nHoC_b0oNg

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae
Luận án TS. Lịch sử Việt Nam cổ đại và trung đại -- Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn. Đại học Quốc gia Hà Nội, 2012
Trình bày các chính sách và hoạt động thực tiễn liên quan đến Phật giáo của hai triều Lý – Trần và những đóng góp của Phật giáo với lịch sử dân tộc trong thời kỳ này làm rõ mối quan hệ tương hỗ giữa hai vương triều nói trên với Phật giáo trong sự nghiệp chấn hưng, dựng xây và bảo vệ đất nước. Nghiên cứu so sánh lịch đại, góp phần chỉ ra vị trí của Phật giáo trong bệ đỡ tư tưởng của mô hình tập quyền thân dân và những mặt ưu việt của mô hình này so với các thiết chế tập quyền khác trong lịch sử. Phân tích những kinh nghiệm và bài học lịch sử, qua đó góp phần minh định vai trò của Phật giáo trong xã hội Việt Nam không chỉ trong quá khứ đã cùng dân tộc tạo dựng một quốc gia thịnh vượng, mà ngay cả hiện tại. Với đường lối hiện nay của Đảng, Nhà nước Phật giáo là một thành tố quan trọng để giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, là điểm tựa tinh thần vững chắc cho công cuộc đổi mới và hiện đại hóa đất nước

1. Lý do chọn đề tài
Phật giáo được du nhập vào Việt Nam đã trên dưới 2000 năm, gắn bó đồng
hành cùng dân tộc và có mối quan hệ khăng khít với văn hóa, kinh tế, chính trị, xã
hội trong suốt chiều dài lịch sử xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Phật giáo có mục đích
cao cả là đem lại hạnh phúc và an lạc cho chư Thiên và loài người. Trên nguyên tắc
đoàn kết, hòa hợp, tùy thuận chúng sinh, nên tuy là một yếu tố văn hóa “ngoại sinh”
nhưng đã được dân tộc Việt Nam đón nhận một cách rất tự nhiên như cây cần có
nước và đã được hấp thụ, chuyển hóa thành một bộ phận hữu cơ và tạo nên những
nét đặc sắc trong văn hóa dân tộc. Phật giáo đã ảnh hưởng sâu đậm trong ý thức, tư
tưởng, tình cảm của người Việt, đúng như Đức Phật đã từng dạy các đệ tử của mình
khi lãnh trách nhiệm đi hoằng dương chính pháp:
“Này các Tỳ kheo, hãy lên đường thuyết pháp vì hạnh phúc, vì an lạc cho
chúng sinh, vì lòng thương tưởng cho đời, vì hạnh phúc, vì an lạc cho chư Thiên và
loài người ” [82, tr.502].
Với tư tưởng hòa đồng, đồng thời với tinh thần từ bi và trí tuệ, tư tưởng Phật
giáo đã trở thành một điểm tựa tinh thần vững chắc, một công cụ sắc bén để giữ gìn
bản sắc dân tộc, chống lại âm mưu đồng hóa của phong kiến phương Bắc suốt hơn
1000 năm Bắc thuộc. Trong quá trình xây dựng và bảo vệ Tổ quốc qua các thời kỳ
lịch sử, tinh thần Phật giáo đã được các chính quyền vận dụng vào những kế sách trị
nước an dân. Bản thân Phật giáo cùng các bậc cao tăng cũng đã có những đóng góp
đáng kể vào sự hưng thịnh của quốc gia, trường tồn của dân tộc. Chính vì vậy mà
một số triều đại phong kiến đều rất chú trọng đến quan hệ với Phật giáo. Trong số
các triều đại phong kiến Việt Nam, đặc biệt triều Lý và Trần là hai vương triều
thành công nhất trong các chính sách với Phật giáo và cũng đã gặt hái được những
thành tựu rực rỡ nhất về mọi mặt, từ quan hệ từ văn hóa, chính trị, kinh tế, ngoại
giao v.v... Những chính sách đó xuất phát từ ba yếu tố cơ bản sau đây: - Nhu cầu khách quan trong việc xây dựng một xã hội đồng thuận, quốc gia
thống nhất dựa trên nền tảng của bầu không khí làng xã và quan hệ Làng – Nước
hòa đồng.
- Sự sùng mộ đạo Phật của các bậc quân vương và nhận thức của họ về vai
trò xã hội của Phật giáo.
- Đóng góp thực tế của giới sư tăng mà trước hết và chủ yếu là các Quốc sư
với đất nước.
