dù công ty đang thử nghiệm phần mềm e – audit và sẽ tiến hành sử dụng rộng rãi trong tương lai gần, tuy nhiên việc sử dụng phần mềm này vẫn còn nhiều hạn chế: như các KTV chưa quen nên thấy rất khó khăn và bất tiện so với cách làm thủ công như cũ, cấu hình máy tính của công ty trang bị chưa đáp ứng được yêu cầu cài đặt phần mềm…
2.2.4 Tăng cường thực hiện công tác đào tạo, bồi dưỡng cho các kiểm toán viên
Mặc dù tại KPMG Việt Nam, công ty có đã có chính sách khá tốt về đạo tạo và bồi dưỡng nhân viên cả về chuyên môn và kỹ năng mềm, như các khóa đào tạo cho nhân viên mới, các đợt huấn luyện định kỳ cho các kiểm toán viên,… Tuy nhiên công ty cũng nên lưu ý tổ chức tốt và thực chất những chương trình đào tạo này hơn nữa để ngày càng nâng cao chất lượng kiểm toán nói chung, và chất lượng đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ nói riêng.

KẾT LUẬN
Trong những năm gần đây, đặc biệt là từ khi nước ta gia nhập Tổ chức thương mại Thế giới WTO, ngành kiểm toán tại Việt Nam ngày càng phát triển với nhu cầu ngày càng đa dạng của thị trường và sự gia tăng ngày càng nhiều của các công ty kiểm toán. Để theo kịp tiến trình hội nhập, khẳng định được vị thế trong lĩnh vực kiểm toán tại Việt Nam, các công ty kiểm toán cần tự xây dựng và hoàn thiện quy trình đánh giá kiểm soát nội bộ nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ kiểm toán, đáp ứng được nhu cầu ngày càng đa dạng của khách hàng.Vì vậy, việc nghiên cứu nhằm hoàn thiện quy trình đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ trong kiểm toán báo cáo tài chính là một trong những nhiệm vụ được quan tâm hàng đầu tại KPMG Việt Nam, để công ty có thể giữ vững vị thế, xứng đáng là một trong những công ty kiểm toán hàng đầu tại Việt Nam.
Em hi vọng qua chuyên đề của mình, sẽ cho người đọc cái nhìn toàn diện thực trạng quy trình đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ trong kiểm toán báo cáo tài chính do KPMG Việt Nam thực hiện, đồng thời cũng có những đánh giá về các ưu nhược điểm trong quy trình này. Trên cơ sở đó đưa ra các ý kiến, giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả trong việc tìm hiểu và đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ .
Em chân thành Thank các thầy cô giáo đã giảng giải và cung cấp những kiến thức quý báu làm nền tảng cho em thực hiện đề tài này. Đặc biệt, em xin chân thành gửi lời Thank đến giáo viên hướng dẫn, TS. Chu Thành và các anh chị trong công ty TNHH KPMG Việt Nam đã rất nhiệt tình giúp đỡ, hướng dẫn em trong quá trình thực tập và hoàn thành đề tài.
Mặc dù đã hết sức cố gắng nhưng do những hạn chế về kiến thức và phương pháp luận về nghiên cứu khoa học nên trong đề tài có thể còn thiếu sót, kính mong thầy cô thông cảm. Em rất mong nhận được ý kiến phê bình và đóng góp cho đề tài hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội ngày 22 tháng 04 năm 2010
Sinh viên

