daigai

Well-Known Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối
Luận văn Thạc sỹ Quản trị kinh doanh: Quản trị hoạt động giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu tại Công ty cổ phần đại lý hàng hải Việt Nam – chi nhánh Hải Phòng

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN TRỊ HOẠT ĐỘNG GIAO NHẬN
HÀNG HÓA XUẤT NHẬP KHẨU................................................................ 5
1.1. Khái quát chung về hoạt động giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu ....... 5
1.1.1. Khái niệm hoạt động giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu................... 5
1.1.2. Đặc điểm hoạt động giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu .................... 6
1.1.2.1. Người giao nhận ................................................................................ 6
1.1.3. Phân loại hoạt động giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu..................... 6
1.1.2.3. Quyền hạn và trách nhiệm của người giao nhận............................... 10
1.2. Vai trò của hoạt động giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu................... 11
1.3. Các dịch vụ trong hoạt động giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu ........ 12
1.4. Sự cần thiết của việc quản trị hoạt động giao nhận hàng hóa xuất nhập
khẩu của các doanh nghiệp ........................................................................... 14
1.5. Quản trị hoạt động giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu của doanh nghiệp.
....................................................................................................................... 15
1.5.1. Căn cứ pháp lý của hoạt động giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu... 15
1.5.2. Nội dung quản trị giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu........................ 16
1.5.2.1 Quy trình giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu................................... 16
1.5.2.2. Kế hoạch giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu ................................ 21
1.5.2.3. Quản trị mặt hàng giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu .................. 22
1.5.2.4. Xử lý các vấn đề phát sinh trong giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu23
1.5.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu ........ 24
CHƯƠNG 2: QUẢN TRỊ HOẠT ĐỘNG GIAO NHẬN HÀNG HÓA XUẤT
NHẬP KHẨU TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẠI LÝ HÀNG HẢI VIỆT NAM
CHI NHÁNH HẢI PHÒNG.......................................................................... 26
2.1. Khái quát chung về Công ty cổ phần đại lý hàng hải Việt Nam – chi nhánh
Hải Phòng. .................................................................................................... 26

2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển ......................................................... 26
2.1.2. Lĩnh vực, ngành nghề kinh doanh ...................................................... 26
2.1.3. Cơ cấu tổ chức của VOSA Hải Phòng................................................ 27
2.1.4. Kết quả hoạt động kinh doanh ............................................................ 29
2.2. Thực trạng hoạt động giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu tại Công ty cổ
phần đại lý hàng hải Việt Nam – chi nhánh Hải Phòng. .............................. 33
2.2.1. Khối lượng hàng hóa xuất nhập khẩu được giao nhận ....................... 33
2.2.2. Thực trạng quản trị hoạt động giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu tại
Công ty cổ phần Đại lý hàng hải Việt Nam- Chi nhánh Hải Phòng............. 34
2.2.2.1. Thực trạng quy trình giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu tại công ty34
2.2.2.2 Thực trạng thực hiện kế hoạch giao nhận hàng hóa tại Công ty cổ phần
Đại lý hàng hải Việt Nam- Chi nhánh Hải Phòng ........................................ 43
2.2.2.3. Thực trạng quản trị mặt hàng giao nhận tại Công ty cổ phần Đại lý
hàng hải Việt Nam- Chi nhánh Hải Phòng ................................................... 45
2.2.2.4. Thực trạng xử lý các vấn đề phát sinh trong giao nhận hàng hóa tại
Công ty cổ phần Đại lý hàng hải Việt Nam- Chi nhánh Hải Phòng............. 50
2.3. Đánh giá công tác quản trị hoạt động giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu
tại Công ty cổ phần đại lý hàng hải Việt Nam - chi nhánh Hải Phòng. ....... 52
2.3.1. Ưu điểm .............................................................................................. 52
2.3.2. Hạn chế và nguyên nhân ..................................................................... 52
2.3.2.1. Hạn chế ............................................................................................ 52
2.3.2.2. Nguyên nhân của các hạn chế.......................................................... 53
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN TRỊ HOẠT ĐỘNG
GIAO NHẬN HÀNG HÓA XUẤT NHẬP KHẨU TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN
ĐẠI LÝ HÀNG HẢI VIỆT NAM – CHI NHÁNH HẢI PHÒNG ................ 56
3.1. Định hướng phát triển hoạt động giao nhận vận tải bằng đường biển của
Việt Nam đến năm 2020................................................................................ 56
3.2. Phương hướng phát triển của công ty cổ phần đại lý hàng hải Việt Nam.57
3.3. Phương hướng phát triển của công ty cổ phần đại lý hàng hải Việt Nam- Chi
nhánh Hải Phòng. .......................................................................................... 58
3.4. Một số giải pháp hoàn thiện quản trị hoạt động giao nhận hàng hóa xuất
nhập khẩu tại Công ty cổ phần đại lý hàng hải Việt Nam - chi nhánh Hải Phòng.
....................................................................................................................... 59
3.4.3.1. Nâng cao chất lượng kế hoạch giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu. 59
3.4.2. Đầu tư thêm các trang thiết bị phục vụ công tác giao nhận hàng hóa .. 60
3.4.3. Nâng cao chất lượng dịch vụ giao nhận hàng hóa ............................... 62
3.4.4. Tập trung xử lý tất cả các vấn đề phát sinh trong quá trình giao nhận hàng
hóa xuất nhập khẩu........................................................................................ 64
3.4.5. Nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ năng quản lý cho đội ngũ cán bộ công
nhân viên của công ty.................................................................................... 65
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ....................................................................... 68
1. Kết luận ..................................................................................................... 68
2. Kiến nghị với Nhà nước, Chính phủ, Hiệp hội giao nhận.......................... 68
3. Kiến nghị với cơ quan Hải quan................................................................ 69
TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................. 70

