herotroy1015

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối
Luận văn ThS. Du lịch học -- Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn. Đại học Quốc gia Hà Nội, 2009
Tổng quan về thị trường khách du lịch Trung Quốc, tìm hiểu đặc trưng và các sở thích tiêu dùng du lịch của du khách Trung Quốc. Nghiên cứu mối quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và Trung Quốc làm tiền đề cho hoạt động thu hút khách du lịch Trung Quốc tới Việt Nam. Khái quát một số hoạt động thu hút khách du lịch Trung Quốc nói riêng và khách du lịch quốc tế nói chung tại Việt Nam. Phân tích và làm rõ thực trạng khách du lịch Trung Quốc đến Việt Nam giai đoạn 2003 - 2008, đánh giá những thuận lợi đạt được và những khó khăn còn tồn tại trong hoạt động thu hút khách du lịch Trung Quốc của Việt Nam. Đề xuất các định hướng và giải pháp về thu hút khách du lịch Trung Quốc: cải cách thủ tục hành chính đối với khách Trung Quốc vào Việt Nam du lịch; đẩy mạnh công tác xúc tiến, tuyên truyền, quảng bá du lịch; đa dạng hoá và nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch; nâng cao chất lượng đội ngũ lao động; giáo dục du lịch toàn dân; hợp tác quốc tế; ... nhằm nâng cao khả năng thu hút khách du lịch Trung Quốc đến Việt Nam
1. Lý do chọn đề tài
“Lần đầu tiên trong lịch sử, số người Trung Quốc đi du lịch nước ngoài cao
như thế và kết quả là sự bùng nổ các công ty lữ hành tại nước này. Với tốc độ tăng
trưởng chóng mặt như vậy, ngành du lịch toàn cầu sẽ phải vội vã thay mọi thứ
bằng tiếng Trung để đáp ứng nhu cầu của làn sóng khách du lịch lớn nhất từ trước
đến nay. Năm 1995, số người Trung Quốc ra nước ngoài du lịch là 4,5 triệu. Năm
2005, con số này lên đến 31 triệu. Các chuyên gia về du lịch của Trung Quốc và
thế giới đoán rằng ít nhất 50 triệu du khách nước này sẽ ra nước ngoài du lịch
hàng năm trước năm 2010 và lên đến 100 triệu trước năm 2020[44]. Và quan trọng
hơn cả như lời của ông Giám đốc Tổ chức Du lịch Châu Á – Thái Bình Dương đã
nói: “Họ là những người đến sau trong bản đồ du lịch, nhưng đến một cách
hoành tráng”( ). Tổ chức Du lịch Thế giới cũng bình luận. “Tốc
độ tăng trưởng của ngành du lịch quốc tế của Trung Quốc trong 5 năm qua cao
nhất thế giới, với tỷ lệ 37% đến 38% mỗi năm”.
Chính từ những ưu điểm và lợi thế to lớn trên, Việt Nam cũng như nhiều
quốc gia khác trên Thế Giới, đã xác định Trung Quốc là một trong những thị
trường gửi khách hàng đầu. Hiện nay Trung Quốc luôn được đánh giá là thị
trường khách trọng điểm của du lịch Việt Nam. Đây là thị phần có tốc độ gia tăng
rất cao, liên tục, chiếm tỉ trọng lớn, có thể nói là phát triển bền vững với tốc độ gia
tăng từ 17.509 lượt khách năm 1993 lên đến 650.055 lượt khách năm 2008, chiếm
phần lớn số lượng khách quốc tế vào Việt Nam ( ).
Những điều kiện thuận lợi cùng số lượng khách lớn, mức gia tăng nhanh đã
khẳng định tầm quan trọng của thị phần khách này đối với hoạt động của ngành du
lịch Việt Nam. Do đó, bên cạnh việc đẩy mạnh mối quan hệ hợp tác du lịch giữa
hai nước, ngành du lịch Việt Nam cần tăng cường nghiên cứu và tìm hiểu, xây
dựng định hướng để chủ động thu hút và khai thác nguồn khách. Đây là vấn đề vừa
mang tính kế hoạch lâu dài, vừa mang tính cấp thiết được đặt ra không chỉ đối với
ngành du lịch cấp Quốc gia mà đối với hoạt động du lịch tại các điểm đón khách
hiện nay. Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề, tác giả đã lựa chọn đề tài
“Quan hệ hợp tác Việt – Trung và hoạt động thu hút khách du lịch Trung Quốc
của ngành du lich Việt Nam” làm đề tài luận văn tốt nghiệp cao học của mình.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Với đề tài này, Luận văn đặt mục tiêu nghiên cứu về tình hình quan hệ hợp
tác giữa hai nước Việt Trung; những hoạt động mà Việt Nam đã tiến hành để thu
hút khách du lịch Trung Quốc nói riêng và khách du lịch Quốc tế nói chung, thực
trạng khách du lịch Trung Quốc vào Việt Nam giai đoạn 2003 – 2008; giải pháp
ngành du lịch đã áp dụng để khai thác thị trường khách du lịch Trung Quốc. Trên
cơ sở đó, đề xuất và kiến nghị giải pháp phát triển nguồn khách đầy tiềm năng này
trong thời gian tới để có thể đạt hiệu quả cao hơn nữa trong việc khai thác nguồn
khách cho ngành du lịch Việt Nam.
Căn cứ vào mục tiêu đề ra, luận văn tiến hành giải quyết những nhiệm vụ