Trong suốt hơn 4 thế kỷ, vai trò Phật giáo được phát huy cao độ, tinh thần
Phật giáo đã là chất liệu cố kết nhân tâm, là cầu nối giữa chính quyền trung ương
với địa phương. Trong thời kỳ này, tinh thần đoàn kết hòa hợp dân tộc cũng đã
được vận dụng tối đa cho công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Các vị quân
vương thời Lý - Trần đã xây dựng thành công một mô hình Nhà nước quân chủ rất
đặc thù, rất Việt Nam thời trung đại, đó là kiểu Nhà nước “tập quyền thân dân”. Với
mô hình này hai vương triều nói trên đã đưa dân tộc ta trở thành một trong những
quốc gia phát triển trong khu vực châu Á thời bấy giờ. Không phải ngẫu nhiên mà
nhiều học giả đã đưa ra nhận định rằng, thời Lý - Trần Phật giáo là Quốc đạo. Đây
là những vấn đề lớn vừa có giá trị học thuật vừa có ý nghĩa thực tiễn cao.
Về mặt khoa học, nghiên cứu về vấn đề này sẽ góp phần tìm hiểu sâu hơn
mối quan hệ tương tác mật thiết giữa tư tưởng Phật giáo với chính quyền hai triều
Lý - Trần. Trong đó, những vấn đề cần đặc biệt lưu ý là bối cảnh lịch sử, vai trò của
các vị Quốc sư với các vị quân vương, cũng như sự nhận thức của các bậc quân
vương đối với giá trị của hệ thống tư tưởng Phật giáo. Đây là những yếu tô cơ bản
đã được phát huy tích cực, mang lại hiệu to lớn nhất trong việc lãnh đạo đất nước,
trị quốc an dân. Một nghiên cứu chuyên sâu về mối quan hệ giữa Phật giáo với hai
vương triều nói trên chắc chắn sẽ góp phần không nhỏ vào việc soi rọi, làm sáng tỏ
những khía cạnh độc đáo của lịch sử dân tộc trong một thời kỳ đầu của kỷ nguyên
Đại Việt.
Trên phương diện thực tiễn, từ năm 1930, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng
sản, cách mạng Việt Nam đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác. Trong sự nghiệp giành và giữ độc lập dân tộc, Việt Nam đã chiến thắng các thế lực đế quốc, thực dân
hùng mạnh. Chiến thắng mùa xuân 1975 vĩ đại đã mở đường cho đất nước bước vào
kỷ nguyên hoàn toàn độc lập, thống nhất và đi lên chủ nghĩa xã hội. Khi hệ thống xã
hội chủ nghĩa ở Đông Âu sụp đổ, Liên Xô bị tan rã, Việt Nam đứng trước thử thách
hiểm nghèo. Dân tộc Việt Nam cần có lựa chọn đúng đắn để khẳng định chính
mình. Hơn lúc nào hết dân tộc ta cần một bệ đỡ tinh thần, một hệ tư tưởng chỉ đạo
xuyên suốt để chèo lái con thuyền của dân tộc đưa đất nước tới cái đích mà Đảng,
Bác Hồ cũng như cả dân tộc mong muốn là xây dựng một đất nước dân giầu, nước
mạnh, xã hội công bằng, dân chủ và văn minh.
Kiên định với con đường đã chọn, Đảng Cộng sản Việt Nam đã xác định chủ
nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng và lý luận. Nhưng
điều đó không có nghĩa là chúng ta đã có một bệ đỡ tư tưởng hoàn chỉnh. Để hoàn
thiện cần có một đường lối chính sách, một sách lược và thiết chế chính trị sao
cho vừa giữ gìn và phát huy được bản sắc văn hóa dân tộc, vừa đáp ứng được xu thế
hội nhập thế giới. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, đất nước đã và đang gặt hái được
nhiều thành tựu trong công cuộc Đổi mới để hội nhập và phát triển. Với quan điểm
hội nhập mà không hòa tan theo tinh thần Nghị quyết Hội nghị Trung ương lần thứ
V (khóa VIII) đề ra là: “bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống, xây
dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc”, cần nghiên cứu
kỹ các bài học và kinh nghiệm lịch sử dân tộc để tìm ra những giải pháp phù hợp
đáp ứng được nhu cầu thực tế của đất nước hiện nay.
Đi theo hướng này, luận án của chúng tui đề cập tới những nội dung mà nếu
giải quyết thấu đáo sẽ góp phần làm sáng tỏ nhiều vấn đề quan trọng của lịch sử,
văn hóa của dân tộc và làm phong phú thêm cơ sở khoa học cho chính sách của
Đảng và Nhà nước. Lý – Trần là một thời kỳ lịch sử võ công rực rỡ, văn trị sáng
chói. Đây cũng là giai đoạn chính quyền và Phật giáo có mối quan hệ tương hỗ
khăng khít. Trong bối cảnh hiện nay, khi xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc là một
nhiệm vụ có tầm chiến lược, trong đó đoàn kết tôn giáo, để các tôn giáo đồng hành nhiều bộ thư tịch Phật giáo. Đây là một nguồn sử liệu có giá trị tham khảo cao còn
chưa được khai thác đầy đủ. Trong đó, trước hết cần kể ra đây sách Thiền uyển
tập anh. Đây là bộ sách tập hợp hành trạng của những bậc chân tu, cao tăng thạc
đức của Phật giáo đã vận dụng trí tuệ do tu chứng để giúp cho Đạo pháp và Dân tộc
dưới các triều đại Việt Nam cho đến thời Lý - Trần. Theo ý kiến của một số chuyên
gia, Thiền uyển tập anh được biên soạn dưới triều Lý và hoàn thành vào triều Trần.