1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, hoạt động giao nhận hàng hóa xuất
nhập khẩu giữ vai trò hết sức quan trọng. Giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu
thúc đẩy quá trình chuyển dịch hàng hóa diễn ra nhanh chóng, thuận tiện, góp
phần thực hiện hiệu quả các hợp đồng mua bán ngoại thương.
Với chính sách mở cửa, ngành giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu của Việt
Nam hiện nay đang phát triển mạnh cả về số lượng kim ngạch, quy mô hoạt
động và phạm vi thị trường. Đây là cơ hội lớn cho các doanh nghiệp tham gia
kinh doanh lĩnh vực giao nhận vận tải hàng hóa xuất nhập khẩu.
Tuy nhiên, sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp giao nhận hàng hóa xuất
nhập khẩu trên thị trường cũng diễn ra hết sức gay gắt. Do đó, công tác quản trị
hoạt động này phải đạt hiệu quả cao để tăng hiệu quả kinh doanh và nâng cao
giá trị doanh nghiệp giúp doanh nghiệp đứng vững và thành công trên thị
trường.
Với mong muốn đóng góp vào sự phát triển mảng dịch vụ giao nhận hàng
hóa xuất nhập khẩu tại đơn vị công tác, tác giả đã lựa chọn đề tài “Quản trị hoạt
động giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu tại Công ty cổ phần đại lý hàng hải
Việt Nam – chi nhánh Hải Phòng” làm đề tài luận văn thạc sỹ của mình.
2. Mục đích, phạm vi đề tài luận văn
2.1. Mục tiêu nghiên cứu
- Nghiên cứu cơ sở lý luận về quản trị hoạt động giao nhận hàng hóa xuất
nhập khẩu.
- Phân tích thực trạng quản trị hoạt động hoạt động giao nhận hàng hóa
xuất nhập khẩu tại Công ty cổ phần đại lý hàng hải Việt Nam-chi nhánh Hải
Phòng.

- Đề xuất một số biện pháp góp phần hoàn thiện công tác quản trị hoạt
động giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu tại Công ty cổ phần đại lý hàng hải
Việt Nam-chi nhánh Hải Phòng.
2.2. Phạm vi nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu tại Công ty cổ phần đại lý hàng hải Việt Nam-chi
nhánh Hải Phòng trong 3 năm từ 2015 đến 2017.
3. Đối tượng nghiên cứu
Công tác quản trị hoạt động hoạt động giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu
tại Công ty cổ phần đại lý hàng hải Việt Nam-chi nhánh Hải Phòng.
4. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài sử dụng các phương pháp thống kê phân tích, phương pháp so sánh
làm phương pháp luận căn bản cho việc nghiên cứu.
Phương pháp thống kê phân tích dùng để phân tích số liệu về khối lượng
hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, cơ cấu mặt hàng xuất khẩu, nhập khẩu, cơ cấu
thị trường giao nhận xuất khẩu, nhập khẩu và các trường hợp phát sinh trong
giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu.
Phương pháp so sánh dùng để xác định biến động giữa các chỉ tiêu phân
tích như khối lượng giao nhận, cơ cấu mặt hàng giao nhận và cơ cấu thị trường
giao nhận qua các năm.
5. Tổng quan nghiên cứu đề tài
Hiện nay, đã có rất nhiều đề tài nghiên cứu về hoạt động giao nhận hàng
hóa trong đó có thể kể đến các đề tài sau đây:
- Trần Thị Mỹ Hằng (2012) với đề tài luận văn “Nâng cao chất lượng dịch
vụ logistic tại các doanh nghiệp giao nhận vận tải Việt Nam trên địa bàn
TP.HCM đến năm 2020, tác giả đã thực hiện khảo sát trên các doanh nghiệp sử
dụng dịch vụ và các doanh nghiệp cung ứng dịch vụ tại địa bàn để đề xuất một
số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ logistic.
- Tác giả Trần Văn Hợp (2014) với luận văn thạc sỹ “Nâng cao chất lượng
dịch vụ giao nhận vận tải hàng hóa xuất nhập khẩu của Công ty TNHH giao

