Fallon

New Member

Download miễn phí Quản lý bằng pháp luật: trở ngại từ phía người dân





Xã hội nước ta chịu nhiều ảnh hưởng của Nho giáo, mà theo Nho giáo
thì đức trị vẫn được coi trọng hơn pháp trị. Bên cạnh đó, theo thuyết tam
hoà, con người là mắt xích tạo nên sự hài hoà trong Thiên- Địa- Nhân,
bởi vậy nếu con người xung đột với nhau sẽ phá hỏng mối quan hệ đó,
nên người ta cố giải quyết ổn thoả với nhau chứ không ra toà. Ra toà bởi
vậy là cách bất đắc dĩ, không hay.



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

Quản lý bằng pháp
luật: trở ngại từ phía
người dân
Chúng tui đã có dịp bàn về những rào cản tư duy từ phía công
quyền khi muốn quản lý bằng pháp luật (Nhà quản lý, số 10,
3/2004). Nhưng ở nước ta, ngay bản thân tâm lý dân tộc từ ngàn
năm nay cũng gây không ít khó khăn để hình thành và phát triển
một tinh thần pháp quyền trong xã hội, khi mà mỗi người dân vừa
biết tuân thủ pháp luật, vừa biết chủ động sử dụng pháp luật làm
công cụ để bảo vệ những quyền lợi của chính mình.
“Phép vua thua lệ làng”
Các nhà nghiên cứu nhận xét, người Việt bắt đầu thực sự tiếp xúc với
pháp luật khi chủ quyền đất nước rơi vào tay ngoại bang, pháp luật là
công cụ nô dịch, áp bức và đồng hoá của ngoại bang. Trong bối cảnh
như thế, ý thức chống đối nói chung đã chuyển thành ý thức chống lại
pháp luật của Nhà nước cai trị ngoại bang, trở thành phản ứng tự nhiên
của người Việt. Và đã hình thành nên tục lệ làng xã đối lập với pháp luật
của chính quyền đô hộ suốt một ngìn năm. Một ngàn năm đủ để tạo nên
lối sống không theo pháp luật trong tâm thức người Việt. “Với một di
sản lịch sử như vậy, có thể nói mà không sợ sai là cho đến nay chúng ta
chưa có được lối sống theo pháp luật”. Xin bổ sung: những mặt cứng
nhắc của tư duy pháp lý XHCN, cộng với cách làm bao cấp, mệnh lệnh
hành chính mấy chục năm càng khiến người dân xa rời với tinh thần
pháp luật và chủ yếu sống theo lệ, chứ không theo luật. Sống theo “lệ
làng” nên mới có chuyện như mấy hộ nông dân ở Hà Tây gần đây.
Ngại ra toà
Trong nhận thức truyền thống của xã hội Việt Nam, pháp luật không
phải là một cách giải quyết tranh chấp được ưa chuộng, người dân thích
“tự xử” với nhau hơn là đưa nhau ra toà, câu “nhất đáo tụng đình” thể
hiện thái độ của người dân đối với toà án, người ta coi chuyện ra toà là
một cái gì đó ghê gớm, tổn hại thanh danh. Vì sao vậy?
Xã hội nước ta chịu nhiều ảnh hưởng của Nho giáo, mà theo Nho giáo
thì đức trị vẫn được coi trọng hơn pháp trị. Bên cạnh đó, theo thuyết tam
hoà, con người là mắt xích tạo nên sự hài hoà trong Thiên- Địa- Nhân,
bởi vậy nếu con người xung đột với nhau sẽ phá hỏng mối quan hệ đó,
nên người ta cố giải quyết ổn thoả với nhau chứ không ra toà. Ra toà bởi
vậy là cách bất đắc dĩ, không hay.
Xã hội nước ta quen coi trọng lễ nghĩa, triết lý nhân quả và đức nhẫn
nhịn, coi trọng và cẩn thận chăm sóc các mối quan hệ, giữ thể diện cho
mình và cho nhau. Mặt khác, phần do thực tế xét xử và tranh tụng từ
hàng nghìn năm nay không minh bạch và kém tin cậy, người dân nước ta
dường như tin vào sự tự trừng phạt của lương tâm, đạo lý, trời đất hơn là
sự phân xử của quan toà.
Đến thời Pháp thuộc, quyền tài sản của người bản xứ bị vi phạm nghiêm
trọng, quyền kinh doanh và thu lợi được thâu tóm trong tay nhà buôn
ngoại quốc khiến toà án dân sự và thương sự theo mô hình phương Tây
trở nên xa lạ và đáng ghét, các thiết chế giải quyết tranh chấp phương
Tây tuy được du nhập song đã không trở nên phổ biến ở nước ta.
Ngày nay, có những lúc vì lý do chính trị, xã hội mà công cụ pháp lý để
giải quyết tranh chấp ít được dùng. Ví dụ, phá sản một doanh nghiệp lớn
thường đe doạ đổ vỡ dây chuyền và thất nghiệp hàng loạt, uy hiếp trực
tiếp tới ổn định tự xã hội. Hơn nữa, để che lấp dấu hiệu quản lý yếu kém,
các cơ quan chủ quản từ trung ương đến địa phương đều né tránh việc
doanh nghiệp thuộc quyền quản lý của mình bị thụ lý và tuyên bố phá
sản.
Một nguyên nhân nữa là nhiều lúc toà án nước ta năng lực chưa đáp ứng
thích đáng những đòi hỏi của thực tiễn. Chẳng hạn, cũng trong lĩnh vực
phá sản doanh nghiệp, một khi thẩm phán, kiểm toán viên, quản trị viên,
luật sư… chưa tích luỹ đủ kỹ năng tối thiểu cho cuộc “phẫu thuật” doanh