Trải qua một thời gian khá dài, bộ sách này đã bị thất tán và cũ nát, nên đến thời
hậu Lê nhà sư Thích Như Trí cùng các đệ tử đã tổ chức in lại vào năm Vĩnh Thịnh
thứ 11 (1715). Đến đầu thế kỷ XX, một bậc danh tăng uyên bác là Phúc Điền lại
một lần nữa hiệu chỉnh và cho khắc in lại dưới tựa đề “Trùng khắc Đại Nam thiền
uyển truyền đăng tập lục”. Trong lần hiệu chỉnh này, hòa thượng Phúc Điền đã viết
lại truyện của thiền sư Không Lộ, còn các phần khác thì hầu như không sửa chữa gì.
Với những giá trị tư liệu đặc biệt, sách Thiền uyển tập anh đã được các học giả danh
tiếng như Lê Quý Đôn, Phan Huy Chú sử dụng để biên soạn các tác phẩm của mình.
Lê Quý Đôn từng nhận xét về giá trị của sách này như sau: “Nước ta từ khi gây
dựng, văn minh không kém gì Trung Quốc... Hai vua Thánh Tông, Nhân Tông nhà
Lý đều giỏi sách hay thơ, nhưng nay không biết tra tìm vào đâu, chỉ thấy Thiền uyển
tập anh còn chép được của Thái Tông hai bài, của Nhân Tông hai bài…”[63, tr.24].
Bên cạnh Thiền uyển tập anh, trong nguồn sử liệu Phật giáo phải kể đến các
tác phẩm Tam Tổ thực lục là tập truyện về ba vị Tổ Thiền phái Trúc lâm đời Trần,
bản in sớm nhất còn lại vào năm Cảnh Hưng thứ 16 (1765) do Sa môn Quảng Điền
và Hải Lượng hiệu đính và trùng san; Thánh đăng lục là tiểu truyện về 5 vị Thiền sư
đồng thời là vua Triều Trần, đó là Trần Thái Tông, Thánh Tông, Nhân Tông, Anh
Tông và Minh Tông, bản in sớm nhất còn lại vào năm Cảnh Hưng thứ 11 (1750) do
sư Quảng Đức hiệu đính và đề tựa; Ngự chế Thiền uyển thống yếu kế đăng lục, do
Thiền sư Như Sơn biên soạn, được khắc bản vào năm Giáp dần (1734); Khóa hư lục
của Trần Nhân Tông. Ông là Tổ thứ nhất của Thiền phái Trúc Lâm, pháp hiệu Điều
ngự Đầu đà, biên soạn sách này khi đã nhường lại ngôi vua lên núi tu hành.

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Mối quan hệ giữa giá chứng khoán và tỷ giá hối đoái – Nghiên cứu thực nghiệm tại Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
D Nghiên cứu mối quan hệ giữa tỷ giá hối đoái và giá chứng khoán Luận văn Kinh tế 0
D Phân tích nội dung các quyết định truyền thông Marketing và mối quan hệ giữa nó với các quyết định Marketing khác trong Marketing Marketing 0
D MỐI QUAN HỆ GIỮA NGÔN NGỮ VÀ TƯ DUY Văn hóa, Xã hội 0
D ĐẢNG ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM lãnh đạo giải quyết mối quan hệ giữa xây dựng và bảo vệ miền bắc xã hội chủ nghĩa giai đoạn từ 1965 đến 1968 Môn đại cương 0
D Mối quan hệ giữa cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền bắc với cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền nam Văn hóa, Xã hội 0
D Phân tích mối quan hệ giữa chiến lược kinh doanh và chiến lược quản trị nguồn nhân lực Luận văn Kinh tế 0
D Mối quan hệ giữa lý luận và thực tiễn trong chủ nghĩa Mác- Lênin Môn đại cương 0
D Vận dụng quan điểm của triết học Mác về mối quan hệ giữa tồn tại xã hội và ý thức xã hội Môn đại cương 0
D Nghiên cứu mối quan hệ giữa thanh khoản cổ phiếu và tỷ lệ chia cổ tức của các công ty niêm yết trên sàn chứng khoán HOSE Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top