nhận vận tải Hà Thành”, thông qua việc phân tích thực trạng kết hợp với khảo
sát, tác giả đã đề xuất một số biện pháp bao gồm rút ngắn thời gian vận chuyển
hàng hóa, thực hiện các chỉ tiêu về chất lượng dịch vụ và nâng cao trình độ
nguồn nhân lực tại công ty.
- Vũ Thị Hậu (2015) với đề tài luận văn “Biện pháp phát triển hoạt động
giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu tại Công ty TNHH thương mại và giao nhận
Minh Trung”. Luận văn đã hệ thống hóa những lý luận căn bản về hoạt động
giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu, phân tích thực trạng hoạt động giao nhận
hàng hóa xuất nhập khẩu tại công ty TNHH thương mại và giao nhận Minh
Trung và đề xuất các biện pháp để phát triển hoạt động giao nhận hàng hóa xuất
nhập khẩu tại công ty.
- Luận văn “Một số biện pháp cơ bản hoàn thiện quy trình giao nhận vận
tải của công ty TNHH một thành viên giao nhận Konet” của tác giả Nguyễn Đức
Long (2015), đề tài đã hệ thống hóa những lý luận căn bản về hoạt động giao
nhận vận tải, phân tích thực trạng hoạt động giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu
tại công ty TNHH một thành viên giao nhận Konet và đề xuất một số biện pháp
cơ bản hoàn thiện quy trình giao nhận vận tải tại công ty.
- Vũ Thị Quỳnh (2016) với luận văn “Chất lượng dịch vụ giao nhận vận
tải hàng hóa xuất nhập khẩu của công ty liên doanh trách nhiệm hữu hạn Nippon
Express Việt Nam tại Hà Nội”. Luận văn đã hệ thống hóa lý luận về chất lượng
dịch vụ giao nhận vận tải hàng hóa xuất nhập khẩu, đánh giá chất lượng dịch vụ
của công ty trong giai đoạn từ năm 2012 đến năm 2015 và đề xuất các biện pháp
gồm xây dựng mô hình quản lý chất lượng, củng cố, tăng cường mở rộng mạng
lưới các đại lý, nâng cao năng lực chuyên môn và đầu tư nâng cấp cơ sở vật
chất, công nghệ.
6. Bố cục của luận văn
Bố cục của luận văn ngoài phẩn mở đầu và kết luận, luận văn gồm 3
chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận về quản trị hoạt động giao nhận hàng hóa xuất
nhập khẩu.
Chương 2: Thực trạng quản trị hoạt động giao nhận hàng hóa xuất nhập
khẩu tại Công ty cổ phần đại lý hàng hải Việt Nam – chi nhánh Hải Phòng.
Chương 3: Một số giải pháp hoàn thiện quản trị hoạt động giao nhận hàng
hóa xuất nhập khẩu tại Công ty cổ phần đại lý hàng hải Việt Nam– chi nhánh Hải
Phòng.