nghiên cứu sau:
- Tổng quan về thị trường khách du lịch Trung Quốc, tìm hiểu đặc trưng và
các sở thích tiêu dùng du lịch của du khách Trung Quốc.
- Mối quan hệ hợp tác Việt Nam – Trung Quốc, cơ sở cho hoạt động thu hút
khách du lịch Trung Quốc.
- Một số hoạt động thu hút khách du lich Trung Quốc nói riêng và khách du
lịch Quốc tế nói chung tại Việt Nam.
- Tình hình khách du lịch Trung Quốc đến Việt Nam giai đoạn 2003 – 2008.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường thu hút khách du lịch Trung
Quốc tại thị trường Việt Nam.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài
- Đối tượng nghiên cứu: Quan hệ hợp tác trên một số lĩnh vực giữa hai nước Việt -
Trung và cơ cấu khách du lịch Trung Quốc vào Việt Nam.
- Thời gian nghiên cứu: Nghiên cứu tập trung chủ yếu trong giai đoạn từ
2003-2008, đảm bảo tính cập nhật và khách quan của số liệu nghiên cứu.
- Không gian nghiên cứu: Nghiên cứu hoạt động thu hút khách du lịch Trung
Quốc tại địa bàn Việt Nam.
4. Phương pháp nghiên cứu
Đây là một đề tài mang tính nghiên cứu thực tiễn, do đó trong quá trình
thực hiện, tác giả đã áp dụng các phương pháp nghiên cứu sau để đảm bảo kết
quả của công trình nghiên cứu: phương pháp tổng hợp và phân tích số liệu,
phương pháp thống kê, phương pháp điều tra xã hội, phương pháp chuyên gia…
những phương pháp này đã giúp tác giả khai thác thông tin, số liệu liên quan phù
hợp với mục đích nghiên cứu của đề tài. Đảm bảo số liệu được cập nhật, mang
tính thời sự, có tính khách quan và đáp ứng được yêu cầu về kết quả nghiên cứu
của đề tài. Tác giả cũng nhận được nhiều ý kiến đóng góp, chỉ dẫn của các
chuyên gia trong vấn đề liên quan đến thị trường khách du lịch Trung Quốc.
5. Đóng góp của luận văn
- Đưa ra bức tranh tổng quát về mối quan hệ hợp tác hai nước Việt Trung,
đặc điểm của thị trường gửi khách Trung Quốc nói chung và cơ cấu của khách
Trung Quốc giai đoạn 2003 - 2008 nói riêng.
- Nhìn nhận về hoạt động thu hút khách du lịch Trung Quốc nói riêng và
khách quốc tế nói chung giai đoạn 2003 – 2008.
- Đề xuất một số giải pháp, kiến nghị cho việc phát triển thị trường khách
TQ vào Việt Nam trong tương lai gần..
6. Tổng quan các công trình nghiên cứu vấn đề
Liên quan đến nội dung nghiên cứu về thị trường khách du lịch Trung Quốc,
trước tác giả nghiên cứu đã có một số công trình liên quan công bố như:
Khóa luận tốt nghiệp cử nhân khoa học du lịch, “Thị phần khách du lịch
Trung Quốc của du lịch Việt Nam,, tiềm năng – hiện trạng – giải pháp khai thác và
phát triển”, Cao Thị Thu Hiền, 2001.
Đề tài khoa học cấp ngành: “Nghiên cứu đánh giá một số đặc điểm của thị
trưởng khách Nhật Bản và Trung Quốc nhằm phát triển nguồn khách của du lịch
Việt Nam” do bà Nguyễn Quỳnh Nga và nhóm nghiên cứu thực hiện, 2001.
Khóa luận tốt nghiệp cử nhân khoa học du lịch, “Nghiên cứu tâm lý và ứng
dụng xây dựng sản phẩm du lịch đặc thù cho khách Trung Quốc trên thị trường du
lịch Quảng Ninh”, Vũ Khắc Điệp, 2003.
Bản tin du lịch, Du lịch Trung Quốc cơ hội phát triển mới, Trung tâm
Thông tin du lịch – Tổng cục du lịch, 2004.
Khóa luận tốt nghiệp cử nhân khoa học du lịch: “Việc xây dựng định hướng
thu hút khách du lịch Trung Quốc vào Lạng Sơn”, Hồ Minh Châu, 2006.
Báo cáo: “Phát triển Trung Quốc tình hình và triển vọng”, Viện Khoa học xã hội
Việt Nam, Viện nghiên cứu Trung Quốc, PGS.TS Đỗ Tiến Sâm thực hiện năm 2006.
Và một số công trình khác nghiên cứu về thị trường khách du lịch Trung
Quốc, hoạt động xúc tiến du lịch Việt Nam vào thị trường Trung Quốc…
Tuy nhiên, cho đến nay chưa có công trình nào nghiên cứu tổng quan về mối
quan hệ giữa hai nước Việt Trung để từ đó điều chỉnh những hoạt động thu hút
khách Trung Quốc đi du lịch vào Việt Nam. Vì vậy việc nghiên cứu thực trạng hiện
tại và đề xuất giải pháp cho thời gian tới là hoạt động thiết thực cho ngành du lịch
Việt Nam nói chung.
7. Bố cục của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, mục lục, tài liệu thăm khảo và phụ lục, luận
văn gồm 3 chương:
Chương 1. Quan hệ hợp tác Việt Trung và đặc điểm du lịch Trung Quốc
Chương 2. Thực trạng du lịch Việt Nam và khách du lịch Trung Quốc đến Việt
Nam giai đoạn 2003 – 2008
Chương 3. Một số giải pháp nhằm nâng cao khả năng thu hút khách du lịch
Trung Quốc đến Việt Nam