nghiệp, căn bệnh mất khả năng thanh toán tất yếu sẽ được chữa trị bằng
những thể chế và phương cách khác có hiệu quả hơn.
Do đó, điều dễ hiểu là tại sao người dân lại không thích viện đến toà án,
thờ ơ với toà án, cả hai bên- bị đơn và nguyên đơn, bên thắng kiện và
bên thua kiện đều có thái độ dè dặt với toà án. Trong tâm thức xã hội,
việc sử dụng toà án nhiều lúc không được coi là cách thức giải quyết
tranh chấp hợp lý nhất, hiệu quả nhất trong số các cách thức sẵn có. Bởi
vậy mà chúng ta vẫn thường chứng kiến cảnh, không hiếm khi trong cơn
lo sợ mất tài sản và thua thiệt, nhiều doanh nhân nước ta vẫn làm đơn
kêu cứu gửi đi khắp nơi, từ cơ quan điều tra, uỷ ban nhân dân, các bộ
quản lý ngành cho đến thanh tra, năm 2003 vừa qua có 17 doanh nghiệp
xe máy kêu lên cả UBTV Quốc hội, nhưng lại bỏ qua toà án.
Không có nhu cầu đối với pháp luật
Nhu cầu thực sự đối với pháp luật xuất hiện chỉ khi người dân dùng đến
pháp luật để bảo vệ quyền lợi chính đáng của mình như một giải pháp
hữu hiệu nhất. Tuy nhiên, nhu cầu đối với pháp luật nào, pháp luật thành
văn hay khái niệm công lý trừu tượng? Nhu cầu đó thể hiện như thế nào
trong các xã hội khác nhau?
Ở Việt Nam dường như chưa có sự tương thích trực tiếp giữa cung và
cầu đối với pháp luật. Nếu cung là những quy phạm pháp luật duy lý du
nhập từ các hệ thống pháp luật nước ngoài (ở đó chúng cũng vận hành
một cách đặc biệt) mà không kèm theo việc xây dựng cơ chế thực thi
thích hợp, thì cầu là cách nghĩ, lối sống truyền thống của xã hội về việc
áp dụng pháp luật. Xã hội Việt Nam là một xã hội nông nghiệp điển
hình, hiện nay đang đối mặt với thách thức hiện đại hoá và đuổi kịp các
xã hội phát triển. Dấu hiện chung của những xã hội nông nghiệp ở châu
á, châu Phi và Mỹ la tinh (về mặt pháp luật) là sự cách biệt giữa luật tục
truyền thống và pháp luật thực định (các đạo luật thành văn) mới du
nhập từ nước ngoài. Hơn nữa, ở nước ta lại có cả những đặc điểm tâm
lý, văn hoá pháp lý như nói ở trên, do đó mà có độ vênh nhau thường
xuyên giữa các quy phạm pháp luật và thực tiễn, giữa nhà nước và xã
hội trong việc sử dụng pháp luật. Trong bối cảnh đó, pháp luật và toà án
giống như sức ép áp đặt từ bên ngoài và tách rời khỏi nhận thức truyền
thống trong xã hội. Như vậy, từ khâu đầu tiên, các “sản phẩm” pháp luật
đã không được ưa chuộng ngay trong nhận thức của xã hội và khó có thể
nói về nhu cầu đối với pháp luật một khi trong xã hội- “người tiêu dùng”
của pháp luật vẫn phổ biến nhận thức như vậy.
Nhu cầu thực sự đối với pháp luật từ phía xã hội dân sự- hiểu đúng nghĩa
của nó- chỉ luôn luôn tồn tại khi pháp luật kết hợp cả ba yếu tố: công lý
(yêu cầu của luật tự nhiên), tính pháp chế (yêu cầu của luật thành văn)
và hiệu quả (yêu cầu của thực tiễn). Trên thực tế, những thước đo này có
thể mâu thuẫn với nhau, giao thoa nhau hay thể hiện trong nhau. Ví dụ,
pháp luật có thể công minh nhưng không phù hợp với các đạo luật hiện
...
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Xây dựng và quản lý hồ sơ địa chính bằng công nghệ phần mềm ViLIS tại thị trấn Thắng Khoa học Tự nhiên 0
D Mô tả quá trình quản lý chất lượng và minh họa bằng bộ chuẩn đánh giá chất lượng cơ sở giáo dục Luận văn Sư phạm 0
D Đồ án quản lý thư viện bằng SQL Công nghệ thông tin 0
D Nghiệp vụ quản lý vốn bằng tiền tại công ty trách nhiệm hữu hạn tư vấn song luật Luận văn Kinh tế 0
D Quản lý đội ngũ giáo viên tiểu học vùng đồng bằng sông Cửu Long theo yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay Luận văn Sư phạm 0
P Tìm hiểu công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động quảng cáo bằng Panô, ápphích trên địa bàn Hà Nộ Luận văn Kinh tế 0
T Tăng cường quản lý thu thuế GTGT đối với hộ kinh doanh cá thể tại Chi cục Thuế Thị xã Cao Bằng Luận văn Kinh tế 0
A Xây dựng hệ thống quản lý dữ liệu video tại Đài phát thanh và truyền hình Hải Phòng bằng phương pháp Công nghệ thông tin 0
P Những giải pháp nhằm thúc đẩy quá trình áp dụng phương pháp quản lý chất lượng bằng tiêu chuẩn ISO 9 Luận văn Kinh tế 1
H Hạch toán vốn bằng tiền và việc tăng cường quản lý lưu chuyển tiền tệ tại công ty TNHH Mai Văn Đáng, Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top