my_chicken

New Member

Download miễn phí Quá trình hình thành - Phát triển, chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của cục hàng không dân dụng Việt Nam





Phần I: Quá trình hình thành - phát triển. Chức năng, 1

nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của Cục hàng không dân dụng Việt Nam. 1

I. Quá trình hình thành và phát triển của Cục hàng không dân dụng Việt Nam. 1

1.Giai đoạn 1967 – 1975: 1

1.1:Thời kỳ 1956 – 1958: 1

1.2.Thời kỳ 1959 – 1975: 1

2.Giai đoạn 1976 – 1989: 2

3. Giai đoạn 1989- 1991: 2

4.Giai đoạn 1992-1994: 3

5. Giai đoạn từ 1995 đến nay: 3

II. Chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức của Cục hàng không dân dụng Việt Nam. 4

1. Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn: 4

2.Cơ cấu tổ chức: 6

2.1.Khối cơ quan Cục: 6

2.2 Khối các doanh nghiệp Nhà nước hoạt động công ích. 7

2.2.1:Các cụm cảng hàng không khu vực. 7

2.2.2.Trung tâm quản lý bay dân dụng Việt Nam: 8

2.3.Khối các đơn vị sự nghiệp. 10

Phần 2: 11

vài nét về chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức và tình hình hoạt động của Ban kế hoạch đầu tư 11

I. Chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức: 11

I. Tình hình hoạt động của Ban Kế hoạch - Đầu tư: 12

Phần III: Tình hình đầu tư của ngành hàng không dân dụng Việt Nam 13

I.Tình hình thực hiện một số dự án lớn của ngành. 13

1.Cụm cảng hàng không miền Bắc: 13

2. Cụm cảng hàng không miền Trung. 14

3. Cảng hàng không miền Nam: 15

4. Trung tâm quản lý bay dân dụng Việt Nam. 15

II: Tình hình sử dụng vốn và nguồn vốn đầu tư: 16

1.Tình hình sử dụng vốn đầu tư. 16

2. Nguồn vốn đầu tư: 18

III. Tình hình hợp tác với nước ngoài. 19

1.Thu hút vốn đầu tư nước ngoài: 19

2.Quan hệ hàng không song phương: 20

IV. Định hướng đầu tư phát rtiển cơ sở hạ tầng ngành HKDD đến năm 2010. 20

 

 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ketnooi -


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ketnooi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