Nguyễn Hồng Hạnh

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Alvin, A. Arens and James, K. Loebbecke, 2000, Auditing – an intergrated approach, 8th edition, Prentice Hall
2. Bộ môn Kiểm toán, 2004, Giáo trình Kiểm toán, ĐH Kinh tế TP. Hồ Chí Minh, NXB Thống kê.
3. Bộ Tài chính, 2002, Chuẩn mực kế toán Việt Nam, NXB Tài chính.
4. Bộ Tài chính, 2006, Chuẩn mực kế toán Việt Nam, NXB Tài chính.
5. Bộ Tài chính, 2006, Chuẩn mực kiểm toán quốc tế, NXB Tài chính.
6. Burns, N. and S. Kedia, 2006, The impact of performance-based compensation on misreporting, Journal of Financial Economics.
7. GS. TS. Nguyễn Quang Quynh – TS Ngô Trí Tuệ, 2006, Giáo trình kiểm toán tài chính, NXB Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội.
8. GS.TS. Nguyễn Quang Quynh, 2005, Giáo trình Lý thuyết kiểm toán, NXB Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội.
9. KPMG Audit Methodology – sổ tay hướng dẫn kiểm toán KPMG
10. KPMG International Annual Review 2009
11. Peasnell, K.V., P.F. Pope, and S. Young, 2005, Board Monitoring and Earnings Management: Do Outside Directors Influence Abnormal Accruals, Journal of Business Finance & Accounting.
12. Robert, Moeller, 2009, Brink’s Modern Internal Auditing: 7th edition, John Wiley & Sons,Inc.
13. ThS. Phan Trung Kiên, 2000, Kiểm toán lý thuyết và thực hành, NXB Thống kê.
14. TS. Nguyễn Thị Phương Hoa, 2009, Giáo trình Kiểm soát quản lý, NXB Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội.
15. Ý kiến của người thay mặt công ty KPMG, 2006, Những yêu cầu và thực tiễn kiểm soát chất lượng kiểm toán,
16.
17.
18.
19.

MỤC LỤC
Trang
LỜI NÓI ĐẦU 1
CHƯƠNG 1: THỰC TRẠNG QUY TRÌNH ĐÁNH GIÁ HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH DO CÔNG TY TNHH KPMG VIỆT NAM THỰC HIỆN. 2
1.1 Khái quát quy trình đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ do công ty TNHH KPMG Việt Nam thực hiện 2
1.1.1 Tìm hiểu về hoạt động kinh doanh của khách hàng 2
1.1.2 Tìm hiểu và đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ theo từng yếu tố cấu thành 4
1.1.2.1 Tìm hiểu và đánh giá về môi trường kiểm soát 4
1.1.2.2 Tìm hiểu và đánh giá hệ thống kế toán 6
1.1.2.3 Tìm hiểu các thủ tục kiểm soát 7
1.1.3 Thực hiện thử nghiệm kiểm soát 7
1.1.4 Đánh giá rủi ro kiểm soát 8
1.2 Thực trạng quy trình đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ trong kiểm toán báo cáo tài chính do công ty TNHH KPMG Việt Nam thực hiện tại công ty A và công ty B 10
1.2.1 Tìm hiểu về hoạt động kinh doanh của khách hàng 10
1.2.2 Tìm hiểu và đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ theo từng yếu tố cấu thành 14
1.2.2.1 Tìm hiểu và đánh giá về môi trường kiểm soát 14
1.2.2.2 Tìm hiểu và đánh giá hệ thống kế toán 16
1.2.2.3 Tìm hiểu các thủ tục kiểm soát 21
1.2.3 Thực hiện thử nghiệm kiểm soát 25
1.2.4 Đánh giá rủi ro kiểm soát 30
1.2.5 Tổng kết quy trình đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ do công ty THHH KPMG Việt Nam thực hiện 33
CHƯƠNG 2: NHẬN XÉT VÀ CÁC GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUY TRÌNH ĐÁNH GIÁ HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘ BỘ TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH DO CÔNG TY TNHH KPMG VIỆT NAM THỰC HIỆN 36
2.1. Nhận xét về thực trạng quy trình đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ trong kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty TNHH KPMG Việt Nam thực hiện 36
2.1.1 Ưu điểm 36
2.1.2 Hạn chế và nguyên nhân 40
2.2 Các giải pháp đề xuất nhằm hoàn thiện quy trình đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ trong kiểm toán tài chính do Công ty TNHH KPMG Việt Nam thực hiện. 43
2.2.1 Phân bổ hợp lý thời gian và nhân lực cho mỗi cuộc kiểm toán 43
2.2.2 Kết hợp sử dụng bản tường thuật với bảng hệ thống câu hỏi và lưu đồ khi trình bày hệ thống kiểm soát nội bộ của khách hàng 44
2.2.3 Tăng cường sử dụng phần mềm hỗ trợ kiểm toán 45
2.2.4 Tăng cường thực hiện công tác đào tạo, bồi dưỡng cho các kiểm toán viên 46
KẾT LUẬN 47
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 48