Bước 6: Vào sổ tàu
- Căn cứ vào Booking nhân viên giao nhận viết số hiệu tàu, số hiệu
chuyến đi, số container, số seal vào tờ khai để tiến hành vào sổ tàu.
- Nhân viên giao nhận nộp tờ khai hải quan để vào sổ tàu
- Hải quan trả lại tờ khai và phiếu xác nhận vào sổ tàu. Kết thúc quá trình
làm thủ tục thông quan cho lô hàng xuất khẩu tại cảng. Hàng hóa sẽ được sắp
xếp lên tàu theo kế hoạch của hãng tàu. Trước khi giao hàng cho tàu, nhân viên
giao nhận phải hoàn tất thủ tục liên quan đến xuất khẩu bao gồm có thủ tục về
hải quan, kiểm nghiệm, kiểm dịch (nếu có)…, báo cho cảng ngày giờ tàu đến,
giao cho cảng sơ đồ xếp hàng và tổ chức xếp và giao hàng cho tàu, khi giao
nhận xong phải lấy biên lai thuyền phó để trên cơ sở đó lập vận đơn.
Lưu ý: Phải vào sổ tàu trước giờ Closing time nếu không hàng sẽ rớt lại
không xuất khẩu được mặc dù đã thông quan.
Bước 7: Liên hệ hãng tàu lấy B/L
Nhân viên giao nhận chuyển bộ hồ sơ (bản sao) cho khách hàng để họ
gửi thông tin cho hãng tàu liên quan để yêu cầu cấp vận đơn.
Sau khi tàu chạy, hãng tàu sẽ gửi vận đơn cho nhân viên giao nhận của
công ty. Nhân viên giao nhận đến Chi cục hải quan nộp tờ khai và vận đơn để
hải quan đóng dấu xác nhận thực xuất.
Bước 8: Tập hợp bộ chứng từ và quyết toán với khách hàng
Sau khi hoàn tất bộ chứng từ hàng xuất nhân viên giao nhận sẽ gửi thông
báo mô tả sơ lược về lô hàng vận chuyển: shipper/ consignee, tên tàu/ số
chuyến, cảng đi/ cảng đến, ETD/ETA (ngày đi/ngày dự kiến đến), số vận đơn
(house bill, master bill), loại vận đơn (original, surrender, seaway), hợp đồng,
invoice, packing list cho đại lý liên quan để đại lý theo dõi tiếp lô hàng tại cảng
đến, đính kèm là bản sao HBL, MBL.
Nếu là cước phí trả trước, nhân viên chứng từ sẽ làm giấy báo nợ (debit
note) gửi khách hàng và chuyển cho bộ phận kế toán theo dõi thu công nợ. Chỉ
khi nào người gửi hàng thanh toán cước phí và các khoản phí liên quan (THC,
B/L, seal,…) thì nhân viên chứng từ mới cấp phát vận đơn cho họ.
Nếu là cước phí trả sau, nhân viên chứng từ sẽ làm giấy báo nợ thu cước
người nhận hàng gửi đại lý tại cảng đến nhờ thu hộ, người gửi hàng chỉ đóng

Bước 1: Nhận thông tin chi tiết hàng và yêu cầu từ khách hàng
Nhân viên giao nhận tiếp nhận nhu cầu nhập khẩu của khách hàng. Sau
đó tiến hành xem xét và báo giá, hai bên thỏa thuận và ký kết hợp đồng giao
nhận.
Sau khi hoàn tất việc giao hàng và bộ chứng từ cần thiết cho hãng tàu
thì đại lý của Công ty ở nước ngoài sẽ gửi chứng từ sang cho Công ty thông
qua hệ thống email bao gồm các nội dung được đính kèm file: Master Bill of
Lading, House Bill of Lading, Debit/ Credit Note, thông tin về con tàu và ngày
dự kiến tàu đến, các nội dung yêu cầu Công ty kiểm tra và xác nhận.
Trong đó Master Bill of Lading thể hịên mối quan hệ giữa người gửi
hàng và người nhận hàng. Debit note: giấy dùng thể thanh toán tỷ lệ hoa hồng
mà Công ty phải trả cho đại lý Công ty. Credit note: giấy đòi tiền đại lý phát
sinh khi đại lý nhờ Công ty đóng hộ cước hãng tàu.
Tất cả chứng từ này thể hiện mối liên hệ và tình trạng công nợ giữa đại
lý và Công ty nhằm xác định khoản thu chi và lợi nhuận giữa hai bên.
Bước 2: Kiểm tra bộ chứng từ
Nhân viên giao nhận tiến hành kiểm tra chứng từ của đại lý gửi về một
cách nhanh chóng nhưng cẩn thận bằng cách xem thông tin trên vận đơn có
trùng khớp và đầy đủ các thông tin, tên người gửi, người nhận, tên tàu và ngày
tàu đến, số cont và số seal, chi tiết hàng hóa.
Trong trường hợp không trùng khớp với các số liệu giữa các chứng từ với
nhau, nhân viên chứng từ có nhiệm vụ liên lạc với đại lý để kịp thời bổ sung và
thông báo cho Công ty khi có sự điều chỉnh gấp. Một số trường hợp do lỗi của
đại lý không bổ sung chứng từ cho Công ty kịp thời thì phải chịu trách nhiệm
về các khoản chi phí điều chỉnh.
Bước 3: Lấy lệnh giao hàng (lệnh D/O)
Trước ngày dự kiến hàng đến thông thường từ 1 đến 2 ngày sẽ nhận
được giấy báo hàng đến của hãng tàu. Dựa vào số vận đơn trên giấy báo để
kẹp vào các debit /credit của lô hàng.