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 

TueAn

New Member
mình thấy quan hệ càng ngày càng căng thẳng, nhưng vấn đề khách du lịch Trung Quốc sang mình vẫn nhiều đấy chứ







 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
I Nội dung quan hệ sản xuất phải phù hợp với tính chất và trình độ phát triển lực lượng sản xuất. Đảng Luận văn Kinh tế 0
P Vấn đề khu vực hoá-Mối quan hệ hợp tác Á-Âu (ASEM) và Việt Nam trong tiến trình ASEM Khoa học Tự nhiên 0
T Quan hệ hợp tác thương mại và đầu tư Việt Nam - Pháp giai đoạn 1994 - 2001 Luận văn Kinh tế 0
X Ba phương thức sản xuất trước chủ nghĩa tư bản, quan hệ sản xuất phải phự hợp với trỡnh độ phỏt triể Luận văn Kinh tế 0
Q Đánh giá tổng quan quan hệ Việt Nam - Lào 1954 - 2000 và phương hướng hợp tác giữa hai nước trong gi Luận văn Sư phạm 3
S Góp phần nghiên cứu quan hệ cấu trúc - tác dụng của một số hợp chất Luận văn Sư phạm 0
J Mô hình cơ sở dữ liệu quan hệ và mô hình cơ sở dữ liệu hướng đối tượng (Báo cáo tổng hợp Đề tài nghi Luận văn Sư phạm 0
G Xây dựng bản đồ nhạy cảm của các hệ sinh thái với tác động môi trường nhằm sử dụng hợp lý cảnh quan Luận văn Sư phạm 2
N Mối quan hệ giữa chính sách lương, thưởng và động lực làm việc nghiên cứu trường hợp xí nghiệp quản Luận văn Kinh tế 0
K Quan hệ hợp tác thương mại giữa Việt Nam và một số nước thuộc Hội đồng Hợp tác vùng Vịnh Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top