ột doanh nghiệp thành viên của Tổng công ty hàng không Việt Nam.
Trong khi ngành hàng không dân dụng đang khẩn trương hình thành một cơ chế mới theo nghị định 112/HĐBT và quyết định 225/CT của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng, thì ngày 31/3/1990 , Hội đồng Nhà nước ra Quyết định số 224/NQ – HĐNN, giao cho Bộ Giao thông vận tải và Bưu điện đảm nhận chức năng quản lý Nhà nước đối với ngành hàng không dân dụng, đồng thời phê chuẩn việc giải thể Tổng cục hàng không dân dụng Việt Nam.
Để giúp Bộ giao thông vận tải, Bưu điện thực hiện nhiệm vụ quản lý Nhà nước về hàng không dân dụng, ngày 12/5/1990 , Hội đồng Bộ trưởng đã ra Nghị định số 151/HĐBT thành lập Vụ Hàng không nằm trong Bộ giao thông vận tải và Bưu điện.
4.Giai đoạn 1992-1994:
Ngày 26/12/1991, Quốc hội đã thông qua Luật Hàng không dân dụng Việt Nam. Đây là một văn bản quan trọng, lần đầu tiên quy định chi tiết các nội dung của hoạt động quản lý Nhà nước về Hàng Không dân dụng. Để thực hiện nội dung quản lý này, cơ chế quản lý ngành hàng không dân dụng của Bộ giao thông vận tải và Bưu điện thông qua cơ quan tham mưu là Vụ hàng không đã tỏ ra không thích hợp và trên thực tế đã phát sinh một số vướng mắc trong hoạt động của ngành hàng không dân dụng. Trước tình hình đó, ngày 30/6/1992, Hội đồng Bộ trưởng đã ban hành Nghị định số 242/HĐBT giải thể Vụ hàng không và thành lập Cục hàng không dân dụng Việt Nam trực thuộc Bộ giao thông vận tải và Bưu điện, trực tiếp thực hiện một số chức năng quản lý Nhà nước trong lĩnh vực hàng không dân dụng.
5. Giai đoạn từ 1995 đến nay:
Sự phát triển mạnh mẽ của ngành hàng không dân dụng trong nững năm 1990 đến 1994 đã đặt ra những yêu cầu mới đối với những hoạt động quản lý Nhà nước chuyên ngành hàng không dân dụng. Đáp ứng nhu cầu thực tế này, ngày 20/4/1995, Luật sủa đổi, bổ sung một số điều của Luật hàng không dân dụng Việt nam đã được ban hành, trong đó xác định cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành Hàng không dân dụng là cơ quan trực thuộc Chính phủ. Tiếp theo đó, ngày 22/5/1995, Thủ tướng Chính phủ đã ký Nghị định số 32/CP chuyển Cục hàng không dân dụng Việt Nam từ trực thuộc Bộ giao thông vận tải về trực thuộc Chính phủ, trực tiếp giúp Chính phủ thực hiện chức năng quản lý Nhà nước chuyên ngành về Hàng không dân dụng.
Cùng với sự thay đổi về tổ chức của Cơ quan quản lý Nhà nước chuyên ngành hàng không dân dụng, khối cơ quan kinh doanh cũng có sự thay đổi lớn, đó là việc thành lập Tổng công ty Hàng không Việt Nam ( tên giao dịch quốc tế là vietnam aviation corporation, viết tắt là avia vietnam ) theo quyết định số 382/TTg ngày 27/5/1995 của Thủ tướng Chính phủ.
II. Chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức của Cục hàng không dân dụng Việt Nam.
1. Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn:
Căn cứ vào văn bản pháp luật hiện hành quy định, Cục hàng không dân dụng Việt Nam là cơ quan trực thuộc Chính phủ có chức năng quản lý Nhà nước ngành hàng không dân dụng trong phạm vi cả nước. Nhiệm vụ và quyền hạn cụ thể cục hàng không dân dụng Việt Nam bao gồm:
1.Soạn thảo các dự án Luật, Pháp lệnh, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách phát triển ngành hàng không dân dụng phù hợp với các quy định của Chính phủ về quản lý ngành hàng không dân dụng và tổ chức thực hiện các vấn đề nói trên.
2. Thiết lập và cho phép khai thác các đường hàng không, khu vực cấm hay hạn chế bay; tham gia, ký kết các điều ước quốc tế về hàng không dân dụng theo quy định của Chính phủ.
3.Ban hành các quy trình, quy phạm kỹ thuật nghiệp vụ, an toàn về hàng không dân dụng, tham gia xây dựng các chế độ về thuế, phí và lệ phí đối với các hoạt động hàng không dân dụng.
4.Tổ chức và quản lý việc khai thác đường hàng không dân dụng, vùng thông báo bay và quản lý bay, quy hoạch và quản lý hệ thống kỹ thuật thông tin phục vụ hàng không dân dụng. Phối hợp với các cơ quan có liên quan quản lý vùng trời, bảo vệ an ninh quốc gia.
5.Chủ trì, phối hợp với Bộ quốc phòng, Bộ công an, các cơ quan quản lý Nhà nước liên quan và Chính quyền địa phương để đảm bảo an ninh, an toàn hàng không, các chuyến bay chuyên cơ, chuyến bay đặc biệt, các cảng hàng không, sân bay dân dụng, sân bay dùng chung với quốc phòng.Tổ chức và phối hợp với các ngành và địa phương liên quan trong việc tìm kiếm cứu nguy và điều tra tai nạn hàng không dân dụng
6.Trình thủ tướng Chính phủ việc thành lập, giải thể các doanh nghiệp vận chuyển hàng không, các dự án hợp tác, đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực hàng không dân dụng, việc thành lập và khai thác các cảng hàng không, sân bay. Quản lý vận chuyển hàng không đối với các doanh nghiệp vận chuyển hàng không dân dung trong nước theo pháp luật và các quy định của Chính phủ; quản lý các hoạt động của các hãng hàng không nước ngoài hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam theo pháp luật Việt Nam và theo thông lệ quốc tế.
7.Quản lý việc đăng lý tầu bay dân dụng; phối hợp với Bộ thương mại quản lý việc nhập khẩu, xuất khẩu tầu bay, trang bị, thiết bị,vật tư phục vụ hàng không dân dụng; quản lý, giám sát việc sửa chữa, bảo dưỡng tầu bay, động cơ tàu bay, việc sản xuất trang bị, thiết bị của tầu bay và các trang bị, thiết bị chuyên dùng phục vụ cho các hoạt động hàng không dân dụng.
8.Cấp,đình chỉ, gia hạn, sửa đổi, thu hồi các chứng chỉ, bằng cấp, giấy phép liên quan đến hoạt động hàng không dân dụng theo quy định của Chính phủ.
9.Quản lý hoạt động khoa học công nghệ trong lĩnh vực hàng không dân dụng; tổ chức nghiên cứu, ứng dụng các tiến bộ khoa học, công nghệ trong lĩnh vực hàng không dân dụng; phối hợp với Bộ khoa học công nghệ môi trường trong việc bảo vệ môi trường trong các hoạt động hàng không dân dụng.
10.Quản lý công tác tổ chức, viên chức, đào tạo, tuyển chọn và phát triển nhân lực của ngành hàng không dân dụng; phối hợp với Bộ giáo dục và đào tạo trong công tác đào tạo cán bộ cho ngành hàng không dân dụng
11.Quản lý tài sản, đất đai do Nhà nước giao.
12.Quản lý đầu tư và xây dựng các công trình hàng không dân dụng theo phân cấp quản lý của Chính phủ.
13.Tổ chức kiểm tra, thanh tra giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý các vi phạm trong hoạt động hàng không dân dụng theo quy định của pháp luật.
2.Cơ cấu tổ chức:
Cơ cấu tổ chức của Cục hàng không dân dụng Việt Nam bao gồm 3 khối:
Khối cơ quan Cục
Khối các doanh nghiệp Nhà nước hoạt động công ích.
Khối các đơn vị sự nghiệp.
2.1.Khối cơ quan Cục:
Khối cơ quan Cục bao gồm các Ban, phòng và các văn phòng (gọi chung là các cơ quan chức năng) đóng vai trò là cơ quan tham mưu, giúp việc cho Cục trưởng thực hiện công tác quản lý Nhà nước chuyên ngành Hàng không dân dụng. các cơ quan chức năng này được phân công theo từng lĩnh vực cụ thể trong hoạt động quản lý Nhà nước.
Cơ cấu tổ chức của khối cơ quan Cục bao gồm:
Văn phòng.
Ban Kế hoạch - Đầu tư
Ban Tài chính
Ban Tổ chức Cán bộ – Lao động.
Ban Không tải – Không vận.
Ban An toàn hàng không.
Ban An ninh hàng không.
Ban Khoa học – Công nghệ.
Thanh tra Cục.
Phòng pháp chế.
2.2 Khối các doanh nghiệp Nhà nước hoạt động...

 

Các chủ đề có liên quan khác

Top