3.4.2. Đầu tư thêm các trang thiết bị phục vụ công tác giao nhận hàng hóa
Cơ sở giải pháp: Cơ sở vật chất, trang thiết bị của công ty đã lạc hậu,
xuống cấp nhiều thiết bị như hệ thống mạng, hệ thống phần mềm quản lý giao
nhận đã hết khấu hao nhiều năm vẫn tiếp tục sử dụng chưa được thay thế ảnh
hưởng đến tiến độ, thời gian thực hiện các công việc. Thêm vào đó, hiện nay
công ty chưa có phương tiện vận tải, phải đi thuê ngoài do đó, công tác giao
nhận hàng hóa bị phụ thuộc vào đơn vị vận tải.
Mục đích giải pháp: Đầu tư vào trang thiết bị, cơ sở vật chất là rất cần
thiết. Trang thiết bị càng hiện đại thì công việc được thực hiện càng nhanh
chóng, càng mang lại hiệu quả cao.
Nội dung giải pháp:
Hệ thống mạng thông tin của đơn vị được đưa vào sử dụng từ năm 2003
với nguyên giá 267 triệu đồng, đã hết giá trị khấu hao. Do đó, công ty cần thực
hiện ngay việc trang bị hệ thống mạng thông tin mới. Mạng thông tin hiện đại,
đường truyền nhanh thì việc thực hiện các dịch vụ mới thuận tiện và tiết kiệm
thời gian cho khách hàng.
Công ty tổ chức quản lý dữ liệu chủ yếu trên excel, ngoài ra chỉ có phần
mềm quản lý vỏ cont được đưa vào sử dụng từ năm 2009, hiện nay giá trị còn lại
là 0 đồng. Phần mềm này đã cũ và có rất nhiều các phần mềm quản lý mới thay
thế do đó việc đầu tư mưa phần mềm mới là rất cần thiết. Công ty nên áp dụng
phần mềm quản lý giao nhận HAS Shipping của công ty Hải Âu Việt Nam tích
hợp với website marketing, bán hàng online đáp ứng nhu cầu nhập liệu, xem báo
cáo mọi lúc, mọi nơi cho nhiều đối tượng sử dụng là một giải pháp tích hợp thiết
thực cho các doanh nghiệp logistics.
Giao diện phần mềm HAS shipping

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D quản trị quan hệ khách hàng cá nhân trong hoạt động huy động vốn tại ngân hàng BIDV đà nẵng Luận văn Kinh tế 0
D Liên hệ thực tiễn công tác tổ chức hoạt động quản trị nhân lực tại Vietravel Văn hóa, Xã hội 0
D Đánh giá hoạt động quản trị danh mục đầu tư và trạng thái thanh khoản của 1 NHTM Việt Nam trong giai đoạn gần đây Luận văn Kinh tế 0
D Quản trị rủi ro trong hoạt động của các quỹ tín dụng nhân dân cơ sở trên địa bàn tĩnh Vĩnh Phúc Luận văn Kinh tế 0
D TÁC ĐỘNG CỦA VĂN HÓA DÂN TỘC TỚI HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ NHÂN LỰC CỦA VIETTEL TRONG CÔNG CUỘC ĐẦU TƯ RA NƯỚC NGOÀI Quản trị Nhân lực 0
D Phân tích công việc là một hoạt động cơ bản trong công tác quản trị nguồn nhân lực, tuy nhiên lại ch Văn hóa, Xã hội 0
C Quản trị rủi ro trong hoạt động tín dụng tại ngân hàng TMCP ngoài quốc doanh VP Bank Luận văn Kinh tế 3
K Thực trạng và giải pháp nhằm nâng cao hoạt động quản trị nhân sự tại công ty Dược phẩm Vimedimex Khoa học Tự nhiên 2
H Hoàn thiện hoạt động quản trị hệ thống kờnh phõn phối tại cụng ty cổ phần Pin Hà Nội Luận văn Kinh tế 0
R Tìm hiểu hoạt động quản trị hàng tồn kho tại công ty TNHH nhà nước một thành viên Yến Sào Khánh Hòa Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top