DANH MỤC SƠ ĐỒ, BIỂU
Trang
Bảng 2.2 : Tìm hiểu về môi trường kinh doanh của công ty A 13
Bảng 2.3 : Thông tin về môi trường kiểm soát của công ty A 15
Bảng 2.4 : Tìm hiểu các chính sách kế toán của công ty A 17
Bảng 2.5: Tìm hiểu và đánh giá các thủ tục kiểm soát của công ty A 21
Bảng 2.6 : Tổng hợp các thử nghiệm kiểm soát thực hiện tại công ty A 27
Bảng 2.7: Các thủ tục đánh giá rủi ro kiểm soát 30
Bảng 2.8 : Tóm tắt rủi ro đã được nhận diện 31
Bảng 2.9: Đánh giá lại khách hàng thường niên 32
Bảng 2.10: So sánh quy trình đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ áp dụng 34
với khách hàng mới và khách hàng thường niên tại công ty KPMG Việt Nam 34


Sơ đồ 1.1: Cơ cấu bộ máy quản lý công ty A 15
Sơ đồ 1.2: Khái quát quy trình đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ do Công ty TNHH KPMG Việt Nam thực hiện 35


Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 

Ngô ngọc

New Member
Mình down file về nhưng mở ra họ yêu cầu mật khẩu , cho mình xin được không ạ
 

daigai

Well-Known Member
Mình down file về nhưng mở ra họ yêu cầu mật khẩu , cho mình xin được không ạ
Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

ghi rõ rồi mà bạn
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Chứng minh đánh giá chính sách là cần thiết trong quy trình chính sách? Môn đại cương 0
D Khai thác kết cấu, tính năng kỹ thuật và quy trình kiểm tra, chẩn đoán hệ thống đánh lửa trên xe hyundai i30 Khoa học kỹ thuật 0
D Hoàn thiện quy trình đánh giá trọng yếu và rủi ro kiểm toán Luận văn Kinh tế 0
D Hoàn thiện quy trình đánh giá trọng yếu và rủi ro kiểm toán trong kiểm toán báo cáo tài chính tại Công ty TNHH Kiểm toán và Định giá Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
D Hoàn thiện quy trình đánh giá trọng yếu và rủi ro kiểm toán trong kiểm toán Báo cáo tài chính do Công ty Kiểm toán Việt Nam thực hiện Luận văn Kinh tế 0
P Đánh giá tính “hướng về cộng đồng” của chương trình đào tạo hệ đại học chính quy tại trung tâm đào t Luận văn Kinh tế 0
H Những đánh giá và đề xuất phương hướng hoàn thiện quy trình kiểm toán Báo cáo tài chính và kiểm toán Luận văn Kinh tế 0
T Rủi ro kiểm toán và quy trình đánh giá rủi ro kiểm toán trong giai đoạn lập kế hoạch tại các ngân hà Luận văn Kinh tế 0
D Đánh giá quy trình kiểm toán khoản mục tài sản cố định trong kiểm toán báo cáo tài chính tại Công ty Kế toán & Kiểm toán 0
D Quy trình đánh giá thực hiện công việc tại công ty May 10 Luận văn Kinh tế 2

Các chủ đề có liên quan khác

Top